Sẽ ra sao nếu bạn ăn khoai lang?

Khoai lang được chế biến theo các kiểu như chiên, nướng, nghiền, hay thậm chí có phủ thêm lớp mật ong, hoặc các dạng toping khác thì nó là món ăn khá hấp dẫn và tốt cho bữa ăn của bạn. Chính vì vậy, cũng khá dễ hiểu khi chỉ số tiêu thụ khoai lang ở Mỹ tăng đều hằng năm.

 Vậy Khoai lang có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ? Và cơ thể của chúng ta sẽ ra sao khi ăn khoai lang?

 

1. Hỗ trợ trong việc tiêu hóa

Theo Travis Blanchard, người sáng lập Splash Bytes ở Mỹ cho hay: trong Khoai lang có hàm lượng chất xơ rất cao và giàu chất oxy hoá rất tốt cho đường ruột. Trong khoai lang có 2 loại chất xơ giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường. Bên cạnh đó, khoai lang còn rất hữu ích trong việc ngừa táo bón 

2. Tránh tình trạng bị chuột rút trong quá trình quá tập thể dục

Theo Meghan Sedivy – chuyên gia dinh dưỡng của Fresh Thyme Market cho hay trong khoai lang giàu Kali – đây là chất rất quan trọng đối với hệ thống thần kinh và các chức năng cơ bắp. Đấy chính là lý do khiến bạn hay bị chuột rút khi thiếu Kali.

Và Khoai lang giúp bạn bổ sung được lượng Kali

3. Hỗ trợ việc cải thiện thị lực

Trong vỏ Khoai lang có chứa Vitamin A – loại Vitamin rất tốt cho thị lực của bạn. 

Thiếu vitamin A nghiêm trọng hiện đang là một mối quan tâm ở các nước đang phát triển và có thể dẫn đến một loại mù đặc biệt được gọi là xerophthalmia. Tiêu thụ các loại thực phẩm giàu beta-carotene, ví dụ như khoai lang có thể giúp ngăn ngừa tình trạng trên.

4. Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch

Beta-carotene có trong khoai lang là một hợp chất có nguồn gốc từ thực vật được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể bạn.

Bên cạnh đó, Khoai lang không chỉ chứa nhiều Vitamin A mà còn chứa nhiều Vitamin C nữa. Đồng thời bổ sung 2 loại Vitamin này giúp cơ thể chống lại vi khuẩn gây nhiễm cũng như các bệnh nhiễm trùng khác.

5. Kiểm soát được cholesterol “xấu”

 Vì khoai lang chứa nhiều Kali và Magie nên khi ăn khoai lang có thể kiểm soát được vấn đề huyết áp. Ngoài ra khoai lang còn chứa các chất xơ hoà tan cần thiết giúp làm giảm các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch, mỡ máu,… 

6. Giúp bạn cảm thấy no lâu và ít thèm ăn

Trong khoai lang có chứa các chất xơ có thể lên men và hoà tan giúp cung cấp cho cơ thể một cơ chế tự duy trì và tự điều chỉnh cân nặng một cách tự nhiên. Làm giảm lượng thu nạp thực phẩm và giúp bao tử no lâu hơn.

 

Những loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng trong thời tiết lạnh

Thực đơn cân bằng dinh dưỡng, đa dạng nhóm thực phẩm, lượng rau, trái cây được tăng gấp đôi giúp bổ sung vitamin để nâng cao sức đề kháng trong thời tiết lạnh

Theo Thạc sĩ Trương Nhật Khuê Tường, Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược – Vitamin, khoáng chất, chất xơ chính là những yếu tố quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch. Các loại trái cây giàu vitamin C, A, kẽm, chất xơ… vô cùng cần thiết.

Cam

Một quả cam có thể cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết cho cơ thể trong ngày. Do đó, mỗi ngày hãy ăn một quả cam là vừa đủ nhé, không cần ăn quá nhiều.

Rau màu xanh đậm

Lượng vitamin C, E chứa trong các loại rau màu xanh đậm và bông cải xanh sẽ giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể đáng kể.

Tỏi, hành, gừng, trà xanh, nấm

Các thành phần chống viêm trong tỏi, hành, trà xanh, gừng, nấm giúp các tế bào miễn dịch tăng cường hoạt động. Đây là những loại thực phẩm có thể sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn để tăng đề kháng cho cơ thể.

Trứng, sữa tách béo, hải sản

Đây là nhóm thực phẩm giàu vitamin, rất có lợi cho khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng phổi

Các loại hạt

Các loạt hạt như bí, hướng dương, hạt điều, hạnh nhân chứa các chất chống oxy hoá như kẽm, vitamin E… giúp cải thiện các vấn đề tiêu hoá của cơ thể.

Sữa chua

Là nguồn cung cấp probiotic – lợi khuẩn cho đường ruột, sữa chua là loại thực phẩm cần thiết để tăng cường hàng rào chống lại virus

Ngũ cốc

Các loại ngũ cốc, gạo ít xay xát, khoai lang có thành phần chất xơ hoà tan, là chất prebiotic giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn trong cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Nước

Nước là yếu tố vô cùng quan trọng cho mọi quá trình sinh lý trong cơ thể. Khi cơ thể mất nước, cơ chế chống lại các tác nhân gây bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vậy nên hãy uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Khoai lang có thể làm tăng tình trạng táo bón nếu ăn không đúng cách, hãy cẩn thận!

Bài viết được chia sẻ bởi Bác sĩ Lý Đình, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Công đoàn Bắc Kinh.

Theo Đông Y, khoai lang có tính bình, ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, có thể chưa được nhiều bệnh như vàng da, viêm tuyết vú… Đặc biệt, ăn khoai lang có thể giúp giảm cân, chống viêm, nhuận tràng… Thế nhưng, nếu ăn khoai lang không đúng cách có thể gây phản tác dụng, gây hại cho cơ thể.

1 – Khoai lang cần được nấu chín

Khoai lang sống rất khó để cơ thể tiêu hoá và hấp thụ tinh bột trong nó. Ăn khoai lang sống có thể gây đầy bụng, tiêu chảy và thậm chí nôn mửa. Mặc dù là món ăn ngon, nhưng cần ăn đúng cách mới khai thác được các mặt tốt của loại thực phẩm này.

2 – Cần lột vỏ khi ăn khoai lang chín

Vỏ khoai lang không tốt cho hệ tiêu hoá. Vỏ khoai chứa rất nhiều thành phần kiềm nên có thể làm tình trạng táo bón trở nên nặng hơn. Ngoài ra, nếu vỏ có nốt sần, đốm đen… thì có thể gây ngộ độc. Tốt nhất là gọt bỏ phần này khi ăn khoai lang.

3 – Không ăn khoai lang trước khi ngủ

Ăn khoai lang vào buổi tối sẽ dễ khiến bạn thấy khó chịu vì nó làm đầy bụng, ợ hơi do quá trình trao đổi chất vào ban đêm của cơ thể sẽ giảm đi. Bên cạnh đó, lượng tinh bột và chất kiềm trong khoai lang sẽ khó để tiêu hoá hết vào khoảng thời gian này, vì vậy chỉ nên ăn trước 8h tối thôi nhé.

4 – Không ăn khoai lang có đốm đen

Khoai lang khi đã xuất hiện các đốm đen thì tốt nhất nên vứt bỏ đi, chứ không chỉ cắt bỏ phần đen (phần hà) rồi luộc phần còn lại. Các đốm đen là biểu hiện của việc khoai đã bị nhiễm khuẩn vằn đen, rất hại cho gan. Loại độc tố này vẫn sẽ tồn tại dù bạn đã luộc khoai trong nước sôi hay đã nướng kỹ.

5 – Khoai lang không dành cho người bị thận

Người bị bệnh thận sẽ dễ gặp phải các vấn đề sức khoẻ khi ăn khoai lang, dù khẩu phần ít, bởi loại củ này chứa kali. Khả năng lọc của thận bị yếu sẽ không lọc được kali, điều này gây ra các phản ứng như: rối loạn nhịp tim, khó thở.

6 – Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn khoai lang

Khoai lang chứa lượng lớn tinh bột và đường trong thành phần, điều này không phù hợp với người có lượng đường huyết máu cao.

7 biểu hiện cho thấy cơ thể đang thiếu kẽm

Rụng tóc: Đây là một trong những biểu hiện thường thấy nhất khi cơ thể thiếu kẽm, theo Prevention. Kẽm là khoáng chất cần thiết cho sự nhân lên của tế bào và hấp thụ protein, đây là cơ sở quan trọng để sở hữu mái tóc dày, bóng mượt.

Móng giòn, dễ gãy và có vệt trắng: Những vệt trắng thường thấy trên móng tay còn được gọi là vạch Beau, điều này có thể đang cảnh báo rằng cơ thể của bạn đang thiếu kẽm. Cơ thể cần một lượng kẽm ổn định để phát triển mô và tế bào ở móng. Khi bị thiếu hụt, các vấn đề về móng như móng giòn, dễ gãy, mọc chậm… có thể xảy ra và làm xuất hiện những đốm trắng.

Răng ố vàng, không sáng: Kẽm là yếu tố quan trọng và hiện diện tự nhiên trong mảng bám, nước bọt và men răng. Nếu thiếu hụt kẽm, hàm răng sẽ không trắng sáng, không bóng, dễ bị mẻ và yếu. Lúc đó, bạn có thể cũng trở nên nhạy cảm với mùi hơn, vị giác thay đổi, dễ bị viêm nướu…

Loét miệng: Việc tái phát loét miệng nhiều lần có thể vì bạn đã thiếu kẽm trong chế độ ăn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ loét miệng tăng cao khi lượng kẽm trong cơ thể thấp.

Xương yếu: Kẽm là khoáng chất quan trọng đối với sự phát triển và hình thành xương, bên cạnh Canxi. Kẽm giúp tế bào tăng trưởng và phát triển, giúp tái tạo collagen để giúp xương khoẻ mạnh.

Mụn và những vấn đề da: Cơ thể thiếu kẽm có thể gây ra mụn trứng cá và một số vấn đề về da như: vảy do mụn không liền hoặc lâu lành vì kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương. Một số phương pháp điều trị mụn trứng cá có thể chứa kẽm.

Thị lực kém: Nồng độ kẽm trong mắt, đặc biệt trong võng mạc rất cao. Kẽm giúp chuyển vitamin A từ gan đến võng mạc, tạo ra các sắc tố bảo vệ trong mắt. Nếu thiếu kẽm, thị lực có thể kém đi và mờ dần.

4 loại thực phẩm vô cùng quen thuộc gây ảnh hưởng đến chức năng Gan nhưng ít ai ngờ đến

Mỗi loại thực phẩm khi được nạp vào cơ thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến từng bộ phận trong cơ thể, trong đó có Gan. Nếu thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm không tốt, đặc biệt 4 loại dưới đây, thì bạn đang vô tình gây ra những tác động xấu đến Gan, hãy sớm đề phòng ngay nhé!

1 – Thực phẩm bị mốc

Thực phẩm để lâu hoặc không được bảo quản đúng cách thường dễ sinh nấm mốc, một chất cực kỳ không tốt cho Gan nếu được tích tụ liên tục trong thời gian dài. Nấm mốc thường chứa aflatoxin và mang độc tố – những chất không dễ dàng để đào thải ra ngoài.

Vậy nên lưu ý sử dụng thực phẩm đúng thời hạn được quy định và bảo quản theo đúng hướng dẫn sử dụng. Kiểm tra kỹ thực phẩm trước khi ăn để tránh ăn phải phần mốc.

2 – Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn sẽ tạo ra một lượng calo lớn cho cơ thể, điều này góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ mỡ và ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển chất béo của gan, khiến chức năng gan dễ bị rối loạn.

Thực phẩm chế biến sẵn xuất hiện rất nhiều trong đời sống thường ngày như mì ăn liền, đồ hộp… Việc sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm này chính là đang làm Gan “xuống cấp” mỗi ngày.

3 – Tôm, cá chưa được nấu chín

Bản thân tôm, cá đã chứa rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng và nếu ăn phải các loại thực phẩm chưa được nấu chín, bạn có thể đã vô tình đưa chúng vào trong cơ thể mình. Việc này có thể dẫn đến tiêu chảy, nôn mửa và đặc biệt ảnh hưởng đến gan, khiến chúng phải làm việc “cật lực” để đào thải độc tố, cũng như chịu đựng sự xâm nhập của những “vị khách tiêu cực” này.

Vậy nên hãy nhớ lựa chọn thực phẩm thật kỹ và sơ chế đúng cách, ăn sôi nấu chín để đảm bảo sức khoẻ của chính mình.

4 – Thức ăn thừa qua đêm

Ăn thức ăn thừa không phải là điều xấu, nhưng ăn thức ăn thừa không được bảo quản đúng cách, đã để ngoài không khí hơn 8 tiếng ở nhiệt độ phòng thì không tốt cho cơ thể chút nào, đặc biệt cho Gan. Trong không khí có rất nhiều vi khuẩn, bụi bặm… việc để thực phẩm bên ngoài không khí trong thời gian dài có thể khiến nó chịu sự tấn công của hàng loạt vi sinh vật khác nhau và bản thân thực phẩm cũng dễ sinh sôi ra nhiều chất gây hại.

Vậy nên, hãy xác định rõ loại thực phẩm này có để qua đêm được không. Nếu có, hãy bảo quản thật cẩn thận ở nơi đủ điều kiện.

4 sai lầm thường gặp trong việc giữ ấm cơ thể những ngày rét đậm

Khí hậu khô và lạnh giá vào mùa đông gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe như ho, cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản cấp tính. Khi trời trở nên rét hơn, chúng ta thường sử dụng nhiều phương thức để giúp giữ ấm cho cơ thể, nhưng có thể đang vô tình gây hại cho sức khoẻ của mình.

Giữ ấm cơ thể bằng cách uống rượu

Theo Live Science, mặc dù bạn cảm thấy ấm hơn khi uống rượu nhưng sự thật là nhiệt độ cơ thể đang giảm xuống. Rượu làm cho các mạch máu giãn ra, máu di chuyển đến gần bề mặt da hơn. Điều này khiến bạn cảm thấy một “cơn sóng nhiệt” ngay sau vài giây uống rượu. Nó lý giải hiện tượng mặt đỏ bừng khi bạn uống rượu.

 

Thực tế, khi máu di chuyển khỏi các cơ quan nội tạng, nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ giảm. Ngoài ra, hơi ấm do máu dồn lên da khiến bạn đổ mồ hôi, càng làm thân nhiệt giảm đi. Người uống không nhận ra sự sụt giảm nhanh chóng này vì da của họ vẫn khá ấm. Điều này khiến việc uống rượu trong thời tiết lạnh càng gây hại cho sức khỏe.

Việc tiêu thụ rượu có thể làm giảm hiện tượng run rẩy – khả năng cơ thể sử dụng khi phát hiện nhiệt độ lạnh, ngăn ngừa tê cóng hoặc hạ thân nhiệt.

Bật máy sưởi khi đóng kín cửa

Theo India Times, nhiều người có thói quen đóng kín cửa nhà và bật máy sưởi để giữ ấm. Tuy nhiên, vào mùa đông, điều quan trọng là bạn cần giữ không khí trong lành.

Điều quan trọng cần làm vào mùa đông là giữ không khí trong lành. Việc đóng kín cửa và bật máy sưởi có thể dẫn đến nấm mốc, tạo điều kiện tích tụ các chất độc hại trong nhà do không khí ẩm trong phòng kín. Diều này có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu…

Lưu ý quan trọng trong cách giữ ấm vào mùa đông này đó chính là sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong phòng và ngoài trời. Nếu nhiệt độ phòng quá ấm, cơ thể sẽ khó thích ứng ngay khi bạn bước ra ngoài. Việc này dẫn đến nguy cơ tê buốt, máu khó lưu thông, nghiêm trọng hơn là hạ thân nhiệt đột ngột và gây đột quỵ.

Mặc càng nhiều lớp càng ấm

Một quan niệm sai lầm phổ biến trong việc giữ ấm cơ thể mùa đông nữa là mặc càng nhiều lớp quần áo với chất liệu dày dặn mới đủ ấm.

Chất liệu len, bông thực tế sẽ khiến mồ hôi không thoát ra ngoài được và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra các vấn đề về da.

Ngoài ra, quần áo quá bó sát còn có thể khiến bạn khó chịu, không thoải mái và lạnh nhanh hơn. Hãy mặc đồ hơi rộng, lỏng bởi vì không khí giữa các lớp có thể giúp giữ ấm cơ thể.

Lưu ý không mặc quá dày hoặc đội mũ cho trẻ nhỏ khi ngủ, việc này khiến nhiệt độ ở não bộ tăng cao, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.

Tắm nước quá nóng và tắm lâu

Lời khuyên đó là tránh ngâm mình trong nước nóng quá lâu, việc này không chỉ không giúp giữ ấm cơ thể mà còn gây tổn thương da, khô da và đóng vảy, ngứa. Tắm lâu vào mùa đông dễ khiến bạn bị cảm lạnh.

Pha nước ấm vừa phải và luôn thoa kem dưỡng ẩm sau mỗi lần tắm để giữ độ ẩm cho làn da.

Dấu hiệu bệnh nóng gan là gì?

Hiện tượng nóng gan gây nổi mụn, sạm da, ngứa ngáy da,… theo cách nghĩ thông thường chỉ là những biểu hiện bề nổi bên ngoài nhưng ngầm báo động tình trạng tổn thương gan bên trong và đòi hỏi có sự can thiệp kịp thời.

Tìm hiểu về nóng gan và cách khắc phục đúng theo khoa học là việc cần làm để cấp tốc “giải cứu” lá gan của bạn.

 

Thực phẩm giúp tăng sức đề kháng chứa nhiều Vitamin C

Trái cây như ổi, kiwi, đu đủ, ớt chuông đỏ, rau xanh như súp lơ xanh… giàu vitamin C, nên ăn để tăng sức đề kháng, phòng ngừa Covid-19.

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng Khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nên tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng những loại thực phẩm tự nhiên giàu vitamin C.

Vitamin C là axit ascorbic, hỗ trợ cơ thể đề kháng với nhiễm trùng, tạo collagen, tăng cường hấp thu chất sắt, chống bệnh đục thủy tinh thể bằng cách tăng lượng máu đến mắt. Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương từ gốc tự do. Chính tổn thương tế bào của gốc tự do đã gây ra các bệnh tim mạch, ung thư và bệnh mạn tính khác.

Một số thực phẩm tự nhiên giàu vitamin C như sau:

Ổi

Bác sĩ nhận định nguồn vitamin phong phú nhất là trái cây và rau quả. Các loại trái cây giàu vitamin C như nho, cam, chanh, ổi, bưởi, kiwi… trong đó, ổi chứa nhiều vitamin C hơn cả. Trong 100 g ổi chứa 228 mg vitamin C, cao gấp 4 lần so với cam. Ngoài ra, chất xơ có trong quả ổi giúp hệ tiêu hóa cải thiện. Lượng chất chống oxy hóa và vitamin trong ổi góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch.

Kiwi

Một quả kiwi tương đương một quả trứng nhưng chứa đến 85 mg vitamin C. Nên dùng kiwi tươi làm bữa tráng miệng mỗi sáng là thời điểm tốt nhất để bảo tồn tuyệt đối lượng vitamin C. Hai trái kiwi cỡ trung bình có thể cung cấp khoảng 230% lượng vitamin C khuyến nghị một ngày, gần gấp đôi so với cam.

Có thể thêm kiwi vào món salad, cắt vài lát kiwi ăn cùng với sữa chua hoặc dùng kiwi cùng dâu để làm bánh.

Cam

Cam vẫn luôn được biết đến là nguồn vitamin C tự nhiên dồi dào. Trong 100 g cam chứa 50 mg vitamin C. Nên uống một cốc nước cam ép mỗi sáng vừa cung cấp vitamin C vừa cung cấp thêm nước, nhưng với số lượng cam nói riêng hay hoa quả nói chung theo đúng khuyến nghị. Ngoài ra, cam rất giàu chất xơ, có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Loại trái cây này còn giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày và trào ngược axit. Nước cam có đặc tính chống viêm.

Trong nước cam có chứa tỷ lệ cao vitamin C- chất rất hữu ích trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch. Từ đó, bạn sẽ ít mắc phải nhiều bệnh như cảm lạnh, cúm.

Ớt chuông đỏ

Một chén ớt chuông đỏ xắt nhỏ chứa gần gấp ba lần hàm lượng vitamin C trong một quả cam (khoảng hơn 190 mg). Ớt đỏ cũng là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời, có thể giúp tăng cường sức khỏe của mắt. Ngoài ra, vitamin B6, vitamin E và folate trong quả tốt cho sức khỏe tổng thể.

Đu đủ

Trong 100 g đu đủ chứa lượng vitamin C khoảng 62 mg. Đây cũng là một loại trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa như carotene và flavonoid, vitamin A và folate. Trái cây này chứa men papain, một loại men rất tốt cho đường tiêu hóa và hỗ trợ cho hệ thống men khác hấp thu tối đa thực phẩm ăn vào cơ thể.

Súp lơ xanh

Súp lơ xanh là một loại rau giàu vitamin C. Bác sĩ Hưng cho biết vitamin C thuộc nhóm vitamin tan trong nước. Cơ thể không có được khả năng tạo ra được vitamin này hoặc tích trữ nó. Cho nên chúng ta cần phải được cung cấp vitamin C hàng ngày nhằm đảm bảo không để thiếu hụt.

Sữa chua

Sữa chua giàu vitamin C, tác dụng kháng khuẩn, dễ tiêu, nên ăn hàng ngày trong dịch Covid-19.

Trong các loại quả giàu vitamin C, ổi nhiều vitamin C hơn cả.

Theo bác sĩ, bên cạnh thực phẩm giàu vitamin C, một số thực phẩm khác cũng tăng sức đề kháng cho cơ thể, nên bổ sung mùa dịch Covid-19, như các loại hạt, đặc biệt là hạt hạnh nhân.

Hạnh nhân phổ biến trong chế độ ăn của người Ai Cập cổ đại và Ấn Độ. Cổ học Ayurvedic Ấn Độ tin rằng hạnh nhân có khả năng nâng cao năng lực não bộ, khả năng trí tuệ và tuổi thọ. Những lợi ích của hạt hạnh nhân được đã được chứng minh như: ngừa bệnh tim, giúp não khỏe mạnh, ngăn ngừa đái tháo đường, hấp thu dinh dưỡng, tăng sức khỏe tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, hạnh nhân cũng là thực phẩm giàu năng lượng, nên ăn với số lượng vừa đủ, để vừa nhận được những giá trị có lợi của hạnh nhân, đồng thời tránh nguy cơ thừa cân béo phì.

Thịt và hải sản giàu chất dinh dưỡng. Đặc biệt, những loại động vật thân mềm như sò, hàu, trai, sò điệp, ốc chứa lượng lớn chất sắt, nên thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, trong một số loại cá biển, tôm cua cũng có hàm lượng sắt cao. Cơ thể con người dễ hấp thụ chất sắt từ hải sản hơn là từ những loại thực phẩm khác. Cơ thể nạp đầy đủ chất dinh dưỡng thì sức đề kháng mới mạnh.

Bác sĩ lưu ý, không có thực phẩm nào hoàn hảo, vì vậy nên ăn đa dạng thực phẩm mỗi ngày. Tất cả các bữa ăn phải được ăn nóng (không lạnh), mỗi ngày cần uống đủ nước hàng ngày theo nhu cầu của từng độ tuổi, khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày.

Những người có thói quen đi đại tiện vào thời điểm này trong ngày sẽ có khả năng sống thọ hơn hẳn những người khác

Một người có đại tiện trơn tru đồng nghĩa rằng hệ tiêu hóa và sức đề kháng hoạt động tốt, có khả năng phòng ngừa được bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

“Ăn, uống, ngủ nghỉ” là nhu cầu cơ bản của con người, trong số đó đại tiện là một trong những hoạt động không thể trì hoãn. Đại tiện là một hoạt động của hệ tiêu hoá thông qua hậu môn. Chất cặn bã từ thức ăn còn thừa lại sau giai đoạn tiêu hóa sẽ ra khỏi ruột già qua ruột thẳng và đi xuống hậu môn để thải ra ngoài.

Một người có đại tiện trơn tru đồng nghĩa rằng hệ tiêu hóa và sức đề kháng hoạt động tốt, có khả năng phòng ngừa được bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

Ngược lại, một người gặp vấn đề về đại tiện sẽ có nguy cơ bị táo bón, bệnh đường ruột, dạ dày hoặc thậm chí ung thư trực tràng và như vậy đương nhiên tuổi thọ sẽ bị rút ngắn.

Thời điểm vàng để đại tiện trong ngày

Theo tờ Aboluowang (Trung Quốc), sau khi phân được hình thành, ruột sẽ đẩy chúng đến đại tràng với tốc độ 1-2 cm mỗi phút, tình trạng này diễn ra 2 đến 3 lần một ngày.

Đặc biệt là vào ban đêm, khi chúng ta đang ngủ thì ruột già và ruột non lại vô cùng lao lực để xử lý hết được số thức ăn mà chúng ta đã tiêu thụ trong ngày. Nếu chức năng của ruột tốt thì bạn sẽ cảm thấy muốn đi đại tiện vào buổi sángtrong vòng 30 phút sau khi thức dậy. Ruột được ví như “bộ não thứ 2” của con người, ruột tốt thì cơ thể mới hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả, từ đó tăng khả năng sống thọ hơn.

Cách vệ sinh 8 bộ phận trên cơ thể con người

Thờ ơ với việc tắm rửa và chăm sóc một số bộ phận trên cơ thể sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe của chúng ta. Ai cũng biết rằng nên rửa tay kỹ lưỡng nhưng có những bộ phận khác trên cơ thể cũng cần được vệ sinh kĩ hơn ta tưởng. Ví dụ, nếu bạn vẫn dùng tăm bông để vệ sinh tai, hãy nhìn xuống thấp hơn một chút, ở rốn ấy. Lần cuối cùng bạn làm sạch nó là khi nào? Có rất nhiều điều đang diễn ra ở đó: các nhà khoa học đã tìm thấy cả một khu rừng vi khuẩn ở rốn của con người đấy. Và một số trong số chúng chắc chắn có hại.

Hay lưỡi của bạn thì sao? Ngay cả khi bạn đánh răng hai lần một ngày và dùng nước súc miệng mỗi lần, có thể bạn vẫn bị hôi miệng. Điều này có thể do vi khuẩn trên lưỡi của bạn gây ra, vì vậy hãy cân nhắc việc làm sạch lưỡi nhé. Điều này đặc biệt đúng nếu lưỡi của bạn được phủ một lớp màng trăng trắng. Chúng tôi tôn trọng bản chất con người và giới thiệu các bộ phận quan trọng của cơ thể mà có thể chúng ta đang đối xử chưa đúng cách.