Điều kiện để vận chuyển Vaccine ngừa Covid-19

Việc triển khai chiến dịch tiêm chủng hàng loạt vắc-xin ngừa COVID-19 đã đặt ra yêu cầu về chuỗi cung ứng lạnh trên toàn cầu, vì vắc-xin BNT162b2 của Pfizer phải được bảo quản ở nhiệt độ khoảng -70 độ C, còn vắc-xin MRNA-1273 của Moderna phải được bảo ở khoảng -20 độ C.

Chuỗi cung ứng lạnh

Vắc-xin Pfizer (của Mỹ – Đức) phải được bảo quản ở khoảng -70 độ C. Trong khi các vắc-xin khác như Moderna (của Mỹ) và AstraZeneca (của Anh – Thụy Điển) không cần bảo quản lạnh sâu đến thế

Ở Mỹ và Canada, hầu hết các lô vắc-xin đều đang được vận chuyển bằng đường bộ và đường hàng không từ địa điểm sản xuất ở Kalamazoo (bang Michigan) và trung tâm phân phối Pleasant Prairie (bang Wisconsin).

Tùy vào khoảng cách, chuỗi cung ứng có thể bao gồm một hoặc nhiều điểm dừng tại các cơ sở lưu trữ trung gian.

Để duy trì nhiệt độ cực thấp, các công ty vận chuyển phải sử dụng tủ lạnh sâu -80 độ C (ULT), đặt trong các container được kiểm soát nhiệt chặt chẽ.

Cả hai thiết bị lưu trữ trên đều có bộ phận cảm biến nhiệt, và bộ ghi dữ liệu giúp theo dõi mọi biến động nhiệt độ ngoài phạm vi cho phép.

Tủ đông ULT cung cấp khả năng bảo quản lâu dài ở nhiệt độ chính xác. Nhược điểm là chúng rất tốn điện, tương đương với lượng điện tiêu thụ bởi một hộ gia đình, đồng nghĩa với việc chi phí vận hành sẽ cao hơn. Kích thước lớn cũng có thể là một vấn đề.

Trong khi đó, hộp trữ lạnh có kích thước nhỏ hơn, có thể vận chuyển dễ dàng hơn. Mỗi hộp trữ lạnh có sức chứa 195 lọ (tương đương gần 1.000 liều vắc-xin). Đơn vị vận chuyển có thể sử dụng đá khô để duy trì nhiệt độ cự thấp. Tuy nhiên, hộp lưu trữ cũng có nhiều hạn chế, là không được mở quá 2 lần/ngày trong tối đa 1 phút, và đá khô phải được thêm mới sau 5 ngày.

Rõ ràng tủ ULT có thể đảm bảo lưu trữ vắc-xin trong thời gian dài hơn, nhưng chúng không phải lúc nào cũng có sẵn, đặc biệt là ở các cơ sở y tế công cộng nhỏ.

Ví dụ, ở California, số lượng cơ sở y tế có tủ ULT rất hạn chế.

Do sự khan hiếm của tủ ULT trong các giai đoạn cuối cùng của chuỗi cung ứng vắc-xin, nên thùng lạnh được sử dụng phổ biến hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng thùng lạnh, thời gian trở thành yếu tố đặc biệt quan trọng.

Khi ấy, vắc-xin phải nhanh chóng được đưa vào sử dụng để không ảnh hưởng đến hoạt lực.

Đồ họa: Aljazeera

Trong khi tủ đông ULT có thể bảo quản vắc-xin Pfizer’s lên đến 6 tháng, thì với thùng lạnh, thời gian bảo quản tối đa chỉ là 30 ngày.

Sau đó, lọ vắc-xin có thể được rã đông, và bảo quản trong tủ lạnh 2-8 độ C trong tối đa 5 ngày.

Một khi đã rã đông, vắc-xin không thể được cấp đông trở lại. Do đó, tổng thời gian từ khi vắc-xin Pfizer rời tủ lạnh âm sâu đến khi đưa vào sử dụng chỉ được gói gọn trong 35 ngày.

Các vắc-xin không cần tủ lạnh sâu

Hiện, các yêu cầu nghiêm ngặt về dây chuyền lạnh ULT chỉ được áp dụng duy nhất đối với vắc-xin Pfizer.

Với vắc-xin của Moderna’s, nhiệt độ bảo quản là khoảng -20 độ C, có thể được duy trì ở 2-8 độ C trong 30 ngày, và ở nhiệt độ phòng trong tối đa 12 giờ.

Về chiến lược phân phối, vắc-xin của Moderna được đánh giá là phù hợp với khu vực nông thôn – những nơi không có khả năng lưu trữ vắc-xin ở nhiệt độ lạnh âm sâu như yêu cầu của Pfizer.

Vắc-xin AZD1222 của AstraZeneca có thể được lưu trữ, vận chuyển và xử lý ở điều kiện làm lạnh bình thường (2-8 độ C) trong ít nhất 6 tháng.

Vắc-xin NVX-CoV2373 của Novavax có thể được phân phối dưới dạng công thức lỏng, không đông lạnh từ 2-8 độ C.

Vắc-xin Ad26.COV2.S của Janssen (J&J) dự kiến sẽ ổn định trong hai năm ở -20 độ C và trong hơn 3 tháng trong phạm vi 2-8 độ C.

 

Theo Lab Magazine

Cách Virus SAR-CoV-2 đang tồn tại như thế nào?

Giống như mọi virus khác, virus SARS-CoV-2 chỉ có một mục tiêu duy nhất: đó là sinh tồn.

Với virus SARS-CoV-2, cách tốt nhất để chúng kéo dài sự sống chính là tiến hóa. Để làm được vậy, virus phải học cách cân bằng. Nếu virus quá nguy hiểm, nó sẽ khiến vật chủ tử vong trước khi tìm ra một vật chủ khác.

Do đó, mánh khóe của virus chính là trở nên dễ lây lan hơn nhưng ít nguy hiểm hơn bởi điều đó cho phép chúng lan rộng và tồn tại lâu hơn.

Ảnh minh họa: Ash Mills

Chúng ta có lẽ không bao giờ biết chính xác biến thể ở Anh đã sinh ra như thế nào nhưng dường như là trong khoảng 6 tháng đại dịch, virus SARS-CoV-2 đã tìm được một cơ thể hoàn hảo để tạo nên sự chuyển biến này.

Từ một ca mắc đơn lẻ, một thể mới của virus SARS-CoV-2 đã ra đời và nhanh chóng vạch ra một con đường chết chóc trên toàn thế giới.

Bước chuyển biến thay đổi đại dịch

Vào cuối năm 2020, các chuyên gia y tế Anh ngày càng lo ngại về làn sóng Covid-19 thứ hai hoành hành ở quốc gia này. Hồi tháng 9, họ nhận thấy virus SARS-CoV-2 đang lây lan với tỷ lệ nhanh hơn. Đặc biệt khi mùa đông dần tới, số ca mắc ngày một tăng lên.

“Đất nước hiện đối mặt với một bước ngoặt trong việc phản ứng với đại dịch và hiện nay mọi người đều góp phần quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, cũng như bảo vệ mạng sống của chúng ta”, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cảnh báo vào thời điểm đó.

Câu trả lời cho sự gia tăng số ca mắc Covid-19 là một biến thể mới của SARS-CoV-2 đã xuất hiện. Chỉ trong một vài tháng, nó đã lây lan khắp nước Anh.

 

Biến thể B117 được phát hiện lần đầu tiên ở hạt Kent vào tháng 9/2020 nhưng phải tới ngày 14/12, chính phủ Anh mới xác nhận sự tồn tại của biến thể này. Trong khoảng thời gian đó, biến thể mới đã lan rộng với tỷ lệ đáng lo ngại, gây ra sự tăng vọt số ca mắc ở đông nam England và London.

Các nhà chức trách Anh cảnh báo biến thể mới tăng 70% khả năng lây nhiễm. Những nghiên cứu chi tiết hơn thì cho thấy, biến thể này tăng từ 36 – 71% khả năng lây nhiễm dù xuất hiện ở bất kỳ đâu so với chủng virus ban đầu ở Vũ Hán.

Dù theo cách nào, biến thể B117 thực sự đã thay đổi tình hình đại dịch Covid-19 ở Anh. Chỉ 1 tháng sau, biến thể này đã lây lan ra toàn cầu và tới nay, nó đã hiện diện ở khoảng 80 quốc gia trên thế giới.

Từ một bệnh nhân đến toàn thế giới?

Hoàn cảnh cụ thể dẫn đến sự ra đời của biến thể mới Anh có lẽ mãi là một bí ẩn. Tuy nhiên, hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý rằng có lẽ nó đã tiến hóa trong cơ thể của 1 bệnh nhân mắc Covid-19 trong khoảng thời gian lâu hơn thời gian ủ bệnh trung bình là 14 ngày.

Theo nhà virus học Kirsty Short thuộc Đại học Queensland, bệnh nhân này có thể đã mắc Covid-19 trong thời gian dài.

“Có lẽ đây là một bệnh nhân thiếu khả năng đề kháng”, chuyên gia này cho hay.

Lấy ví dụ về virus cúm, bác sĩ Short cho biết: “Những người nhiễm virus cúm trong nhiều tháng có thể tạo ra nhiều biến thể virus hơn một người nhiễm bệnh nặng trong thời gian ngắn”.

“Vì thế, hãy tưởng tượng rằng virus biến chủng một lần mỗi khi chúng sao chép. Nếu virus trong 1 bệnh nhân tự nhân lên 500 lần, sẽ có nhiều đột biến hơn một bệnh nhân mà virus tồn tại trong họ chỉ nhân lên 5 lần”.

Dù vậy, các nhà khoa học đã xác định được ngay từ đầu rằng virus SARS-CoV-2 biến chủng chậm hơn nhiều so với virus cúm và HIV.

Một nghiên cứu ước tính virus SARS-CoV-2 tạo ra khoảng từ 1 – 2 đột biến/tháng. Thế nhưng, biến thể ở Anh lại không như vậy. Nó có 23 đột biến so với chủng virus ban đầu được phát hiện ở Vũ Hán với 17 đột biến trong số đó dường như gần đây mới xuất hiện.

Biến thể khiến các nhà khoa học sửng sốt

Damian Purcell đã trải qua “bất ngờ lớn” khi dữ liệu giải mã gen của virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu trong phòng thí nghiệm của ông ở Melbourne vào cuối năm 2020.

Người đứng đầu phòng thí nghiệm virus học phân tử tại Viện Các bệnh truyền nhiễm Pter Doherty ở Melbourne khi đó đang xem xét những thông tin chi tiết về biến thể mới ở Anh.

“Chúng tôi thực sự ngạc nhiên. Chúng tôi đã xem xét điều này và phải thốt lên rằng: ‘Hãy nhìn xem, có bao nhiêu đột biến mà virus đã tạo ra, hãy nhìn xem ở nơi chúng được tạo ra, có quá nhiều đột biến ở protein gai”, ông Damian Purcell cho biết.

Protein gai là bộ phận ở mặt ngoài của virus giúp chúng liên kết với các thụ thể trong cơ thể của chúng ta và lây nhiễm virus sang chúng ta. Nó giống như một chiếc chìa khóa để virus mở cửa và xâm nhập vào cơ thể con người.

“Đó là protein mà chúng tôi quan tâm nhất khi cân nhắc đến hiệu quả của các loại vaccine mà chúng ta đang thử nghiệm”, giáo sư Purcell cho hay.

Biến thể ở Anh không phải trường hợp biến chủng đầu tiên của SARS-CoV-2. Có hàng nghìn phiên bản khác nhau của virus này trên thế giới hiện nay nhưng thường thì các biến thể không gây ảnh hưởng lớn và nhiều biến thể sẽ nhanh chóng biến mất.

Tuy nhiên, hiện nay, virus đã đạt được bước đột phá trong quá trình tiến hóa của nó. Một số biến thể của virus đã tìm được cách để lây nhiễm sang nhiều vật chủ hơn và dần vượt trội so với các chủng khác.

Trong khi hầu hết thế giới tập trung vào biến thể ở Anh thì các chuyên gia khác đang theo dõi chặt chẽ một biến thể mới được phát hiện ở California, Mỹ.

Nếu nói về một đột biến khiến các nhà khoa học lo sợ nhất hiện nay thì đó chính là E484K bởi nó có khả năng thoát khỏi các kháng thể sinh ra từ miễn dịch tự nhiên hoặc thông qua tiêm vaccine.

E484K khiến hệ miễn dịch gặp khó khăn khi đối phó với virus SARS-CoV-2, thậm chí cả khi cơ thể dường như đã “học” được cách để chống lại virus từ việc tiêm vaccine.

Điều khiến các chuyên gia lo ngại là sự xuất hiện của các biến thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển các loại vaccine ngừa Covid-19 hiện nay như thế nào?

Đầu tháng này, Nam Phi đã dừng việc phân bổ vaccine Covid-19 của AstraZeneca sau khi một nghiên cứu cho thấy vaccine này chỉ cung cấp được sự bảo vệ tối thiểu với những ca nhiễm biến thể mới ở mức vừa và nhẹ.

Theo chuyên gia Larisa Labzin từ Viện Sinh học Phân tử tại Đại học Queensland, một vaccine Covid-19 hoàn hảo sẽ không bao giờ tồn tại.

Ánh sáng cuối đường hầm

Sự xuất hiện của các biến thể mới cho thấy mối đe dọa từ đại dịch Covid-19 vẫn chưa dừng lai, thậm chí ngay cả khi việc tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 đã diễn ra ở một số nước.

Thay vào đó, theo các chuyên gia y tế công cộng, các biện pháp như đeo khẩu trang, duy trì giãn cách xã hội, rửa tay và tránh tụ tập đông người vẫn là những công cụ cần thiết hơn bao giờ hết để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Dù vậy, giáo sư Purcell tin rằng cách an toàn nhất để chúng ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ này là vaccine sẽ được phân phối toàn thế giới.

“Chúng ta phải chặn đứng cơ hội virus tạo ra những đột biến nguy hiểm có thể phá vỡ hệ miễn dịch do vaccine tạo ra. Vì thế, càng nhiều người được tiêm vaccine và chúng ta có thể tiêm vacicne càng sớm thì tình hình càng khả quan hơn”, chuyên gia này cho hay.

Cách nhận biết và xử lý dị ứng mỹ phẩm

Người có làn da nhạy cảm cần đặc biệt chú trọng các thành phần của mỹ phẩm mỹ phẩm để tránh kích ứng da.

Da nhạy cảm là tình trạng da bị ngứa, châm chích, nóng rát, đỏ, căng sau khi tiếp xúc với các sản phẩm chăm sóc da, thức ăn, bụi bẩn hoặc yếu tố khác từ môi trường.

Không phải ai cũng sở hữu làn da nhạy cảm ngay từ khi sinh ra. Khi “hydrolipidic” – hàng rào ngăn chặn vi khuẩn có hại hoặc tác nhân kích thích tới lớp biểu bì bên trong yếu đi, da sẽ dễ bị tổn thương trước những thay đổi nhỏ như nhiệt độ, độ ẩm hoặc sản phẩm chứa thành phần lạ.

Da nhạy cảm dễ chịu tổn thương từ tác động bên ngoài.

Những làn da nhạy cảm luôn cần chế độ chăm sóc đặc biệt. Không phải cứ mỹ phẩm đắt giá hay dán mác “dành cho da nhạy cảm” là hiệu quả. Nguyên tắc “bất di bất dịch” với mỹ phẩm dành cho da nhạy cảm là không được có bất kỳ thành phần gây kích ứng nào cho da.

Trong những thành phần gây kích ứng, paraben, SLS (chất tạo bọt) và xà phòng là những cái tên cần chú ý hơn cả.

Trong đó, paraben là chất bảo quản, dùng để ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn và hạn chế phân huỷ của các thành phần trong mỹ phẩm. Methylparaben (một trong 3 dạng phổ biến của paraben) khi thoa lên da có thể phản ứng với tia UVB trong ánh nắng mặt trời, khiến da suy giảm sức đề kháng và dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài.

Đọc kỹ thành phần giúp bạn chọn được loại mỹ phẩm an toàn.

SLS – chất tạo bọt có phân tử rất nhỏ, có thể vượt qua màng tế bào da một cách dễ dàng. Khi các tế bào bị ảnh hưởng, chúng dễ tổn thương trước hóa chất khác. Đó là lý do dù được khuyến cáo sử dụng trong nồng độ cho phép, SLS vẫn có tính chất kích ứng da, bào mòn các chất béo và protein trong da, làm da yếu đi nếu sử dụng lâu dài.

Cuối cùng, xà phòng chứa dung dịch kiềm (còn gọi là xút) có thể kích thích làm khô da, khiến da dễ bị dị ứng.

 

Khoai lang có thể làm tăng tình trạng táo bón nếu ăn không đúng cách, hãy cẩn thận!

Bài viết được chia sẻ bởi Bác sĩ Lý Đình, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Công đoàn Bắc Kinh.

Theo Đông Y, khoai lang có tính bình, ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, có thể chưa được nhiều bệnh như vàng da, viêm tuyết vú… Đặc biệt, ăn khoai lang có thể giúp giảm cân, chống viêm, nhuận tràng… Thế nhưng, nếu ăn khoai lang không đúng cách có thể gây phản tác dụng, gây hại cho cơ thể.

1 – Khoai lang cần được nấu chín

Khoai lang sống rất khó để cơ thể tiêu hoá và hấp thụ tinh bột trong nó. Ăn khoai lang sống có thể gây đầy bụng, tiêu chảy và thậm chí nôn mửa. Mặc dù là món ăn ngon, nhưng cần ăn đúng cách mới khai thác được các mặt tốt của loại thực phẩm này.

2 – Cần lột vỏ khi ăn khoai lang chín

Vỏ khoai lang không tốt cho hệ tiêu hoá. Vỏ khoai chứa rất nhiều thành phần kiềm nên có thể làm tình trạng táo bón trở nên nặng hơn. Ngoài ra, nếu vỏ có nốt sần, đốm đen… thì có thể gây ngộ độc. Tốt nhất là gọt bỏ phần này khi ăn khoai lang.

3 – Không ăn khoai lang trước khi ngủ

Ăn khoai lang vào buổi tối sẽ dễ khiến bạn thấy khó chịu vì nó làm đầy bụng, ợ hơi do quá trình trao đổi chất vào ban đêm của cơ thể sẽ giảm đi. Bên cạnh đó, lượng tinh bột và chất kiềm trong khoai lang sẽ khó để tiêu hoá hết vào khoảng thời gian này, vì vậy chỉ nên ăn trước 8h tối thôi nhé.

4 – Không ăn khoai lang có đốm đen

Khoai lang khi đã xuất hiện các đốm đen thì tốt nhất nên vứt bỏ đi, chứ không chỉ cắt bỏ phần đen (phần hà) rồi luộc phần còn lại. Các đốm đen là biểu hiện của việc khoai đã bị nhiễm khuẩn vằn đen, rất hại cho gan. Loại độc tố này vẫn sẽ tồn tại dù bạn đã luộc khoai trong nước sôi hay đã nướng kỹ.

5 – Khoai lang không dành cho người bị thận

Người bị bệnh thận sẽ dễ gặp phải các vấn đề sức khoẻ khi ăn khoai lang, dù khẩu phần ít, bởi loại củ này chứa kali. Khả năng lọc của thận bị yếu sẽ không lọc được kali, điều này gây ra các phản ứng như: rối loạn nhịp tim, khó thở.

6 – Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn khoai lang

Khoai lang chứa lượng lớn tinh bột và đường trong thành phần, điều này không phù hợp với người có lượng đường huyết máu cao.

Phải gặp bác sĩ ngay nếu phát hiện được 5 dấu hiệu nguy hiểm trên

Lo sợ bị lây nhiễm Covid-19, nhiều người không dám đến bệnh viện để khám bệnh. Có một số dấu hiệu bệnh bạn không nên bỏ qua. Nếu bạn phát hiện bệnh sớm hơn, thì cơ hội khỏi bệnh càng cao

Đã có sự sụt giảm đáng kể lượng bệnh nhân đến khám tại bệnh viện trong năm qua. Tiến sĩ Deborah Lee, một bác sĩ ở Anh, khuyên: “Có một số dấu hiệu bệnh bạn không nên bỏ qua. Nếu bạn phát hiện bệnh sớm hơn, thì cơ hội khỏi bệnh càng cao”.

Dưới đây là danh sách 5 dấu hiệu nguy hiểm cần đến chuyên gia y tế, hãy xem liệu bạn hay người thân có mắc phải không, theo Eat This, Not That!

1. Đi gặp bác sĩ ngay nếu bạn gặp khó khăn khi thở

Bác sĩ Leann Poston cho biết: “Nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể gây ra các vấn đề về hô hấp bao gồm hen suyễn, phản ứng dị ứng nghiêm trọng, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh tim và cục máu đông ở phổi. Nếu bạn bị khó thở, đặc biệt là khi nghỉ ngơi, hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của tình trạng thiếu ô xy, ngón tay hoặc môi bị xanh, hãy gọi cấp cứu”.

Nên nhớ, khó thở cũng có thể cho thấy bạn bị nhiễm Covid-19.

2. Bị nôn hoặc ho ra một lượng máu lớn

Tiến sĩ Poston nói: “Một lượng lớn máu, không phải là một vệt hoặc vệt trong chất nhầy hoặc mũi có máu, có thể là do vết loét chảy máu, tổn thương mạch máu hoặc nhiễm trùng phổi nặng. Hãy gọi trợ giúp khẩn cấp, đặc biệt là nếu bạn bị chóng mặt khi đứng hoặc có các triệu chứng hoặc dấu hiệu sốc”, theo Eat This, Not That!

3. Có một khối u vú

Nếu bạn cảm thấy bất kỳ điều gì bất thường hoặc nhận thấy bất kỳ thay đổi nào ở ngực, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn

“Một khối ung thư vú có thể cảm thấy cứng và thường có hình dạng bất thường. Nó thường không gây đau đớn, nhưng cơn đau không có nghĩa là nó không phải là ung thư vú”, Crystal Fancher, bác sĩ phẫu thuật ung thư vú tại Trung tâm vú Margie Petersen cho biết.

Theo bác sĩ Fancher, không thể chẩn đoán ung thư vú chỉ bằng cách chạm vào. Vì vậy nếu bạn cảm thấy bất kỳ điều gì bất thường hoặc nhận thấy bất kỳ thay đổi nào ở ngực, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.

4. Bị đau mạn sườn đột ngột

“Đau mạn sườn đột ngột (khu vực ngay dưới mặt sau của khung xương sườn) có thể cho thấy một viên sỏi thận đang di chuyển. Loại đau này thường là chuột rút hoặc đau nhói và có thể tăng lên rồi giảm xuống”, S. Adam Ramin, bác sĩ phẫu thuật tiết niệu và là giám đốc y tế của Urology Cancer Specialists cho biết.

Bác sĩ Ramin cho biết thêm: “Nó cũng có thể tỏa ra từ phía sau ra phía trước của bụng cho đến tận háng. Cơn đau đi kèm với buồn nôn, nôn mửa cũng như tiểu ra máu”.

5. Cảm thấy bìu có thay đổi

“Khuyến khích nam giới tự kiểm tra tinh hoàn hằng tháng là cách tốt nhất để tìm ra các triệu chứng không đau như sự thay đổi kích thước của một bên tinh hoàn, một vết sưng hoặc cục u không đau hoặc tụ dịch xung quanh bìu”, tiến sĩ Ramin nói.

Tiến sĩ Ramin nói thêm: “Các triệu chứng khác bao gồm đau bụng, đau lưng và ho. Khi đối mặt với bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy nhờ người nhà hoặc bạn bè kiểm tra kỹ các cục u và sau đó hãy đi gặp bác sĩ”, theo Eat This, Not That!

 

Top căn bệnh phổ biến nhất toàn cầu năm vừa qua

Ung thư vú ở phụ nữ là loại ung thư được chẩn đoán phổ biến nhất thế giới trong năm 2020, theo báo cáo mới đây của Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế và Hiệp hội Ung thư Mỹ.

Phụ nữ nên thường xuyên kiểm tra vú để sớm phát hiện ung thư

Cụ thể, trong báo cáo mang tên “Global Cancer Statistics 2020” (tạm dịch: “Thống kê ung thư toàn cầu năm 2020”), năm vừa qua toàn thế giới có 19,3 triệu ca ung thư mới, trong đó bệnh ung thư vú ở phụ nữ chiếm 2,3 triệu ca, tương đương 12%.

Đây là lần đầu tiên, một loại bệnh không phải ung thư phổi, trở thành loại ung thư phổ biến nhất toàn cầu. Vào năm 2019, ước tính có 1,8 triệu người mắc ung thư phổi, chiếm 18% tổng số ca, trong khi đó, ung thư vú ở nữ xếp thứ tư với tỷ lệ 7%.

Đại diện nhóm tác giả của báo cáo cho biết: “Nguyên nhân khiến tỷ lệ ung thư vú ở nữ tăng cao phần lớn là do những thay đổi mạnh mẽ trong lối sống và môi trường sống dẫn đến các yếu tố gây ra căn bệnh này như tình trạng ít vận động, thừa cân, uống rượu bia, hoãn sinh, sinh ít, không sinh con hay ít cho con bú bằng sữa mẹ ngày càng phổ biến hơn”.

Cũng theo báo cáo, nhóm nghiên cứu ước tính sẽ có 28,4 triệu trường hợp mắc ung thư mới trên toàn thế giới vào năm 2040, tăng 47% so với năm 2020, bởi tình trạng đô thị hóa, già hóa và tăng trưởng quá nhanh của dân số… đang khiến các yếu tố gây ra bệnh ung thư đe dọa nhiều hơn đến mọi người.

7 biểu hiện cho thấy cơ thể đang thiếu kẽm

Rụng tóc: Đây là một trong những biểu hiện thường thấy nhất khi cơ thể thiếu kẽm, theo Prevention. Kẽm là khoáng chất cần thiết cho sự nhân lên của tế bào và hấp thụ protein, đây là cơ sở quan trọng để sở hữu mái tóc dày, bóng mượt.

Móng giòn, dễ gãy và có vệt trắng: Những vệt trắng thường thấy trên móng tay còn được gọi là vạch Beau, điều này có thể đang cảnh báo rằng cơ thể của bạn đang thiếu kẽm. Cơ thể cần một lượng kẽm ổn định để phát triển mô và tế bào ở móng. Khi bị thiếu hụt, các vấn đề về móng như móng giòn, dễ gãy, mọc chậm… có thể xảy ra và làm xuất hiện những đốm trắng.

Răng ố vàng, không sáng: Kẽm là yếu tố quan trọng và hiện diện tự nhiên trong mảng bám, nước bọt và men răng. Nếu thiếu hụt kẽm, hàm răng sẽ không trắng sáng, không bóng, dễ bị mẻ và yếu. Lúc đó, bạn có thể cũng trở nên nhạy cảm với mùi hơn, vị giác thay đổi, dễ bị viêm nướu…

Loét miệng: Việc tái phát loét miệng nhiều lần có thể vì bạn đã thiếu kẽm trong chế độ ăn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ loét miệng tăng cao khi lượng kẽm trong cơ thể thấp.

Xương yếu: Kẽm là khoáng chất quan trọng đối với sự phát triển và hình thành xương, bên cạnh Canxi. Kẽm giúp tế bào tăng trưởng và phát triển, giúp tái tạo collagen để giúp xương khoẻ mạnh.

Mụn và những vấn đề da: Cơ thể thiếu kẽm có thể gây ra mụn trứng cá và một số vấn đề về da như: vảy do mụn không liền hoặc lâu lành vì kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương. Một số phương pháp điều trị mụn trứng cá có thể chứa kẽm.

Thị lực kém: Nồng độ kẽm trong mắt, đặc biệt trong võng mạc rất cao. Kẽm giúp chuyển vitamin A từ gan đến võng mạc, tạo ra các sắc tố bảo vệ trong mắt. Nếu thiếu kẽm, thị lực có thể kém đi và mờ dần.

4 loại thực phẩm vô cùng quen thuộc gây ảnh hưởng đến chức năng Gan nhưng ít ai ngờ đến

Mỗi loại thực phẩm khi được nạp vào cơ thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến từng bộ phận trong cơ thể, trong đó có Gan. Nếu thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm không tốt, đặc biệt 4 loại dưới đây, thì bạn đang vô tình gây ra những tác động xấu đến Gan, hãy sớm đề phòng ngay nhé!

1 – Thực phẩm bị mốc

Thực phẩm để lâu hoặc không được bảo quản đúng cách thường dễ sinh nấm mốc, một chất cực kỳ không tốt cho Gan nếu được tích tụ liên tục trong thời gian dài. Nấm mốc thường chứa aflatoxin và mang độc tố – những chất không dễ dàng để đào thải ra ngoài.

Vậy nên lưu ý sử dụng thực phẩm đúng thời hạn được quy định và bảo quản theo đúng hướng dẫn sử dụng. Kiểm tra kỹ thực phẩm trước khi ăn để tránh ăn phải phần mốc.

2 – Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn sẽ tạo ra một lượng calo lớn cho cơ thể, điều này góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ mỡ và ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển chất béo của gan, khiến chức năng gan dễ bị rối loạn.

Thực phẩm chế biến sẵn xuất hiện rất nhiều trong đời sống thường ngày như mì ăn liền, đồ hộp… Việc sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm này chính là đang làm Gan “xuống cấp” mỗi ngày.

3 – Tôm, cá chưa được nấu chín

Bản thân tôm, cá đã chứa rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng và nếu ăn phải các loại thực phẩm chưa được nấu chín, bạn có thể đã vô tình đưa chúng vào trong cơ thể mình. Việc này có thể dẫn đến tiêu chảy, nôn mửa và đặc biệt ảnh hưởng đến gan, khiến chúng phải làm việc “cật lực” để đào thải độc tố, cũng như chịu đựng sự xâm nhập của những “vị khách tiêu cực” này.

Vậy nên hãy nhớ lựa chọn thực phẩm thật kỹ và sơ chế đúng cách, ăn sôi nấu chín để đảm bảo sức khoẻ của chính mình.

4 – Thức ăn thừa qua đêm

Ăn thức ăn thừa không phải là điều xấu, nhưng ăn thức ăn thừa không được bảo quản đúng cách, đã để ngoài không khí hơn 8 tiếng ở nhiệt độ phòng thì không tốt cho cơ thể chút nào, đặc biệt cho Gan. Trong không khí có rất nhiều vi khuẩn, bụi bặm… việc để thực phẩm bên ngoài không khí trong thời gian dài có thể khiến nó chịu sự tấn công của hàng loạt vi sinh vật khác nhau và bản thân thực phẩm cũng dễ sinh sôi ra nhiều chất gây hại.

Vậy nên, hãy xác định rõ loại thực phẩm này có để qua đêm được không. Nếu có, hãy bảo quản thật cẩn thận ở nơi đủ điều kiện.

Liệu Vitamin C và Kẽm có tác dụng với người nhiễm nCoV không?

Vitamin C và kẽm được dùng phổ biến trong điều trị cảm lạnh và cúm, song không có nhiều tác dụng với người nhiễm nCoV.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa JAMA Network Open ngày 12/2. Phó giáo sư, tiến sĩ Erin Michos của Đại học John Hopkins, tác giả công trình phát biểu: “Đáng tiếc là vitamin C và kẽm không có nhiều lợi ích với Covid-19 như nhiều người kỳ vọng”.

Thử nghiệm lâm sàng được tiến hành trên ba nhóm, với 214 người trưởng thành nhiễm nCoV. Nhóm thứ nhất được bổ sung vitamin C, nhóm thứ hai được bổ sung kẽm, nhóm thứ ba được bổ sung cả hai chất trên. Nhóm đối chứng thứ tư không sử dụng các chất này mà chỉ điều trị tiêu chuẩn (nghỉ ngơi, bù dịch, hạ sốt).

“Liều cao kẽm, vitamin C hoặc cả hai, đều không làm giảm các triệu chứng nCoV”, Tiến sĩ Milind Desai, chuyên gia tim mạch của Cleveland Clinic, đồng tác giả nghiên cứu, kết luận.

Dùng liều cao vitamin C và kẽm cũng gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Michos cho biết: “Các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy và co thắt dạ dày được báo cáo nhiều hơn ở nhóm sử dụng chất bổ sung so với nhóm điều trị tiêu chuẩn”.

Nhiều người Mỹ thường dùng vitamin C và kẽm như một biện pháp điều trị hỗ trợ cảm lạnh, cúm do virus. Đây là chất chống oxy hóa và đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch. Chưa được chứng minh là giúp ngăn ngừa bệnh tật, nghiên cứu khác đã chỉ ra vitamin C làm giảm 8% các trường hợp cảm lạnh ở người lớn và 14% ở trẻ em.

Nhiều phân tích cho biết kẽm giúp tế bào của cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng. Mặt khác, thiếu kẽm làm tăng các cytokine tiền viêm và giảm sản xuất kháng thể – một yếu tố quan trọng của quá trình miễn dịch.

Thực phẩm chứa vitamin C và kẽm. Ảnh: Shutterstock

 

Sử dụng quá liều kẽm và vitamin C gây ra nhiều tác dụng phụ. Theo Viện Sức Khỏe Quốc gia Mỹ, dùng vitamin C sau khi các triệu chứng cảm lạnh xuất hiện không mang lại nhiều tác dụng.

Dùng hơn 2.000 mg vitamin C mỗi ngày dẫn tới ợ hơi, ợ nóng, co thắt dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau đầu. Lượng vitamin C được khuyến nghị trung bình hàng ngày là 75 mg đối với phụ nữ và 90 mg đối với nam giới trưởng thành.

Dùng trên 40 mg kẽm một ngày có thể gây khô miệng, buồn nôn, chán ăn và tiêu chảy, ngoài ra còn tạo vị kim loại khó chịu khi ăn.

Theo Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ, dùng kẽm lâu dài làm giảm lượng đồng trong máu, giảm khả năng miễn dịch và giảm HDL-cholesterol (một loại cholesterol có lợi cho sức khỏe). Năm 2009, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo không nên sử dụng thuốc xịt mũi chứa kẽm vì chúng có liên quan đến hơn 100 trường hợp mất khứu giác.

Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu vai trò của vitamin và các chất bổ sung khác trong điều trị Covid-19. Một số thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đang được tiến hành nhằm xác định vai trò của vitamin D. Ngoài hỗ trợ phát triển xương khỏe mạnh, vitamin D còn có đặc tính chống viêm.

Các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc đang nghiên cứu hiệu quả của liệu pháp tiêm vitamin C đường tĩnh mạch trong điều trị hỗ trợ những bệnh nhân suy hô hấp nặng phải thở máy. Nhiều công trình khoa học đang được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của các chất bổ sung như vitamin C, vitamin D và kẽm trong việc phòng ngừa Covid-19. Tuy nhiên, với nghiên cứu mới được công bố này, việc sử dụng vitamin C và kẽm để rút ngắn thời gian nhiễm nCoV dường như không có giá trị.

 

 (Theo CNN)

Tràn dịch khớp gối có thể điều trị dứt điểm không?

1) Tràn dịch khớp gối là gì?

Chúng ta đã biết, các ổ khớp gối luôn chứa một lượng nhỏ chất dịch làm nhiệm vụ giảm ma sát, bôi trơn, cung cp dinh dưỡng cho sụn khớp giúp các khớp chuyển động nhịp nhàng, linh hoạt. Chất dịch đó còn được gọi là dịch khớp gối.  Khi lượng dịch này gia tăng quá mức cho phép, sẽ gây ra dư thừa và tích tụ lại xung quanh vùng  khớp gối dẫn đến đau nhc, sưng tấy gọi là tràn dịch khớp gối.

 

Gặp phải tình trạng này, chúng ta rất bị hạn chế trong vận đng và đi li, để lâu có thể dẫn đến hỏng khớp gối hoàn toàn. Vậy thì nguyên nhân do đâu?

2) Nguyên nhân tràn dịch khớp gối

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dịch khớp gối gia tăng quá mc, nhưng chủ yếu do ảnh hưởng trực tiếp từ chấn thương, biến chứng của bệnh khác hoặc do vận động quá sức.

– Chấn thương

– Vận động quá mức

– Nhiễm khuẩn khớp

– Thừa cân béo phì

– Các bệnh về khớp: viêm khớp gối, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, rối loạn đông máu, viêm bao hoạt dịch khớp gối

3) Phương pháp để phát hiện tràn dịch khớp gối

Các cách để phát hiện mình đang gặp phải tình trạng tràn dịch khớp gối không khó để nhận biết. Một số dấu hiệu người bệnh có thể dễ nhận ra như: Đau nhức khớp gối, cơn đau xuất hiện bất chợt không theo quy luật trong một thời gian, sau đó biến mất. Một dấu hiệu khác là sưng đỏ khớp gối hoặc gặp khó khăn trong gập gối, duỗi thẳng, vận động, di chuyển. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác: tê chân, cứng khớp, mất cảm giác chân…

Bên cạnh đó, một số xét nghiệm cũng giúp nhận diện mức độ bệnh chính xác hơn.

Chụp X- Quang: phương pháp này dùng để phát hiện  gãy xương, trật khớp, thoái hóa khớp hoặc bệnh lý u xương

Chụp MRI: phương pháp dùng để phát hiện những bất thường về xương, các phần vùng khớp bao gồm gân, dây chằng, sụn khớp.

Chọc hút dịch khớp gối: cách giúp xác định bản chất dịch trong khớp, chẩn đoán nguyên nhân bệnh

Đồng thời,  chúng ta cũng nên hoạt động vừa sức, tập luyện thể dục, duy trì cân nặng và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh và các bệnh xương khớp nói chung

4) Tràn dịch khớp gối có thể điều trị dứt điểm không

Đây là bnh không khó để chữa trị. Tuy nhiên người gặp phải tràn dịch khớp gối nếu không phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác, xử lý kịp thời sẽ để lại hậu quả khôn lường.

giai đoạn nhẹ, bệnh làm hạn chế khả năng vn đng. Giai đoạn nặng hơn, bệnh có thể gây ra xơ cứng khớp, dính khớp, dẫn đến phá hủy khớp do chọc hút dịch khớp nhiều lần gây nhiễm trùng.Biến chứngcuối cùng và cũng nặng nề nhất mà không ai mong muốn là bại liệt hoặc tàn phế.

5) Các cách điều trị tràn dịch khớp gối hiệu quả

Đ điều trị bệnh có một số cách phổ biến:

Điều trị xâm lấn: đây là cách các bác sĩ chọc hút dịch khớp gối ra ngoài, làm giảm lượng dịch. Nhưng sau một thời gian, dịch vẫn xuất hiện nhiều trở lại.

Sử dụng thuốc: các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hoặc thuốc corticosteroids được sử dụng trong trường hợp tràn dịch khớp gối nhẹ. Thuốc kháng sinh giúp kiểm soát mức độ nhiễm trùng, viêm hoặc sưng. Thuốc  corticosteroids có tác dụng giảm đau chỉ trong thời gian ngắn.

Thay khớp gối: Đối với các trường hợp khớp gối bị hư hỏng nặng thì phải thay mới khớp gối.

Vật lý trị liệu: điều trị bằng châm cứu, chườm ngải, tia hồng ngoại giúp giảm đau và chống xơ cứng, kích thích sự trao đổi chất.

Tự chăm sóc: Người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều, nên thường xuyên chườm đá và kê chân cao sẽ giúp giảm sưng viêm, tuần hoàn máu thuận lợi.

Bất kì bệnh nào khi gặp phải đều gây ra những ảnh hưởng không tốt. Bệnh có tác động không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà còn đối với bản thân người mắc bệnh đó có thể là biến chứng về sau.

Chính vì thế, nhiệm vụ của chúng ta là cần phải quan tâm, chăm sóc bản thân nhiều hơn. Hãy bỏ túi những cách phát hiện bệnh và các giải pháp điều trị. Ngay khi có thể tự nhận biết dấu hiệu bất thường về bệnh, hãy đến gặp các chuyên gia, bác sĩ để được khám và chẩn đoán sớm. Bởi vì tràn dịch khớp gối hoàn toàn có thể chữa khỏi, hà cớ gì chúng ta không tìm hiểu trước.

Liên hệ ngay đến các Bác sĩ/ Dược sĩ uy tín để được tư vấn miễn phí về tình trạng Sức Khoẻ của mình

 

Các bài viết liên quan:

5 triệu chứng chính chẩn đoán thoái hoá khớp gối theo ACR

Những bài tập thể dục phù hợp với người đau khớp gối