10 lỗi ai cũng từng mắc phải khi rửa mặt

Dưới đây là 10 lỗi thường mắc phải trong cách rửa mặt

Chọn sữa rửa mặt không phù hợp

Một sản phẩm rửa mặt tốt có tác dụng tẩy trang đồng thời rửa sạch hoàn toàn bụi bẩn nhưng không lấy đi quá nhiều dầu tự nhiên trong da cũng như những tế bào lành. Do đó bạn hãy tìm một loại sữa rửa mặt phù hợp, có lượng chất làm sạch vừa đủ, không quá nhiều cũng không quá ít. Bởi nếu sữa rửa không đủ khả năng làm sạch, bạn sẽ phải rửa đi rửa lại nhiều lần hoặc chà mạnh để làm sạch triệt để, còn những sản phẩm chứa nhiều chất tẩy sẽ khiến da bạn đỏ do bị kích thích, làm bít lỗ chân lông và khô da.

 

Rửa mặt liên tục

Đối với hầu hết bộ phận trong cơ thể, nếu rửa sạch từ một đến hai lần trong một ngày là tốt nhưng nếu rửa nhiều hơn có thể gây kích ứng da, từ đó da sẽ sản sinh ra nhiều dầu. Do đó các chuyên gia làm đẹp khuyên, nếu trong một ngày bạn không phải vận động ra mồ hôi nhiều, không phải trang điểm hay bôi nhiều kem chống nắng thì không nên dùng chất tẩy rửa nào vào buổi tối, mà chỉ nên rửa bằng nước ấm. Hãy để cho da bạn được nghỉ ngơi sau chu kỳ tác dụng của sản phẩm bạn đã dùng trước đó.

 

Dùng nước quá lạnh hoặc nóng

Bạn thường nghĩ nước nóng làm lỗ chân lông nở ra, còn nước lạnh giúp se lỗ chân lông? Thực tế lỗ chân lông không có cơ bắp để đóng hay mở. Trong khi bạn nghĩ rằng ước nóng tốt cho da nhưng thực ra nó có thể khiến da khô hoặc tăng sinh bã nhờn. Do đó tốt nhất nên dùng nước ấm để làm sạch nhẹ nhàng mà hiệu quả.

 

Tẩy tế bào chết quá nhiều

Việc tẩy giúp lấy đi những tế bào da chết, nhưng cần phải thực hiện có điều độ. Chỉ nên tẩy tối đa 2-3 lần mỗi tuần. Khi tẩy rửa, nên dùng tay thoa nhẹ thay vì sử dụng khăn để tránh làm da bạn bị xước hoặc tổn thương.

 

Rửa không đủ

Rửa quá ít sẽ không đủ để làm sạch da, lượng chất thải và cặn bã còn tồn đọng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và khô da. Do đó tốt nhất mỗi ngày nên rửa mặt 2 lần ngay cả khi bạn vội vã ra khỏi nhà vào buổi sáng hay mệt mỏi vào ban đêm. Chú ý rửa kỹ ở các ngóc ngách xung quanh hàm, chân tóc và mũi, những vùng da này dễ bị bỏ quên.

 

Sử dụng những thành phần dễ gây kích ứng da

Mặt bạn nên tránh sử dụng những mỹ phẩn có thành phần gây kích ứng như nước hoa, chất màu, chất bảo quản tổng hợp như paraben. Xút ăn da có chứa sun phát cũng không nên sử dụng bởi có thể gây kích ứng và phản ứng dị ứng da. Do đó khi mua sữa rửa mặt, bạn cần đọc kỹ thành phần được ghi trên bao bì.

 

Dùng khăn sai cách

Khi dùng khăn, hãy chấm nhẹ lên da chứ đừng chà mạnh. Chà mạnh khiến bạn cảm thấy sạch, nhưng có thể làm da bị tổn thương. Cũng không nên lấy khăn của người khác để lau mặt, làm như thế sẽ tránh lây nhiễm vi khuẩn từ da của người khác.

 

Sử dụng kem dưỡng ẩm

Muốn giữ ẩm cho da, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm nhằm gia tăng khả năng hấp thụ. Đừng chờ tới khi da bạn hoàn toàn khô mới thoa kem bởi khi đó kem sẽ khó hấp thụ khiến bạn cảm thấy da bị nhờn và nhớp hơn.

 

Nghĩ rằng sản phẩm đắt tiền là tốt

Bạn bỏ hàng triệu ra để mua sữa rửa mặt vì nghĩ rằng “tiền nào của nấy”. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác. Lời khuyên cho bạn là hãy tìm một loại sữa hợp túi tiền, ưu tiên những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên.

 

Da dầu nên sợ dùng sản phẩm chứa dầu

Trong một thời gian dài, dầu được xem là kẻ thù của da, nhưng hiện nay quan điểm này đang dần thay đổi. Các chuyên da làm đẹp cho rằng tất cả sản phẩm rửa có chứa dầu tốt cho hầu hết loại da, ngay cả với làn da dầu hay da bị tổn thương. Nhờ công dụng “dầu hòa tan dầu” nên các sản phẩm làm sạch có thành phần dầu tự nhiên phù hợp sẽ giúp làm sạch lỗ chân lông, diệt vi khuẩn, giúp chữa lành da và cân bằng độ ẩm cho da.

Khi chọn sữa rửa mặt, hãy tìm những sản phẩm làm sạch từ dầu tự nhiên, các loại dầu thực vật. Nếu có điều kiện kinh tế, có thể dùng sản phẩm từ dầu chất lượng cao như hạnh nhân, dầu hạt mơ, dầu hạt nho, hướng dương. Cách thức rất đơn giản, bạn chỉ cần xoa lên và massage cho mặt trong vài phút, sau đó lau lại bằng khăn mềm với nước ấm cho sạch.

Cần lưu ý: Dầu dừa và dầu ôliu có thể tốt cho đa số mọi người, song một số làn da nhạy cảm có thể bị dị ứng. Do đó nếu muốn dùng bất kỳ loại dầu nào, hãy bôi thử một ít lên da, nếu thấy đỏ ửng hoặc ngứa thì không nên sử dụng tiếp.

 

Giải đáp vấn đề lăn kim có tốt không từ chuyên gia

Lăn kim có tốt không? 2 bác sĩ Da liễu Đại học Yale sẽ giải đáp những lý do nên và không nên lăn kim. Đây là phương pháp không phải ai cũng phù hợp…

Gương mặt đỏ bừng và đầy máu, hạn chế ra đường trong một khoảng thời gian… đó là những gì chúng ta thường nghe về lăn kim. Tuy nhiên mặt khác, những lợi ích mà phương pháp này hứa hẹn sẽ mang lại khiến nhiều tín đồ làm đẹp “phát ghiền”. Vậy cuối cùng lăn kim có tốt không?

Ảnh: mindbodyspiritcare.

1. LĂN KIM LÀ GÌ?

Biện pháp lăn kim trong làm đẹp đã được thực hiện từ năm 1995. Nhưng những năm gần đây với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, lăn kim đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. 2 bác sĩ Da liễu của Đại học Yale: Macrene Alexiades (đã có nhiều nghiên cứu về phương pháp lăn kim) và Mona Gohara sẽ giải đáp cho chúng ta: Lăn kim có tốt không …

Lăn kim là biện pháp trị liệu tạo ra những tổn thương vi điểm và dựa vào cơ chế tự làm lành của cơ thể để loại bỏ các tế bào cũ và sản sinh các tế bào mới. Những cây kim lăn (dermaroller) với đường kính mỗi đầu kim từ 0.5 đến 2.5 milimet tạo vết thương nhỏ cực kỳ nhỏ trên bề mặt da. Tuy nhiên, trên thị trường có những cây lăn có đường kính 0.2 – 0.5 milimet để mọi người có thể tự thực hiện phương pháp này.

Ảnh: Florian Sommet/Folio-ID.

2. LĂN KIM CÓ TỐT KHÔNG?

Lăn kim có tốt không sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như làn da của mỗi người, tay nghề của kỹ thuật viên.

3. CHÚNG TA NÊN LĂN KIM, BỞI VÌ…

Lăn kim sẽ giúp chúng ta cải thiện tình trạng sẹo rỗ, lỗ chân lông to, giúp tăng sinh Collagen và Elastin (giúp da đàn hồi), giúp kích thích tóc tăng trưởng và trị hói đầu…

“LĂN KIM SẼ GIÚP BẠN CÓ ĐƯỢC LÀN DA CĂNG MƯỚT, HỒNG HÀO VÀ TƯƠI SÁNG TRONG VÀI TUẦN. SỞ DĨ CHÚNG TA CÓ KẾT QUẢ CỦA QUẢ CỦA VIỆC VIÊM DA (CÓ CHỦ ĐÍCH) VÀ SƯNG TẤY TRÊN BỀ MẶT DA TẠO RA” – (TIẾN SĨ – BÁC SĨ MACRENE ALEXIADES)

Ảnh: Jalé’s Beauty.

Trong một nghiên cứu năm 2008, khi áp dụng liệu pháp lăn kim da, lượng Collagen và Elastin tăng gấp 400% trong vòng 1 tháng. Ngoài ra, theo Macrene Alexiades, lăn kim giúp quá trình đưa các hoạt chất chống lão hóa vào da sâu hơn và mang lại hiệu quả rõ rệt hơn.  

Bác sĩ Mona Gohara khẳng định lăn kim còn kích thích mọc tóc. Cụ thể là, một khảo sát gần đây với 100 người và được chia thành 2 nhóm khác nhau. Nhóm A sẽ dùng duy nhất kem bôi Minoxidil. Nhóm B sẽ dùng Minoxidil kết hợp với liệu pháp lăn kim. Sau 12 tuần, tình trạng tóc của nhóm B cải thiện đến 50% và cao hơn 4,5% so với nhóm A.

4. CHÚNG TA KHÔNG NÊN LĂN KIM, BỞI VÌ…

Macrene Alexiades chia sẻ rằng, nếu chúng ta chỉ áp dụng duy nhất biện pháp lăn kim mà không kết hợp nhiều liệu trình khác thì sẽ không có kết quả lâu dài. Những chuyên gia, bác sĩ, những người có kinh nghiệm sẽ có liệu trình chữa trị khác nhau. Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên tìm đến những trung tâm uy tín hoặc những bác sĩ có kinh nghiệm để có được phác đồ điều trị phù hợp.

Ảnh: Natasha Kundi.

Vì lăn kim là liệu pháp gây tổn thương và chảy máu nên các dụng cụ thực hiện phải được vô trùng theo đúng tiêu chuẩn của bộ y tế. Việc vô trùng các dụng cụ sẽ giúp chúng ta tránh các trường hợp nhiễm các loại vi khuẩn gây hại như Herpes mụn rộp… và có khi là viêm gan B hay HIV.

“NẾU LĂN KIM QUÁ THƯỜNG XUYÊN SẼ KHIẾN CÁC MAO MẠCH BỊ VỠ VÀ KHIẾN LÀN DA CỦA BẠN ‘CỨNG ĐỜ NHƯ TƯỢNG SÁP”. VÌ VẬY, CHÚNG TA NÊN CẦN CÓ THỜI GIAN ĐỂ DA CÓ THỂ TỰ PHỤC HỒI. TẦN SUẤT LIỆU TRÌNH CÓ THỂ LÀ 1 THÁNG/LẦN” – (MACRENE ALEXIADES)

Ảnh: Beauty Guide – Fun Times Guide

Những người đang có vấn đề về: Chàm, đỏ da Rosacea, mụn, viêm da quanh miệng (Periroral Dermatitis)… không nên thực hiện các liệu trình lăn kim. Bởi lẽ, lúc này làn da đang rất yếu và nhạy cảm nên không thể chịu thêm tác động xâm lấn quá mạnh từ bên ngoài. Ngoài ra, phụ nữ ở giai đoạn sau sinh có làn da đặc biệt nhạy cảm cũng không thích hợp điều trị lăn kim.

Ảnh: Reader’s Digest

Vậy là chúng mình đã giúp các độc giả giải đáp được câu hỏi: Lăn kim có tốt không. Điều đặc biệt quan trọng ghi nhớ khi lăn kim là lựa chọn được các bác sĩ có kinh nghiệm, các chuyên gia được đào tạo bài bản, và các trung tâm thực hiện uy tín được cấp phép hành nghề. Không nên tự ý lăn kim ở nhà khi bạn chưa có đủ kinh nghiệm và các dụng cụ đủ tiêu chuẩn vệ sinh

Tăng cường hệ miễn dịch nhờ những phương pháp tự nhiên

Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus để bảo vệ cơ thể.

Động vật đa bào có các tế bào hoặc mô chuyên dụng để đối phó với mối đe dọa gây bệnh. Một số phản ứng miễn dịch xảy ra ngay lập tức để nhanh chóng kìm hãm tác nhân gây bệnh cho cơ thể. Các phản ứng khác diễn ra chậm hơn nhưng có độ tương thích cao. Các biện pháp bảo vệ cơ thể tự sản sinh này được gọi là hệ thống miễn dịch.

Tế bào tiêu diệt tự nhiên (Natural killer cell) hay còn gọi là tế bào NK, là một bạch huyết bào trong hệ thống miễn dịch tự nhiên, có khả năng phản ứng nhanh với các tế bào nhiễm virus và tế bào dị biệt bao gồm các tế bào có khả năng hình thành ung thư. Chức năng của chúng là có thể nhận biết, tiêu diệt tế bào nhiễm virus kể cả các tế bào mới sinh ra.

Các tế bào NK được trang bị khả năng chuyên biệt, giúp phân biệt những tế bào ung thư với tế bào khoẻ mạnh, cho phép chúng có thể tham gia tiêu diệt tế bào u nhú mà không gây tổn hại đến đến xung quanh.

 

Tuy nhiên, giống như mọi tế bào khác trong cơ thể, số lượng tế bào NK cũng giảm dần theo tuổi tác. Vì vậy, nếu con người tìm ra nguồn bổ sung tế bào NK tự nhiên, giữ cho chúng hoạt động trong suốt cuộc đời mình thì việc phòng ngừa, điều trị ung thư sẽ có kết quả tích cực hơn.

Hiện nay, việc điều trị ung thư gồm một số phương pháp phổ biến như hóa chất, phẫu thuật, xạ trị – chiếu tia. Các phương pháp đều có những hiệu quả nhất định, nhưng vẫn có những hạn chế nhất định, tiềm ẩn nguy cơ tế bào ung thư tái phát.

Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân được áp dụng thành công lần đầu tiên tại Nhật Bản, hiện đã có trên 10 nước áp dụng, có mặt tại nhiều bệnh viện lớn tại Việt Nam. Theo đó, các bác sĩ sẽ tách lọc tế bào T, NK từ người bệnh, nuôi cấy tăng sinh trong phòng thí nghiệm rồi truyền lại cơ thể bệnh nhân, nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch. Thực nghiệm lâm sàng, các kết quả điều trị cho thấy phương pháp này hiệu quả đối với các dạng ung thư khác nhau.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, tác động kích hoạt tế bào NK của poly-saccharides trong Fucoidan (hoạt chất có trong rong nâu) có ý nghĩa với việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư. Fucoidan có thể duy trì sức mạnh cho tế bào NK tự nhiên, hỗ trợ điều trị u bướu nhờ góp phần kích thích tế bào ung thư chết nhanh hơn, hỗ trợ ngăn ngừa hình thành mạch máu mới nuôi khối u bướu, ngăn chặn sự lây lan.

Fucoidan cũng có khả năng giảm tác dụng phụ của hóa, xạ trị, từ đó, giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng bệnh, hạn chế biến chứng trong quá trình điều trị. Hoạt chất hỗ trợ cải thiện chức năng trao đổi chất, loại bỏ các chất có hại, cải thiện môi trường trong cơ thể, cân bằng chức năng trao đổi chất.

Cách nhận biết và xử lý dị ứng mỹ phẩm

Người có làn da nhạy cảm cần đặc biệt chú trọng các thành phần của mỹ phẩm mỹ phẩm để tránh kích ứng da.

Da nhạy cảm là tình trạng da bị ngứa, châm chích, nóng rát, đỏ, căng sau khi tiếp xúc với các sản phẩm chăm sóc da, thức ăn, bụi bẩn hoặc yếu tố khác từ môi trường.

Không phải ai cũng sở hữu làn da nhạy cảm ngay từ khi sinh ra. Khi “hydrolipidic” – hàng rào ngăn chặn vi khuẩn có hại hoặc tác nhân kích thích tới lớp biểu bì bên trong yếu đi, da sẽ dễ bị tổn thương trước những thay đổi nhỏ như nhiệt độ, độ ẩm hoặc sản phẩm chứa thành phần lạ.

Da nhạy cảm dễ chịu tổn thương từ tác động bên ngoài.

Những làn da nhạy cảm luôn cần chế độ chăm sóc đặc biệt. Không phải cứ mỹ phẩm đắt giá hay dán mác “dành cho da nhạy cảm” là hiệu quả. Nguyên tắc “bất di bất dịch” với mỹ phẩm dành cho da nhạy cảm là không được có bất kỳ thành phần gây kích ứng nào cho da.

Trong những thành phần gây kích ứng, paraben, SLS (chất tạo bọt) và xà phòng là những cái tên cần chú ý hơn cả.

Trong đó, paraben là chất bảo quản, dùng để ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn và hạn chế phân huỷ của các thành phần trong mỹ phẩm. Methylparaben (một trong 3 dạng phổ biến của paraben) khi thoa lên da có thể phản ứng với tia UVB trong ánh nắng mặt trời, khiến da suy giảm sức đề kháng và dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài.

Đọc kỹ thành phần giúp bạn chọn được loại mỹ phẩm an toàn.

SLS – chất tạo bọt có phân tử rất nhỏ, có thể vượt qua màng tế bào da một cách dễ dàng. Khi các tế bào bị ảnh hưởng, chúng dễ tổn thương trước hóa chất khác. Đó là lý do dù được khuyến cáo sử dụng trong nồng độ cho phép, SLS vẫn có tính chất kích ứng da, bào mòn các chất béo và protein trong da, làm da yếu đi nếu sử dụng lâu dài.

Cuối cùng, xà phòng chứa dung dịch kiềm (còn gọi là xút) có thể kích thích làm khô da, khiến da dễ bị dị ứng.

 

Phải gặp bác sĩ ngay nếu phát hiện được 5 dấu hiệu nguy hiểm trên

Lo sợ bị lây nhiễm Covid-19, nhiều người không dám đến bệnh viện để khám bệnh. Có một số dấu hiệu bệnh bạn không nên bỏ qua. Nếu bạn phát hiện bệnh sớm hơn, thì cơ hội khỏi bệnh càng cao

Đã có sự sụt giảm đáng kể lượng bệnh nhân đến khám tại bệnh viện trong năm qua. Tiến sĩ Deborah Lee, một bác sĩ ở Anh, khuyên: “Có một số dấu hiệu bệnh bạn không nên bỏ qua. Nếu bạn phát hiện bệnh sớm hơn, thì cơ hội khỏi bệnh càng cao”.

Dưới đây là danh sách 5 dấu hiệu nguy hiểm cần đến chuyên gia y tế, hãy xem liệu bạn hay người thân có mắc phải không, theo Eat This, Not That!

1. Đi gặp bác sĩ ngay nếu bạn gặp khó khăn khi thở

Bác sĩ Leann Poston cho biết: “Nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể gây ra các vấn đề về hô hấp bao gồm hen suyễn, phản ứng dị ứng nghiêm trọng, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh tim và cục máu đông ở phổi. Nếu bạn bị khó thở, đặc biệt là khi nghỉ ngơi, hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của tình trạng thiếu ô xy, ngón tay hoặc môi bị xanh, hãy gọi cấp cứu”.

Nên nhớ, khó thở cũng có thể cho thấy bạn bị nhiễm Covid-19.

2. Bị nôn hoặc ho ra một lượng máu lớn

Tiến sĩ Poston nói: “Một lượng lớn máu, không phải là một vệt hoặc vệt trong chất nhầy hoặc mũi có máu, có thể là do vết loét chảy máu, tổn thương mạch máu hoặc nhiễm trùng phổi nặng. Hãy gọi trợ giúp khẩn cấp, đặc biệt là nếu bạn bị chóng mặt khi đứng hoặc có các triệu chứng hoặc dấu hiệu sốc”, theo Eat This, Not That!

3. Có một khối u vú

Nếu bạn cảm thấy bất kỳ điều gì bất thường hoặc nhận thấy bất kỳ thay đổi nào ở ngực, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn

“Một khối ung thư vú có thể cảm thấy cứng và thường có hình dạng bất thường. Nó thường không gây đau đớn, nhưng cơn đau không có nghĩa là nó không phải là ung thư vú”, Crystal Fancher, bác sĩ phẫu thuật ung thư vú tại Trung tâm vú Margie Petersen cho biết.

Theo bác sĩ Fancher, không thể chẩn đoán ung thư vú chỉ bằng cách chạm vào. Vì vậy nếu bạn cảm thấy bất kỳ điều gì bất thường hoặc nhận thấy bất kỳ thay đổi nào ở ngực, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.

4. Bị đau mạn sườn đột ngột

“Đau mạn sườn đột ngột (khu vực ngay dưới mặt sau của khung xương sườn) có thể cho thấy một viên sỏi thận đang di chuyển. Loại đau này thường là chuột rút hoặc đau nhói và có thể tăng lên rồi giảm xuống”, S. Adam Ramin, bác sĩ phẫu thuật tiết niệu và là giám đốc y tế của Urology Cancer Specialists cho biết.

Bác sĩ Ramin cho biết thêm: “Nó cũng có thể tỏa ra từ phía sau ra phía trước của bụng cho đến tận háng. Cơn đau đi kèm với buồn nôn, nôn mửa cũng như tiểu ra máu”.

5. Cảm thấy bìu có thay đổi

“Khuyến khích nam giới tự kiểm tra tinh hoàn hằng tháng là cách tốt nhất để tìm ra các triệu chứng không đau như sự thay đổi kích thước của một bên tinh hoàn, một vết sưng hoặc cục u không đau hoặc tụ dịch xung quanh bìu”, tiến sĩ Ramin nói.

Tiến sĩ Ramin nói thêm: “Các triệu chứng khác bao gồm đau bụng, đau lưng và ho. Khi đối mặt với bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy nhờ người nhà hoặc bạn bè kiểm tra kỹ các cục u và sau đó hãy đi gặp bác sĩ”, theo Eat This, Not That!

 

Các kiểu tóc lửng ngang vai trẻ trung, xinh đẹp nên triển ngay để kịp ngày TẾT

Đây chính là 5 kiểu tóc lý tưởng nhất cho những cô nàng tóc lỡ ngang vai.

Chẳng còn mấy ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, hẳn là cô nàng nào còn chưa kịp làm đẹp thì đều đang cuống cuồng tìm kiểu tóc phù hợp để làm mới diện mạo. Với những cô nàng tóc lỡ, chiều dài lửng lơ không dài cũng chẳng ngắn khiến các nàng càng đau đầu hơn trong việc chọn kiểu. Thực tế tóc lỡ cũng có thể tạo được rất nhiều kiểu xinh xắn và chính độ dài ngang chừng lửng lơ này còn mang đến cho các nàng vẻ đẹp nhẹ nhàng tựa nàng thơ nữa đấy.

Tóc lỡ uốn cụp đuôi

Uốn cụp chữ C là kiểu uốn thường gặp nhất ở những cô nàng có mái tóc lửng ngang vai. Đơn giản vì kiểu uốn này có cách tạo kiểu khá đơn giản, dễ thành công và cũng phù hợp với hầu hết dáng mặt. Phần đuôi tóc được uốn ôm nhẹ vào khuôn mặt làm cho đường xương quai hàm trở nên mềm mại hơn, nhờ đó nét mặt cũng dịu dàng và nữ tính hơn rất nhiều. Với những cô nàng tóc lỡ muốn an toàn và yêu thích sự nhẹ nhàng thì cứ uốn cụp đuôi mà triển nhé.

Tóc lỡ uốn vểnh đuôi

Đối lập với kiểu uốn cụp ở trên chính là kiểu uốn vểnh phá cách này. Thường thì với độ dài lưng lửng vai của tóc lỡ, sau khi nằm ngủ thì đuôi tóc rất dễ bị chĩa vểnh lung tung. Vậy nên bạn có thể chọn uốn vểnh đuôi cho tóc lỡ là sẽ bớt hẳn được một phần công chăm sóc giữ kiểu mỗi ngày. Bên cạnh đó thì tóc uốn vểnh đuôi còn gây ấn tượng bởi vẻ sành điệu, thời thượng và trông rất phóng khoáng nữa đấy.

Tóc lỡ uốn xoăn sóng nhẹ

Nếu như cả tóc dài và tóc ngắn đều có thể “đu” được rất nhiều kiểu xoăn hay ho thì ở “mặt trận” này, tóc lỡ lại có phần hạn chế chút đỉnh. Đặc biệt là với kiểu xoăn xù mì đang cực hot, các nàng tóc lỡ không nên mạo hiểm bởi sẽ dễ bị “dừ” và bỗng chốc biến thành một “ajuma” đó. Vậy nhưng ngoại trừ những kiểu có độ xoăn cao thì tóc lỡ lại để xoăn sóng nhẹ xinh xuất sắc. Độ xoăn nhẹ nhàng không làm thay đổi nhiều chiều dài của tóc và còn tạo nét bay bổng, lửng lơ nữ tính tựa như một nàng thơ vậy.

Tóc lỡ tỉa layer

Với bất cứ độ dài nào của tóc thì kiểu cắt tỉa layer trendy cũng luôn có cách kết hợp sao cho thật ăn ý. Với tóc lỡ, tỉa layer chút nhẹ sẽ mang đến cho bạn mái tóc thanh thoát nhẹ nhàng, vừa nữ tính vừa không kém phần sành điệu, hiện đại. Hơn nữa là kiểu tóc thẳng tỉa layer còn cực kỳ nịnh mặt, ai để cũng trẻ trung và thăng hạng nhan sắc thêm vài phần.

Tóc lỡ thẳng cắt mái bằng

Tóc lỡ để thẳng đơn giản thì cũng đã rất xinh và trẻ rồi nhưng nếu kết hợp với kiểu mái bằng nữa thì hiệu quả hack tuổi quả thực là đáng trầm trồ. Tóc mái bằng vừa giúp kiểu tóc thẳng bớt phần đơn điệu, vừa giúp những cô nàng có dáng mặt dài, trán cao che bớt nhược điểm và làm cho gương mặt trở nên hài hòa, nhỏ nhắn hơn.

Cách thức khi chọn đồ uống uống dinh dưỡng các bạn trẻ nên chú ý

Mặc dù đều là những công dân toàn cầu tích cực sống xanh, sống khỏe, thế nhưng một phần thế hệ Gen Y hay Gen Z chưa chắc đã biết cách chọn cho mình một thức uống “healthy và balance”, thơm ngon dinh dưỡng và quan trọng là an toàn, thân thiện với môi trường.

Mùa lễ hội 2021 song hành cùng diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến chúng ta thận trọng hơn, “yêu bếp, nghiện nhà” hơn, có thời gian quan tâm đến sức khỏe thể chất và tìm hiểu những kiến thức thực tế hiếm khi được học ở trường.

Chúng ta hiểu rằng ăn uống healthy không phải và không nên chỉ là một trào lưu nhất thời, hay một xu hướng “flashy” với những story trên Instagram hay video trên Tiktok. Chúng ta là những gì chúng ta ăn (We are what we eat). Lựa chọn ăn uống lành mạnh là một cam kết bền vững với bản thân, với tự nhiên và với cộng đồng.

Chế độ ăn uống chiếm 60-70% hiệu quả duy trì sức khỏe và vóc dáng cân đối trong khi việc đi đến phòng gym luyện tập chỉ chiếm 30-40%. Là người tiêu dùng thông minh, bạn trẻ có thể bỏ túi những bí kíp hữu ích để có trong tay những thức uống rất gì và này nọ, bên cạnh việc luyện tập khoa học hướng đến một sức khỏe từ bên trong.

Thành phần dinh dưỡng

Không phải ngẫu nhiên mà các nhà sản xuất luôn đề cập “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” cũng như mong muốn người tiêu dùng tìm hiểu thông tin về sản phẩm của mình trên vỏ hộp. Ở các loại sữa, nước uống giải khát, thực phẩm bổ sung… mặc dù diện tích vỏ hộp/bịch to hay nhỏ, chúng ta đều dễ dàng nhìn thấy thành phần dinh dưỡng trung bình, trọng lượng, hạn sử dụng, ngày sản xuất, thương hiệu sản xuất sản phẩm, thương hiệu đóng gói bao bì, địa chỉ nơi sản xuất, hướng dẫn bảo quản…

Có thói quen đọc thông tin trên vỏ hộp, bạn sẽ phát hiện ra nhiều thông tin thú vị, hay ho về những thứ cơ thể mình thu nạp. Từ đó, bạn có thể ưu tiên chọn lựa những thức uống có nguồn gốc từ thiên nhiên, thực phẩm hữu cơ, organic, ít đường, không cholesterol, không chất độc hại, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, không chất kháng sinh, không hormones tăng trưởng…

Việc lựa chọn thực phẩm và thức uống dinh dưỡng healthy là ưu tiên hàng đầu của một lối sống khỏe mạnh

Nguyên tắc của chế độ ăn lành mạnh là nên tăng lượng protein, canxi, vitamin, chất xơ giúp nâng cao tỷ lệ trao đổi chất và thanh lọc cơ thể. Điều quan trọng nhất là sự cân bằng về dinh dưỡng và cung cấp đầy đủ chất cần thiết cho cơ thể, trong đó đặc biệt chú trọng đến các loại chất béo.

Để “giải oan” cho tiếng xấu của chất béo, nhiều nhà khoa học đã chứng minh được rằng những chất béo lành mạnh (từ sữa chẳng hạn) như những anh shipper thân yêu hỗ trợ cơ thể hấp thu vận chuyển các vitamin tan trong dầu mỡ và dự trữ năng lượng, cung cấp dưỡng chất, năng lượng và tham gia vào cấu trúc trong cơ thể.

Chất lượng sản phẩm

Đồ uống dù có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng nếu không ngon miệng cũng không thể có cơ hội nằm trong rổ hàng của người tiêu dùng. Một số sản phẩm đặc biệt ngon hơn khi dùng lạnh cần được bảo quản tốt trong môi trường phù hợp để giữ hương vị ngon miệng và dễ uống.

Hiện nay, khẩu vị ăn uống, khám phá thế giới ẩm thực của thế hệ Gen Y và Gen Z ngày càng phong phú, đa dạng và luôn mang đến những điều bất ngờ. Thế nhưng, mặc cho hàng trăm làn sóng trà sữa, trà sữa nướng, sữa tươi trân châu đường đen, trà trái cây, trà đào, rau má mix… đến rồi đi, những thức uống cơ bản, thiết yếu như nước, sữa, nước trái cây… lại trường tồn và trở thành những hương vị không thể thay thế được. Và một trong những nhân tố chính bảo toàn hai yếu tố trên để mang đến chất lượng trọn vẹn nhất đến tay người tiêu dùng chính là quy cách đóng hộp.

Điều kiện đóng hộp

Xem thông tin hộp giấy Tetra Pak trên tai phải hoặc trái của hộp

Hành trình của một sản phẩm nước uống từ phòng thí nghiệm, đến nhà máy sản xuất, đóng hộp, vận chuyển, sau đó trưng bày, bảo quản và sử dụng là một hành trình vạn dặm. Đạt chuẩn kiểm định chất lượng là công cụ then chốt tạo nên trải nghiệm tiêu dùng toàn vẹn của khách hàng.

Các dòng hộp giấy phổ biến tại Việt Nam là dạng vuông với dung tích từ 180ml đến 1 lít, chúng ta có thể dễ dàng quan sát logo của nhà sản xuất bao bì ở tai hộp hoặc đáy hộp. Một trong những thương hiệu đảm bảo chất lượng quốc tế trong sản xuất bao bì là Tetra Pak, một Tập đoàn đến từ Thụy Điển hiện đã có mặt tại hơn 170 quốc gia.

Hộp giấy tiệt trùng Tetra Pak của Thụy Điển có tác dụng ngăn cản ánh sáng và vi khuẩn có hại xâm nhập, nhờ đó sản phẩm các sản phẩm sữa có thể giữ tươi ngon một cách tự nhiên ở nhiệt độ thường trong 6 tháng. Ngoài ra, hộp giấy Tetra Pak với thiết kế hiện đại, dễ cầm nắm, đảm bảo các bạn trẻ luôn thưởng thức trọn vẹn hương vị và dinh dưỡng của thức uống một cách tiện lợi.

Bạn trẻ đổi vỏ hộp sữa tái chế trong chương trình thu gom của Tetra Pak

Bạn sẽ càng tin yêu Tetra Pak hơn khi biết hộp giấy Tetra Pak được chủ yếu làm từ giấy, khai thác từ nguồn rừng tái sinh được quản lý chặt chẽ và đạt chứng nhận bởi Hội đồng Rừng Thế giới (FSC).

Trong năm 2020, hơn 50 tỷ hộp giấy Tetra Pak đã được tái sinh thành sổ tay, thùng carton và giấy ăn. Từ nay, các bạn trẻ đã dễ dàng chọn cho mình những thức uống bổ dưỡng, sạch sẽ, lành mạnh, thuận tiện và đặc biệt là thân thiện với môi trường.

Triệu chứng của chủng mới có khác gì với triệu chứng của chủng cũ?

Báo cáo tại Anh cho thấy, những người mắc phải chủng Covid-19 mới thường ghi nhận một số triệu chứng nhất định.

Fox News đưa tin, theo báo cáo từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh, những người nhiễm phải biến chủng Covid-19 mới (B.1.1.7) dễ lây lan tại Anh ghi nhận một số triệu chứng hết sức phổ biến. Theo đó, đa số có triệu chứng ho, mệt mỏi, đau cơ và đau họng.

Nghiên cứu được đưa ra dựa trên các mẫu bệnh phẩm trong cộng đồng, được ghi nhận từ ngày 15/11/2020 – 16/1/2021. 

Được biết, biến chủng Covid-19 mới của Anh trở thành chủng bệnh phổ biến nhất kể từ giữa tháng 12/2020 sau khi lây lan rất mạnh. Đây là nhận định của Giáo sư Andrew Pollard, giám đốc Tập đoàn Vaccine Oxford. Biến chủng này có khả năng lây lan hiệu quả và dễ dàng hơn chủng cũ tới 50%, và các chuyên gia tin rằng nó sẽ khiến đại dịch trở nên chết chóc hơn.

Trong nghiên cứu mới, các ứng viên sẽ tự báo cáo triệu chứng của mình, sau đó giới chuyên gia so sánh tỉ lệ khác biệt với những chủng cũ. Kết quả, những người mắc chủng mới ghi nhận triệu chứng ho gia tăng tới 6,8% (35% so với 28%). Ngoài ra, các triệu chứng như mệt mỏi, đau cơ, đau họng cũng tăng lần lượt 3,4%, 3,1% và 2,8%. Triệu chứng sốt cũng tăng thêm 2,4% nữa. 

Tuy nhiên, các triệu chứng như mất vị giác và khứu giác lại giảm mạnh, lần lượt là 3,5% và 2,9%. 

 

“Những ca dương tính với biến chủng mới tại Anh có nhiều triệu chứng khác nhau, cả cũ lẫn mới, nhưng ít khi bị mất vị giác và khứu giác như chủng cũ,” – bản báo cáo nhận định. “Không có bằng chứng nào về các triệu chứng đường ruột, khó thở và đau đầu.” 

Tuy nhiên, bản báo cáo cũng lưu ý những triệu chứng này chưa được giới chuyên gia chẩn đoán thực sự.

CDC Hoa Kỳ đã liệt kê khoảng 315 trường hợp nhiễm biến chủng mới ở nhiều tiểu bang khác nhau. Tuy nhiên giới chuyên gia Mỹ nhận định, con số trên không phản ánh số lượng thực sự đang xảy ra.

 

Nguồn: Fox News

Phát hiện triệu chứng mới có thể là dấu hiệu của Covid-19

Sẽ có thể có thêm một sự bổ sung khác cho danh sách ngày càng tăng các triệu chứng kỳ lạ của Covid-19, được biết đến với tên gọi “lưỡi Covid”.

Theo NBC News, Tim Spector, giáo sư dịch tễ học và di truyền tại Đại học Hoàng đế London (Anh), đã ghi nhận ngày càng nhiều trường hợp người nhiễm Covid-19 có các triệu chứng như sưng lưỡi, đổi màu lưỡi, cùng các vấn đề răng miệng khác.

Ông Spector cũng tin rằng, hơn 1/3 bệnh nhân Covid-19, tương đương tỷ lệ 35%, có các triệu chứng không phổ biến trong 3 ngày ủ bệnh đầu tiên. Vì vậy, ông cho rằng điều quan trọng là phải hướng thêm sự chú ý đến các triệu chứng như nổi ban trên da, co cứng ngón chân và những dấu hiệu cảnh báo khác bị nhiều người “phớt lờ”.

Các triệu chứng về răng miệng cũng có thể bị xem là dấu hiệu của Covid-19. Ảnh: NBC News

Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã ghi nhận các triệu chứng ở lưỡi và miệng có liên quan đến chủng virus corona mới. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Da liễu Anh, 78 trên tổng số 666 bệnh nhân nhiễm Covid‐19 ở Tây Ban Nha, chiếm tỷ lệ hơn 1/10, bị phát hiện “có những dấu hiệu ở vùng khoang miệng”.

Trong đó, 11% bệnh nhân bị viêm các nốt nhỏ trên bề mặt lưỡi, 6% bị sưng và viêm với các vết lõm ở mặt bên lưỡi, 6% bị loét miệng, 4% có những vết “loang lổ” trên lưỡi, và 4% bị sưng mô bên trong miệng.

“Khu vực khoang miệng cũng cần phải được kiểm tra cụ thể ở những trường hợp đặc biệt, để tránh nguy cơ lây nhiễm”, các tác giả nghiên cứu cho biết.

Cho đến nay, ngoài các triệu chứng viêm họng và mất vị giác, nhiều vấn đề về răng miệng vẫn chưa được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đưa vào danh sách các triệu chứng của Covid-19.

Dù vậy, nhiều nhà nghiên cứu khác, trong đó có ông William Schaffner, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Đại học Vanderbilt ở Nashville, Tennessee (Mỹ), cho rằng cần thêm thời gian để xác định xem liệu bất kỳ vấn đề nào về miệng và lưỡi có thực sự liên quan đến Covid-19 hay không.

Tiến sĩ Waleed Javaid, Giám đốc phòng chống và kiểm soát nhiễm trùng thuộc hệ thống Trung tâm y tế Mount Sinai chi nhánh New York (Mỹ), cũng không xem “lưỡi Covid” là một công cụ chẩn đoán bệnh vào thời điểm này, do nó dường như chỉ xảy ra ở tỷ lệ rất nhỏ người nhiễm.