Thực phẩm tăng đề kháng mùa lạnh

Ăn cân bằng, đa dạng các nhóm thực phẩm, tăng cường gấp đôi lượng rau, trái cây để bổ sung vitamin nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Thạc sĩ Trương Nhật Khuê Tường, Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược, cho biết vitamin, chất khoáng, chất xơ rất quan trọng trong tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Các loại trái cây giàu vitamin C, A, kẽm, chất xơ, polyphenol (chất chống oxy hóa) như sơ ri, ổi, ớt chuông, cam quýt, dâu.

Cam

Cam chứa nhiều vitamin C. Một quả cam có thể cung cấp đủ nhu cầu vitamin cho cơ thể trong ngày. Do đó mỗi ngày nên ăn một quả cam, không cần ăn quá nhiều, thạc sĩ Tường khuyên.

Rau màu xanh đậm

Các loại rau màu xanh đậm và bông cải xanh chứa nhiều vitamin C, E, giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Các loại rau có màu xanh đậm chứa nhiều vitamin E, C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ảnh: Health.

Tỏi, hành, gừng, trà xanh, nấm

Tỏỉ, hành, trà xanh, gừng, nấm có các thành phần chống viêm giúp tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch. Chúng ta có thể sử dụng chúng trong bữa ăn hằng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trứng, sữa tách béo, hải sản

Sữa tách béo, trứng, hải sản giàu vitamin D, có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng phổi.

Các loại hạt

Các loại hạt bí, hướng dương, hạt điều, hạnh nhân chứa nhiều kẽm, vitamin E… là những chất chống oxy hóa đồng thời giúp cơ thể cải thiện những vấn đề về tiêu hóa.

Sữa chua

Sữa chua là nguồn cung cấp probiotic – lợi khuẩn đường ruột, giúp cơ thể tăng cường phòng thủ chống lại virus.

Ngũ cốc

Chất xơ hòa tan có trong ngũ cốc, gạo ít xay xát, yến mạch, khoai lang… là chất prebiotic giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn trong cơ thể, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.

Nước

Nước rất quan trọng đối với mọi quá trình sinh lý trong cơ thể. Khi cơ thể bị mất nước, hoạt động chống lại tác nhân gây bệnh cũng ảnh hưởng. Cần uống đủ nước, ít nhất 1,5 lít mỗi ngày và nhiều hơn khi khi làm việc nặng, tập thể dục, đổ mồ hôi nhiều.

 

Lê Cầm – https://vnexpress.net/thuc-pham-tang-de-khang-mua-lanh-4224228.html

Kích thích thị giác cho trẻ sơ sinh từ 3-6 tháng – Đỏ đen trắng

Thị giác trẻ sơ sinh phát triển đồng nghĩa với việc trí não phát triển. Vì thế, hãy tìm những cách phù hợp và hiệu quả nhằm kích thích thị giác cho trẻ sơ sinh.

Đôi mắt cũng như tầm nhìn của trẻ sẽ phát triển tự nhiên theo thời gian nhưng ta vẫn có thể giúp đỡ trẻ phát triển bằng những cách khác nữa. Điều tốt nhất ta nên làm cho một bộ não mới phát triển đó là để nó tương tác với những màu sắc tương phản trước. Giáo sư Angunawela khuyên rằng cha mẹ nên mặc đồ đen trắng hoặc quần áo sáng màu, càng thường xuyên càng tốt.

Bên cạnh đó, hãy bế trẻ lại gần mỗi khi muốn tương tác với chúng, bởi tầm nhìn của một bé sơ sinh vẫn còn khá hạn chế. Giáo sư khuyên khoảng cách tốt nhất để tương tác với trẻ là 30 cm.

Hãy trang trí phòng trẻ với những họa tiết sọc màu tương phản, điều đó sẽ giúp phát triển não bộ trẻ nói chung và tầm nhìn của trẻ nói riêng.

Bên cạnh các cách phổ biến trên, các bậc cha mẹ có thể tìm hiểu thêm các cách kích thích thị giác cho trẻ ngay từ lúc mới sinh đến 6 tháng tuổi có thể áp dụng được ngay hôm nay.

 

Xử trí nhanh khi bị tụt huyết áp

Tụt huyết áp là căn bệnh phổ biến thường thấy ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên ngày nay căn bệnh này có dấu hiệu trẻ hóa độ tuổi bởi môi trường sống và chế độ ăn uống nghỉ dưỡng của chính bản thân họ có vấn đề. Một số người khi gặp trường hợp như thế này đều không biết phải làm gì khi bị tụt huyết áp. Trong video dưới đây sẽ giải thích rõ hơn về nguyên nhân gây ra cũng như cách xử lý khi đang trong tình trạng tụt huyết áp.

Tụt huyết áp có thể để lại những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe bệnh nhân. Làm thế nào để xử trí nhanh khi bị tụt huyết áp?

 

Nguồn : https://www.youtube.com/watch?v=CK0b7_zjLCA

Vì sao nhiều bệnh nhân tử vong sau khi khỏi Covid-19?

Trong nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, gần 35% bệnh nhân khỏi Covid-19 phải điều trị sức khỏe lâu dài. Trong số đó, nhiều người tử vong vì các biến chứng của bệnh.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Leicester và Văn phòng Thống kê Quốc gia tại Anh vừa công bố phát hiện cho thấy nhiều bệnh nhân tử vong sau khi khỏi Covid-19. Giáo sư Kamlesh Khunti, Đại học Leicester, tác giả chính của nghiên cứu, cảnh báo chúng ta cần chuẩn bị cho những ảnh hưởng lâu dài của Covid-19.

Đồng thời, ông bày tỏ sự khó hiểu về tình trạng này. Bởi ngay cả những bệnh nhân được điều trị bằng các liệu pháp bảo vệ như aspirin và statin vẫn khó cải thiện tình hình sức khỏe. “Dường như họ đã khỏi bệnh nhưng vẫn phải sống chung với nó, buộc phải quay trở lại bệnh viện và khó tránh khỏi cái chết”, chuyên gia này chia sẻ.

Một bệnh nhân đang điều trị hồi phục sau khi mắc Covid-19 tại Surrey, Anh. Ảnh: NY Times.

Nghiên cứu này được Giáo sư Khunti mô tả là lớn nhất từng thực hiện trên những bệnh nhân khỏi Covid-19 tại Anh. Đặc biệt, điều khiến giáo sư Khunti băn khoăn đó là các bệnh nhân Covid-19 thường mắc tiểu đường sau khi khỏi bệnh.

“Chúng tôi đặt giả thuyết có thể SARS-CoV-2 đã phá hủy các tế bào beta tạo insulin và khiến các bệnh nhân mắc tiểu đường type I. Trường hợp khác là nó gây kháng insulin và dẫn đến tiểu đường type II. Những chẩn đoán mới này rất đáng ngờ”, ông nhận định.

Theo Telegraph, nghiên cứu được thực hiện trên 47.780 trường hợp mắc Covid-19 tại Anh và đã xuất viện. Sau 140 ngày khỏi bệnh, 29,4% trường hợp phải tái khám, nhập viện vì các tình trạng liên quan. Đặc biệt, 12,3% bệnh nhân tử vong do các biến chứng. Tuổi trung bình của những người tham gia nghiên cứu là 65.

Theo số liệu gần đây do Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cung cấp, 1/5 bệnh nhân tại Anh vẫn có triệu chứng của Covid-19 sau 5 tuần. 50% trong số đó gặp phải di chứng của bệnh trong 12 tuần tiếp theo.

Nhiều người chịu ảnh hưởng lâu dài của SARS-CoV-2 và gặp phải các vấn đề về tim, tiểu đường, bệnh mạn tính ở gan, thận. Nghiên cứu cũng chỉ ra nguy cơ càng cao hơn ở nhóm người dưới 70 tuổi và dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, tiến sĩ Charlotte Summers, giảng viên Đại học Cambridge, Anh, lưu ý một số người trẻ cũng gặp phải biến chứng nguy hiểm khi mắc Covid-19. Tín hiệu này cảnh báo chúng ta có nhiều vấn đề phải đương đầu khi đối phó với đại dịch này.

Trước đó, nghiên cứu quy mô lớn tại Trung Quốc cho thấy 76% bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện Jin Yin-tan, Vũ Hán, đều gặp phải những vấn đề lâu dài về sức khỏe sau 6 tháng. Đặc biệt, gần 35% bệnh nhân có dấu hiệu suy thận, tồn ứ chất thải trong cơ thể và tăng nguy cơ rối loạn chức năng sinh dục.

Ngoài việc gây ra các triệu chứng như tích tụ chất thải trong máu, phù nề mặt, ảnh hưởng chức năng thận còn tác động xấu tới đời sống tình dục của người bệnh. Giáo sư thận học của Viện Nghiên cứu Mario Negri Institute for Pharmacological Research, Italy, đánh giá đây là phát hiện bất ngờ.

 

Nguồn: https://zingnews.vn/vi-sao-nhieu-benh-nhan-tu-vong-sau-khi-khoi-covid-19-post1174860.html

Nguyên nhân và cách điều trị gai gót chân

Gai xương gót chân là gì, bệnh có nguy hiểm không, nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào… Rất nhiều thắc mắc liên quan đến bệnh gai xương gót mọi người cần nắm được để biết cách khắc phục, điều trị và ngăn ngừa hiệu quả căn bệnh này.

Gai xương gót là tình trạng thoái hóa vùng mặt dưới xương gót dẫn đến sự tân tạo xương tại chỗ tạo thành một gai nhọn hoặc là sự mọc ra của xương ở bờ rìa của khớp (có người bị gai gót chân nhưng không có cảm giác đau). Bệnh hay gặp ở người trung niên, liên quan tới vận động nhiều, hay khiêng vác nặng với tỉ lệ cân bằng giữa hai giới nam và nữ.

Vậy nguyên nhân gây gai xương gót là gì và cách điều trị như thế hãy cùng xem qua video bên dưới để biết thêm  chi tiết:

 

Chính cách tắm đã khiến người bạn ngứa như kim châm và đầu đầy gàu

Chúng ta thường có thói quen tắm nước nóng vào mùa đông để giữ ấm cho cơ thể khi tắm. Tuy nhiên, nếu tắm nước quá nóng sẽ gây ra một vài hệ lụy cho da. Tham khảo bài viết này để bảo vệ làn da vào mùa đông.

Cứ vào mùa Đông, việc sử dụng nước nóng cho sinh hoạt hàng ngày là nhu cầu tất yếu. Những năm gần đây, nhờ kinh tế phát triển, bình nước nóng được sử dụng rộng dần. Thay thế cho các phương pháp đun nước truyền thống, chính vì vậy nước nóng có ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, chính việc sử dụng nước nóng quá nhiều, sử dụng không khoa học đã vô tình gây hại đến làn da của bạn.

RỬA TAY THƯỜNG XUYÊN BẰNG NƯỚC NÓNG

Vì nước nóng luôn sẵn có, nên người dùng cứ vô tư sử dụng. Dù ở nhà, ở nơi làm, hay nơi công cộng. Việc này không những gây lãng phí nước, tốn điện mà còn gây khô da tay. Thường xuyên rửa tay bằng nước nóng không những gây khô da, mà còn dẫn tới một số bệnh lý. Da trở nên nhạy cảm dễ nứt nẻ, xước vảy, chai sạn. Lý do có trường hợp này là do nước nóng đã làm mất ẩm trên da, da bị mất 1 lớp bảo vệ tự nhiên dễ bị không khí lạnh xâm nhập làm nứt nẻ.

Lời khuyên cho trường hợp này là không nên rửa tay thường xuyên bằng nước nóng, nhưng cũng không nên rửa tay bằng nước quá lạnh. Hãy rửa tay bằng nước đủ ấm, có nghĩa là da bạn cảm nhận nước đã đủ ấm chứ không lạnh buốt.

TẮM DƯỚI VÒI NƯỚC QUÁ NÓNG

Không chỉ riêng da tay – vùng da thường xuyên tiếp xúc với không khí da toàn thân cũng vô cùng nhạy cảm với nước nóng. Mặc dù hàng ngày chúng ta đã trang bị trang phục dày kín để bảo vệ nhưng vẫn không tránh khỏi nguy cơ khô da. Tắm nước quá nóng thường xuyên không chỉ gây khô da mà còn ảnh hướng tới sức khỏe nhất là những bệnh nhận huyết áp cao, tiểu đường. Làn da trở nên khô rát và nhạy cảm, dễ gây mẩn ngứa.

Lời khuyên: Tắm nước đủ ấm không nên tắm nước quá nóng. Nhiệt độ nước tắm lý tưởng là 38-40 độ C tùy vào việc bạn tắm bồn hay tắm bằng vòi sen.

 

GỘI ĐẦU BẰNG NƯỚC NÓNG

Vì sao vào mùa đông thường xuất hiện gàu trên đầu? Thường xuyên gội đầu bằng nước nóng, da đầu bị mất nước gây khô, bong tróc da. Hệ lụy là gây ngứa ngáy, và xuất hiện gàu. Các nhà khoa học chứng minh, gội đầu bằng nước nóng gây khô da đầu, khô gãy và rụng tóc. Nên gội đầu bằng nước lạnh (tất nhiên là không quá lạnh để tránh cảm cúm).

Mẹo bảo vệ làn da vào mùa đông:

1. Tắm nước ấm và tắm nhanh. Tuyệt đối không tắm nước nóng và tắm lâu sẽ khiến cho da khô và thô rát. Lâu ngày có thế gây đến bong tróc, nứt nẻ.

2. Sau khi rửa tay nên bôi kem dưỡng tay để làm dịu da và giảm nứt nẻ, khô rát.

3. Có thể sử dụng máy làm ẩm, phun sương trong phòng để giảm môi trường khô của mùa đông.

4. Nên uống nhiều nước để giữ được độ ẩm cho da và cơ thể.

 

Theo Cự Giải

Pháp luật và Bạn đọc

https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/mua-dong-ngua-nguoi-nhu-kim-dam-dau-day-gau-khong-phai-do-ban-o-ban-ma-chinh-la-do-cach-tam-cua-ban-162211901150015701.htm

Sự thật về đông trùng hạ thảo

Hầu hết sản phẩm được quảng cáo là chứa đông trùng hạ thảo tự nhiên (Cordyceps sinensis) trên thị trường thực chất đều là sản phẩm nhân tạo.

Đông trùng hạ thảo (Cordyceps) là loại đông dược quý, được tìm thấy ở vùng núi lạnh giá của vùng Himalaya và cao nguyên Tây Tạng. Chúng có hình dạng con sâu mọc một ngọn cỏ trên đầu nên có tên gọi như trên, nhưng đó chỉ là lầm tưởng (đọc box).

Với thói quen và sở thích của dân châu Á, đông trùng hạ thảo được xem như một loại thần dược. Do quá đắt tiền, chỉ những người có tiền hoặc khi cha mẹ quá già yếu, cận tử mới được người thân cố gắng mua cho dùng (kiểu ngậm sâm) như hy vọng cuối cùng để cứu vãn sự sống.

Nếu bạn tìm thấy một hộp thuốc bổ sung ghi nhãn thành phần Cordyceps, có thể chúng không phải là sản phẩm đông trùng hạ thảo tự nhiên như bạn nghĩ.

Đông trùng hạ thảo tự nhiên đang đối mặt sự tuyệt chủng

Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis) tự nhiên chỉ được tìm thấy ở châu Á, nằm giữa dãy Himalaya trên cao nguyên Tây Tạng, phát triển ở môi trường khí hậu đặc trưng nên khó có thể trồng đại trà.

Ảnh: Một người du mục Tây Tạng bò trên sườn núi thuộc cao nguyên Tây Tạng để thu hoạch đông trùng hạ thảo. Ảnh chụp ngày 21/5/2016. Nguồn: Denverpost.com

 

Đông trùng hạ thảo hình thành ra sao?

Vào mùa đông, các ấu trùng sâu bướm (thuộc chi bướm Thitarodes) vô tình ăn phải các bào tử nấm Cordyceps sinensis hoặc bị nấm ký sinh trên thân sâu. Bào tử nấm sẽ phát triển thành các sợi nhỏ gọi là sợi nấm (hyphae), tạo thành thể sợi (mycelium) bên trong ấu trùng. Suốt quá trình này, bào tử nấm dùng chất dinh dưỡng của ấu trùng để phát triển. Chúng dần dần biến ấu trùng thành “xác ướp” và “đẩy” ấu trùng quay sang tư thế dựng đứng, với đầu ấu trùng hướng gần mặt đất. Quá trình này tiếp tục diễn ra cho đến khi bào tử ăn hết chất dinh dưỡng bên trong ấu trùng (ấu trùng chết đi, chỉ còn lại lớp vỏ) và từ từ thoát ra từ phần đầu của con nhộng.

Vào mùa xuân, nấm sẽ vươn lên trên mặt đất như một ngọn cỏ và mọc dài thêm vài centimet. Phần nấm phát triển bên ngoài xác ấu trùng gọi là quả thể (fruiting body).

Do mùa đông nấm vẫn còn nằm bên trong xác ấu trùng (đông trùng) còn mùa hè mọc ra ngoài như ngọn cỏ (hạ thảo) nên người ta gọi chúng với tên “đông trùng hạ thảo” (mùa đông là sâu, mùa hè là cây).

Hình ảnh nấm đông trùng hạ thảo bao gồm phần ấu trùng và nấm quả thể. Nguồn: Slideshare

Tên gọi này cộng với hình dạng “con sâu mọc cây trên đầu” nên có người hiểu nhầm chúng là loài nửa con – nửa cây. Tuy nhiên, đó chỉ là tưởng tượng. Còn về mặt khoa học không có loài nào như cách diễn giải kể trên cả.

 

Đông trùng hạ thảo tự nhiên. Nguồn: Mycoforest

Nhưng nhu cầu về đông trùng hạ thảo ngày càng tăng trên khắp thế giới dẫn đến tình trạng thu hoạch tùy tiện tràn lan, không kiểm soát và bảo vệ nguồn sản vật, khiến sản lượng thu hoạch tự nhiên của nấm Cordyceps sinensis ngày càng giảm đến mức báo động.

Năm 2008, nhóm nghiên cứu của nhà khoa học Yang Da-Rong (Trung Quốc) cho biết họ đã đi hết 47 chuyến trong hai mùa hè đến vùng Tây Tạng để tìm nấm C. sinensis. Kết quả khiến họ bị sốc: Vùng phát triển tự nhiên của nấm Cordyceps sinensis đã dời lên cao hơn 500 mét so với 20 năm trước đây, tương đương với việc đã mất đi 70%-97% sinh khối của loại nấm này.

Điều này khiến các chuyên gia nghiên cứu nấm lo ngại chúng có thể bị tuyệt chủng.

Năm 1999 Trung Quốc đã liệt kê C. sinensis vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng. Họ kiểm soát nghiêm ngặt sản lượng thu hoạch. Do đó, chúng ngày càng khan hiếm, thậm chí gây ra các cuộc xung đột trong khu vực thu hoạch tại Tây Tạng và các vùng Tây Nam lân cận thuộc Trung Quốc. Giá được đẩy lên rất cao. Ví dụ, vào cuối những năm 90 thế kỷ 20, giá từ khoảng 5 USD/gam đã tăng lên đến 72 USD/gam hiện nay, khoảng 1,6 tỷ đồng- 1,8 tỷ đồng/kg.

Như vậy, đủ rõ lượng nấm đông trùng hạ thảo thu hoạch tự nhiên khó có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Phần quả thể của nấm C. sinensis, được xem là bộ phận chính chứa các hoạt chất sinh học, lại rất khó nuôi trồng nhân tạo do tốc độ phát triển và sản lượng đều thấp. Vì vậy, phương pháp sản xuất nấm C. sinensis công nghiệp hiện nay là nuôi cấy phần thể sợi của C. sinensis trong môi trường dạng lỏng. Phần thể sợi này đôi khi được đặt tên gọi là Hirsutella sinensis dù được nuôi cấy từ loài nấm C. sinensis.

Hầu hết các sản phẩm đông trùng hạ thảo trên thị trường không có được thành phần nấm sinh trưởng ngoài tự nhiên mà chỉ chứa thành phần nấm thay thế (nhộng trùng thảo C. militaris trình bày ở phần sau bài viết), hoặc chỉ gồm bộ phận thể sợi của C. sinensis được nuôi cấy công nghiệp, hoặc tệ hơn là ghi nhãn giả mạo.

Nhộng trùng thảo hay thành phần nấm thay thế có chất lượng ngang bằng nấm tự nhiên hay không?

Trước hết phải nói rõ: đông trùng hạ thảo không phải chỉ có một loại loài duy nhất. Chúng có đến gần… 400 loài khác nhau, được tìm thấy trên khắp thế giới, nhưng chủ yếu ở Châu Á, trong đó có 68 loài ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, có hai loài chính được quan tâm là đông trùng hạ thảo tự nhiên (Cordyceps sinensis) và loài nấm thay thế, được nuôi cấy nhân tạo- nhộng trùng thảo (Cordyceps militaris) như đã nói.

Ảnh: Hình ảnh nhộng trùng thảo (C. militaris) và đông trùng hạ thảo tự nhiên (C. sinensis). Nguồn: Freshcap Mushrooms

Việc nuôi trồng nhân tạo nhộng đông trùng hạ thảo C. sinensis chỉ mới đạt được tiến bộ đáng kể tại Trung Quốc trong vòng vài năm gần đây (dù vậy cũng chỉ chiếm khoảng 20% sản lượng thu hoạch tư nhiên). Hầu hết sản phẩm được quảng cáo là chứa đông trùng hạ thảo tự nhiên (Cordyceps sinensis) trên thị trường thực chất đều là sản phẩm nhân tạo, chứa phần thể sợi nấm được nuôi cấy trong môi trường lỏng với tên gọi thường gặp là Cordyceps CS-4.

Cordyceps CS-4 thường dùng ở dạng thuốc bổ sung hoặc dạng bột do không có hình dạng “vừa là sâu vừa là cây” như đông trùng hạ thảo tự nhiên.

Còn nhộng trùng thảo có cấu tạo hợp chất gần giống với đông trùng hạ thảo thiên nhiên. Nhờ những nghiên cứu đột phá gần đây, quả thể nấm Cordyceps militaris có thể được nuôi trồng một cách đáng tin cậy và có chi phí hợp lý. Phương pháp canh tác thậm chí không cần sử dụng côn trùng.

Một công ty ở Việt Nam đã nuôi trồng thành công loại nhộng trùng thảo này. Theo thông tin do công ty này công bố, nhộng trùng thảo do họ nuôi trồng có chứa 70% thành phần hoạt chất (cordycepic acid và adenosine) so với đông trùng hạ thảo ngoài tự nhiên.

 

Nuôi trồng nhộng trùng thảo. Chúng chỉ chứa phần thể sợi quả thể mà không có hình dạng đặc trưng của đông trùng hạ thảo tự nhiên. Nguồn: Freshcap Mushrooms

Cordyceps CS-4 thường dùng ở dạng thuốc bổ sung hoặc dạng bột do không có hình dạng “vừa là sâu vừa là cây” như đông trùng hạ thảo tự nhiên.

Dù các sản phẩm Cordyceps trên thị trường hầu hết là các sản phẩm nuôi cấy nhân tạo, tuy nhiên có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sợi nấm này thực sự chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học tương tự như đông trùng hạ thảo tự nhiên nếu được trồng và kiểm soát chất lượng đúng cách.

Thật vậy, các nghiên cứu phân tích thành phần của đông trùng hạ thảo tự nhiên cho thấy 80% hoạt tính nằm trong phần quả thể và chỉ có 20% nằm trong thân sâu (cũng có chứa thể sợi nấm).

Nhiều sản phẩm quảng cáo là đông trùng hạ thảo lại chính là gạo lứt sợi nấm sấy khô

Cách tốt nhất để sản xuất CS-4 là nuôi cấy sợi nấm trong môi trường lỏng giàu chất dinh dưỡng. Có thể tưởng tượng các sợi nấm lơ lửng trong chất lỏng chứa trong các thùng lên men lớn nên phát triển và mở rộng nhanh chóng. Khi sợi nấm đã phát triển hết mức có thể, nó sẽ được tách ra khỏi chất lỏng dinh dưỡng, sấy khô và nghiền thành bột sợi nấm nguyên chất 100%.

Sản xuất CS-4 theo cách này đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng có cấu trúc, tính chất tương tự như các quả thể nấm đông trùng hạ thảo thu hoạch ngoài tự nhiên.

 

Các sợi nấm (mycelium) được nuôi cấy trong thùng lên men. Nguồn: Freshcap Mushrooms

Một cách tiết kiệm chi phí hơn, nhưng kém hiệu quả hơn để sản xuất CS-4 là nuôi cấy sợi nấm trên môi trường ngũ cốc.

Khi sợi nấm đã xâm nhập vào bên trong hạt, tất cả chúng sẽ được nghiền thành bột và sấy khô mà không cần tách sợi nấm ra khỏi hạt.

Kết quả tạo ra sản phẩm cuối cùng chứa thành phần chính là tinh bột.

Mặc dù sản phẩm có hầu hết các hợp chất có lợi giống như trong sợi nấm nguyên chất, nhưng hàm lượng nấm sẽ thấp hơn đáng kể. Khi các nhà sản xuất thuốc bổ sung sử dụng sản phẩm từ cách nuôi trồng này, họ thường không liệt kê số lượng và hàm lượng thực tế các hợp chất có lợi trên sản phẩm. Bạn hãy lật sản phẩm lên, tìm thông tin cuối nhãn bao bì nhé. Nếu có ghi dòng chữ “gạo lứt sợi nấm sấy khô” (freeze- dried myceliated brown rice) thì chính là nó đấy.

Nguồn: Freshcap Mushrooms – https://doanhnghieptiepthi.vn/su-that-ve-dong-trung-ha-thao-khong-phai-cay-chang-phai-con-duoc-chat-nam-o-bo-phan-khong-ai-nghi-den-161211901100416769.htm

Cách dùng thuốc giảm đau không gây hại sức khỏe

Thuốc giảm đau được xem là “con dao hai lưỡi”, nếu không sử dụng hợp lý sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Theo dược sĩ Nguyễn Thị Trang, khoa Dược, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, thuốc giảm đau là những loại có tác dụng điều trị các cơn đau do bệnh lý, chấn thương hoặc phẫu thuật gây ra. Tuy nhiên, không phải tình huống nào cảm thấy đau đều có thể sử dụng loại này.

Các loại thuốc giảm đau thường gặp

Dược sĩ Trang cho biết thuốc giảm đau có thể được chia thành hai nhóm lớn.

– Nhóm thuốc giảm đau không kê đơn (OTC). Đây là những loại người bệnh có thể tự đến mua ở các nhà thuốc dưới sự tư vấn của dược sĩ mà không cần đơn của bác sĩ. Nhóm thuốc này rất hữu ích đối với những cơn đau ở mức độ nhẹ như đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, viêm khớp…

Về cơ bản, nhóm thuốc này có thể chia thành 2 loại chính là paracetamol (acetaminophen) và một số thuốc giảm đau nhóm kháng viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen…

Thuốc giảm đau có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng quá liều. Ảnh: Shutterstock.

– Nhóm thuốc giảm đau kê đơn. Khi cơn đau không thể xoa dịu bởi thuốc nhóm 1, người bệnh cần gặp bác sĩ để được kê các thuốc giảm đau mạnh hơn. Thuốc giảm đau kê đơn cũng được chia thành 2 loại là thuốc không opioid và opioid.

Các thuốc không opioid thường được bác sĩ kê cho người bị viêm, thoái hóa khớp. Các thuốc opioid là loại giảm đau mạnh nhất trong nhóm này, có thể kể đến như morphin, fentanyl. Những thuốc này cho hiệu quả giảm đau rất mạnh nhưng cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng cách.

Thuốc giảm đau opioid thường được bác sĩ kê đơn trong trường hợp đau nặng, không đáp ứng với các nhóm thuốc giảm đau khác như hậu phẫu, đau do ung thư. Người dùng thuốc này luôn cần được theo dõi, giám sát chặt chẽ bởi nhân viên y tế.

Thuốc giảm đau như “con dao 2 lưỡi”

Dược sĩ Nguyễn Thị Trang cảnh báo hiện nay, người bệnh thường có thói quen tự mua các thuốc giảm đau ở nhà thuốc mà không cần sự tư vấn của dược sĩ, bác sĩ. Nhiều trường hợp sử dụng thuốc giảm đau không đúng như uống quá liều, tự ý ngưng thuốc.

Một số thống kê trên thế giới đã cho thấy việc dùng thuốc giảm đau không hợp lý là tình trạng báo động, có thể để lại hậu quả khôn lường.

Nhiều trường hợp phải nhập viện vì ngộ độc sau khi sử dụng thuốc giảm đau không đúng liều. Ảnh: NYP.

“Việc sử dụng thuốc giảm đau được xem là ‘con dao hai lưỡi’. Việc không sử dụng hợp lý sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đối với các thuốc giảm đau nhóm một, dù được đánh giá là khá an toàn, không đồng nghĩa là thuốc này không gây ra các tác dụng phụ. Trên thực tế, một số trường hợp bị ngộ độc paracetamol dẫn đến suy gan cấp, đe dọa tính mạng do dùng thuốc không đúng”, dược sĩ Trang cảnh báo.

Phó giáo sư Đặng Nguyễn Đoan Trang, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cảnh báo để sử dụng thuốc giảm đau an toàn, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà phải có sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Đồng thời, người bệnh cần cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ, dược sĩ về triệu chứng, mức độ đau, tiền sử dùng thuốc điều trị…, để giúp lựa chọn loại thuốc giảm đau phù hợp, tránh biến chứng có thể xảy ra. Yêu cầu khi dùng thuốc giảm đau là người bệnh không tự ý nhai, bẻ hay nghiền viên thuốc, không tự thay đổi liều sử dụng, mua thêm hay ngưng thuốc đột ngột.

“Khi mua thuốc giảm đau, người bệnh cần chủ động kiểm tra thành phần hoạt chất trên bao bì hoặc tờ hướng dẫn sử dụng. Đặc biệt, các thông tin cần biết là chống chỉ định, liều dùng tối đa, tác dụng phụ có thể xảy ra và ghi nhớ thời điểm dùng thuốc. Nếu có dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc giảm đau, hãy nhanh chóng báo cho bác sĩ điều trị hoặc đến cơ sở y tế thăm khám để được kiểm tra sức khỏe”, PGS Trang khuyến cáo.

Uống cafe có thể sống lâu hơn?

Cafe (Coffee) là thức uống nổi tiếng nhất, thông dụng nhất, và được yêu thích nhất trên toàn cầu. Quý vị có biết cafe cũng là một thức uống tốt cho sức khỏe nếu biết cách uống đúng?

# Cafe tăng cường khả năng làm việc và làm não bộ thông minh hơn

# Uống cafe làm giảm rủi ro bệnh tiểu đường

# Uống cafe sống lâu hơn

# Nhưng… Uống quá nhiều cafe cũng không tốt

Mời quý vị theo dõi chi tiết qua video.