Dấu hiệu gan nhiễm mỡ | Sống khỏe mỗi ngày

Gan nhiễm mỡ là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan. Ở người bình thường, lượng mỡ trong gan rất thấp, chỉ chiếm từ 2 – 4% trọng lượng của gan. Nhưng trong bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ sẽ chiếm ít nhất từ 5-10% trọng lượng của gan. Chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng nhiễm mỡ của gan thông qua việc thay đổi các thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, bệnh gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng và các tổn thương do nó gây ra có thể hồi phục được.

 

 

Ăn uống sai lầm kiểu này khiến não của bạn mau già

Tất cả chúng ta đều được biết rằng việc thưởng thức đồ ăn có đường, đồ chiên rán và chế biến sẵn có thể “phá” chế độ ăn kiêng mà bạn đang theo.

Đừng mê những thực phẩm nhiều đường, chiên rán, chế biến sẵn mà khiến não của bạn mau già – ẢNH: SHUTTERSTOCK

Một nghiên cứu mới đã nhấn mạnh những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng đi kèm với thói quen ăn uống dễ dãi này – và nó thực sự có thể phá hủy lợi ích của chế độ ăn Địa Trung Hải.

Được xuất bản trên Tạp chí Alzheimer & Dementia, tạp chí của Hiệp hội Bệnh Alzheimer (Mỹ) vào ngày 7.1.2021, nghiên cứu đã xem xét tác động của thực phẩm “chế độ ăn phương Tây” đối với người lớn tuổi.

Chúng bao gồm thực phẩm chiên, đồ ngọt, thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, sữa đầy đủ chất béo. Theo các nhà khoa học, theo một chế độ ăn Địa Trung Hải nghiêm ngặt với rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá, dầu ô liu, các loại hạt, hạt và các loại đậu, hạn chế các loại thực phẩm khác sẽ giúp não trẻ hơn 5,8 tuổi.

Chế độ ăn Địa Trung Hải – SHUTTERSTOCK

5.001 người tham gia đã theo chế độ ăn Địa Trung Hải trong gần 20 năm. Cứ ba người họ sẽ điền vào một biểu mẫu nêu chi tiết tần suất họ ăn 144 loại thực phẩm.

 Các nhà khoa học phát hiện ra rằng “Những người tham gia bị suy giảm nhận thức chậm hơn trong những năm theo dõi là những người tuân thủ gần nhất với chế độ ăn Địa Trung Hải, cùng với việc hạn chế các loại thực phẩm thuộc chế độ ăn phương Tây, trong khi những người tham gia ăn nhiều hơn theo chế độ ăn phương Tây không có tác dụng có lợi của các thành phần thực phẩm lành mạnh trong việc làm chậm quá trình suy giảm nhận thức”, theo Eat This, Not That!

Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu về chế độ ăn kiêng khác như DASH, một trong những tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ Puja Agarwal, một nhà dịch tễ học dinh dưỡng và trợ lý giáo sư tại Khoa Nội tại Cao đẳng Y tế Rush (Mỹ), cho biết.

Tiến sĩ Agarwal cho biết: “Các nghiên cứu khác cho thấy thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, đồ chiên rán và lượng ngũ cốc nguyên hạt thấp có liên quan đến tình trạng viêm nhiễm cao hơn và suy giảm nhận thức nhanh hơn ở độ tuổi lớn hơn”.

Tiến sĩ Agarwal, cho biết thêm: “Chúng ta càng có thể kết hợp nhiều rau lá xanh, các loại rau khác, quả mọng, dầu ô liu và cá vào chế độ ăn uống của mình, thì càng tốt cho não và cơ thể đang bị lão hóa của chúng ta”, theo Eat This, Not That!

Trời giá rét, chăm sóc trẻ nhỏ như thế nào?

Làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu trẻ bị nhiễm lạnh, hạ thân nhiệt ở các em bé sơ sinh hoặc mới chập chững biết đi

Trời lạnh dưới 10 độ, người lớn còn ngại ra ngoài. Nhưng có những việc, những thời điểm mà gia đình bạn vì một lý do nào đấy, không thể không đưa trẻ ra ngoài.  Bạn băn khoăn: liệu con trẻ đi ra ngoài dưới trời lạnh giá như vậy có an toàn về sức khỏe hay không?

Bạn có lý do để lo lắng chính đáng: Cơ thể nhỏ bé của trẻ khó điều chỉnh nhiệt độ hơn người lớn để thích ứng với hoàn cảnh. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ càng nhỏ, tỷ lệ khối lượng cơ thể trên bề mặt cơ thể càng nhỏ – càng nhiều nhiệt bị thoát ra qua da.

Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

Với trẻ sơ sinh

Nhiệt độ dưới 5 độ C đặc biệt có vấn đề đối với trẻ sơ sinh do trẻ hiện có ít chất béo hơn để cách nhiệt chống lạnh, trẻ quá nhỏ không thể tích trữ đủ năng lượng để tăng quá trình sản sinh nhiệt của cơ thể.

Có thể đưa bé sơ sinh ra ngoài trời lạnh không?

Có, bạn có thể đưa em bé ra ngoài trời lạnh, nhưng cần lưu ý: Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị nhiễm lạnh nhất vì cơ thể chúng sẽ mất nhiệt nhanh hơn lượng nhiệt sinh ra. Trẻ sơ sinh không thể nói với bạn khi nào chúng thấy quá lạnh.

Nguy cơ có thể xảy ra là dẫn đến hạ thân nhiệt. Dấu hiệu hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh là da đỏ, lạnh và mức năng lượng thấp bất thường. Hãy cẩn thận với màu trắng hoặc xám nhạt trên ngón tay, ngón chân, mũi và tai của bé – những dấu hiệu ban đầu của chứng tê cóng.

Tuy nhiên, nên tránh cho trẻ ra ngoài trời trong điều kiện nhiệt độ hoặc gió lạnh dưới 5 độ C, lúc đó da tiếp xúc của trẻ có thể bắt đầu cứng lại trong vòng vài phút. Nếu bạn muốn tập làm quen cho trẻ thì chỉ nên ở ngoài trời quá lạnh trong vài phút mỗi lần.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), trẻ sơ sinh dễ bị hạ thân nhiệt nhất và có nguy cơ tử vong khi ngủ trong phòng lạnh. Tuy nhiên cũng lưu ý rằng nếu nhiệt độ quá ấm có thể làm tăng nguy cơ mắc Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Nhiệt độ phòng nên từ 15 độ C vào mùa đông.

Trẻ ở lứa tuổi tập đi

Vậy có thể đưa trẻ con mới biết đi ra ngoài trời lạnh không?

Câu trả lời là có, trẻ mới biết đi (khoảng trên 1 năm tuổi) cũng có thể an toàn chơi ngoài trời lạnh. Bé nên được mặc quần áo thích hợp: mặc áo khoác ấm, mũ, găng tay, quần dày, mang giày ấm. Nhưng cũng chỉ nên ở bên ngoài khoảng 20 đến 30 phút mỗi lần. Khi nào trời quá lạnh (dưới 5 độ C) không nên đưa trẻ mới biết đi ra ngoài.

Cũng giống như đối với trẻ sơ sinh, nên tránh để trẻ mới biết đi chơi hoặc ở ngoài trời với nhiệt độ hoặc gió lạnh dưới 5 độ C. Trời quá lạnh và nguy cơ quá cao khiến trẻ dễ bị hạ thân nhiệt hoặc cóng.

Hãy để ý các dấu hiệu hạ thân nhiệt ở trẻ mới biết đi:  Run rẩy chân tay, vụng về; mất phương hướng; nói lắp; da trắng hoặc xám tái…

Cách để bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi trong thời tiết khắc nghiệt

Nên mặc cho trẻ nhiều lớp áo.  Lớp gần nhất với da của trẻ phải mềm, mỏng và thấm mồ hôi. Mặc áo sơ mi dài tay, quần dài,  áo quần có lót bong mỏng, áo len mềm cao cổ. Lớp ngoài cùng có thể là áo lông vũ, có tác dụng giữ nhiệt tốt. 

Nên cho trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu sau khi con bạn đi ra ngoài trời về và có dấu hiệu quấy khóc, sốt, ngạt mũi hoặc chảy mũi, ăn uống kém đi…

Cần quan tâm giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh.

Gầy cũng có thể bị bệnh máu nhiễm mỡ

Không chỉ những người béo, mà người gầy cũng có thể bị bệnh máu nhiễm mỡ với các biến chứng đặc biệt nguy hiểm như đột quỵ. Làm thế nào để phát hiện và chữa trị căn bệnh này?

8 cách giảm Acid Uric cao hiệu quả

Acid Uric là một hợp chất hóa học của cacbon, oxi, hydro và nitơ, có công thức C5H4N4O3 được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái giáng các nhân purin.

Người bị a xít uric cao nên hạn chế ăn hải sản – ẢNH: SHUTTERSTOCK

Bởi vì Purin được phân hủy trong cơ thể nên việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu Purin đôi khi có thể cản trở cơ thể đào thải Acid Uric ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến nồng độ Acid uric cao trong cơ thể, còn được gọi là tăng Acid uric máu.

Mặc dù cơ thể con người có khả năng lọc Acid Uric tự nhiên nhưng đôi lúc do một số nguyên nhân khác ảnh hưởng, cơ thể sẽ bị hạn chế việc đào thải Acid Uric. Khiến cho Acid Uric tích tụ lại trong cơ thể . 

Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm và đồ uống cũng làm tăng nồng độ Acid Uric. Các bệnh mạn tính và lối sống không lành mạnh cũng là nguyên nhân. 

Các triệu chứng của Acid uric cao/tăng Acid uric máu?

Một số dấu hiệu theo Times of India: có máu trong nước tiểu, đau khớp và đau cơ, nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên, khó đi tiểu, sưng và viêm quanh khớp. 

Ngoài ra các triệu chứng cụ thể khác như: 

  • Cơn gút cấp: thường xuất hiện sau khi ăn nhiều đạm, thường khởi phát vào nửa đêm. Đau dữ dội ở một khớp. 
  • Biểu hiện của gút mạn và tăng acid uric mạn tính
  • Hạt tophi: Thường thấy ở vành tai, mỏm khuỷu, cạnh các khớp, có thể nhìn thấy màu trắng bên trong. Khi hạt tophi vỡ sẽ chảy ra chất nhầy trắng như phấn
  • Sỏi thận: sỏi uric, biểu hiện bằng cơn đau quặn thận, đau ở hông lưng lan xuống bẹn, cơ quan sinh dục, có thể tiểu máu
  • Suy thận do bệnh thận kẽ

Điều trị acid uric cao?

Việc acid Uric dư thừa trong cơ thể hoặc mức acid Uric cao có thể dẫn đến một số bệnh như bệnh gút và cũng gây ra nguy cơ mắc phải bệnh tim, tiểu đường và bệnh thận. Chính vì vậy, bạn cần sớm tìm cách để loại bỏ lượng axit dư thừa ra khỏi cơ thể mình. 

Ngoài sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng các phương pháp tự nhiên được giới thiệu dưới đây giúp làm giảm lượng acid uric cao trong cơ thể:

1. Hạn chế ăn nhiều thực phẩm chứa purin giúp giảm Acid Uric

Các loại thực phẩm được cho là chứa nhiều purin bao gồm:

  • Thịt: thịt gia cầm, thịt bò, thịt cừu, thịt lợn  
  • Hải sản: Tôm hùm, tôm càng, các thu, cá trích, sò điệp, cá hồi, cá cơm,…
  • Trứng cá: Trứng cá muối, trứng cá tuyết
  • Các loại rau xanh như: Măng tây, bơ, nấm, bông cải, cải xoăn, rau bina

 

2. Giảm Acid Uric bằng cách Uống nhiều nước

Nước là môi trường cho quá trình trao đổi chất và bài thải các chất dư thừa trong cơ thể. Vì vậy bạn cần uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để có thể duy trì acid uric ở mức bình thường.

 

3. Tránh thức ăn và đồ uống có đường giúp điều hòa nồng độ Acid Uric

Đường là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến nồng độ acid uric tăng cao. Đường Fructose có chứa nhiều trong trái cây, mật ong, một số loại rau và chất ngọt khác là tác nhân làm tăng chuyển hóa purin, làm cho lượng acid uric trong máu tăng lên. Ăn nhiều thực phẩm, đồ uống có chứa đường sẽ dẫn đến tình trạng thừa acid uric

 

4. Duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng góp phần điều hòa lượng Acid Uric

Tế bào mở tạo ra nhiều acid uric. Nếu cơ thể thừa cân quá mức có thể cản trở quá trình đào thải của thận. Tuy nhiên, bạn phải duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, vì giảm cân quá nhanh cũng không tốt

 

5. Giảm Acid Uric bằng cách ăn thực phẩm giàu chất xơ 

Chất xơ có nhiều lợi ích đối với cơ thể. Sự hỗ trợ của chất xơ sẽ giúp tăng cường tiêu hóa tốt, cân bằng lượng đường có trong máu và mức insulin, đây là vai trò quan trọng trong việc duy trì acid uric ở mức độ bình thường

 

 

6. Cân bằng nồng độ insulin dẫn đến cân bằng Acid Uric

Insulin là hormon duy nhất của cơ thể có tác dụng làm hạ đường máu. Quá nhiều insulin trong cơ thể có thể dẫn đến nồng độ Acid uric dư thừa trong cơ thể, đó là lý do tại sao bạn phải đi kiểm tra nồng độ insulin thường xuyên.

 

7. Cẩn thận khi dùng thuốc có chứa thành phần làm tăng Acid Uric

Một số loại thuốc ngoài tác dụng chữa bệnh thì nó còn làm tăng lượng acid uric. Do đó, điều quan trọng là bạn không thể tự ý dùng thuốc mà phải hỏi ý kiến bác sĩ trước

 

8. Hạn chế căng thẳng giúp giảm Acid Uric

Căng thẳng, thói quen ngủ muộn, lười vận động không chỉ làm tăng tình trạng sưng viêm ở bệnh nhân bị gout mà còn làm tăng cao lượng axit uric. Chính vì thế, bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt và giữ tinh thần thoải mái, có cuộc sống lành mạnh. theo Times of India.

Như vậy, bài viết đã giới thiệu đến bạn 8 phương pháp hiệu quả giúp giảm lượng acid uric dư thừa mà bạn có thể áp dụng. Hãy chăm tập luyện thể dục thể thao, có thói quen sinh hoạt lành mạnh và dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ để có một sức khỏe tốt. 

Vì sao nước mũi chảy khi trời lạnh

Gặp trời lạnh, khô các tuyến nhầy trong mũi hoạt động quá tốt, sản xuất dư chất lỏng làm ấm không khí, dẫn đến sổ mũi, chảy nước mũi.

Bác sĩ Trần Thị Phương Thảo, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cơ sở 3, cho biết khi thời tiết trở lạnh, khoảng 50 đến 90% người bị sổ mũi, chảy mũi nước trong. Đây gọi là viêm mũi do lạnh hoặc “mũi người trượt tuyết”.

Theo bác sĩ Thảo, hệ thống mũi xoang của con người được thiết kế để thực hiện chức năng làm ấm và ẩm không khí trước khi chúng đến phổi. Điều này giúp cho phổi và cổ họng không bị kích thích bởi không khí lạnh hơn nhiệt độ cơ thể. Ví dụ, nếu nhiệt độ không khí dưới 0°C, sau khi qua mũi, không khí thường khoảng 26°C đến 30°C. Và độ ẩm của không khí sau khi đi qua mũi khoảng 100%, bất kể không khí chúng ta đang hít thở có lạnh đến mức nào.

Cụ thể, gặp không khí khô và lạnh, các dây thần kinh bên trong mũi làm tăng lưu lượng máu đến mũi, các mạch máu giãn mở, làm ấm không khí đi qua. Đồng thời, các tế bào của hệ thống miễn dịch (mast) kích hoạt tuyến nhầy, sản xuất nhiều chất nhầy lỏng hơn, làm ẩm không khí. Ước tính mỗi người có thể mất tới 300 đến 400 ml chất lỏng mỗi ngày qua mũi khi nó thực hiện chức năng này.

Đây là một phản ứng sinh lý tốt của cơ thể, nhằm đáp ứng sự thay đổi của môi trường. Nhưng khi cơ chế bù trừ hoạt động quá mức, lượng nước vượt quá nhu cầu cần thiết sẽ dẫn đến chảy nước mũi, bác sĩ Thảo cho hay.

Trên những người bị hen suyễn, chàm, dị ứng, người nhạy cảm với các chất kích thích từ môi trường và sự thay đổi nhiệt độ, tế bào mast thường nhạy cảm hơn, các thay đổi giãn nở mạch máu sẽ phản ứng mạnh hơn. Vì vậy, triệu chứng chảy nước mũi dễ xảy ra ở nhóm này. Ngoài ra, không khí lạnh có thể làm họ nghẹt mũi và hắt hơi.

Để phòng tránh sổ mũi, bác sĩ khuyên người dân ở vùng lạnh nên chủ động giữ ấm mũi miệng bằng khăn khi ra ngoài trời. Việc hít thở qua khăn sẽ làm ấm, cung cấp hơi ẩm cho không khí giữa mặt và chiếc khăn, giúp hạn chế tác động của khí lạnh khô lên mũi.

Khi ở nhà, tốt nhất nên chạy máy tạo độ ẩm hoặc dùng nước muối sinh lý xịt mũi để làm ẩm đường mũi mà không làm tiết quá nhiều chất nhầy. Các thuốc thông mũi không nên dùng thường xuyên. Vì thuốc ngăn chặn sự tích tụ chất nhày chỉ trong thời gian ngắn và có thể gây chảy nước mũi nhiều hơn sau khi thuốc xịt mũi hết tác dụng.

Với y học cổ truyền, các loại thảo dược vị cay, tính ấm, có tinh dầu như tía tô, gừng, bạc hà, bạch chỉ, tân di, quế… có tác dụng điều trị triệu chứng sổ mũi hiệu quả.

Bác sĩ Thảo hướng dẫn làm trà gừng với 10 gram gừng, 10 đến 15 gram đường nâu như sau: cắt gừng thành từng lát và bỏ vào nước sôi, để nhỏ lửa đậy nắp lại từ 5 đến 10 phút. Thêm đường nâu vào sau. Uống khi còn nóng.

Ngoài ra, các bài tập xoa mũi, bấm huyệt, châm cứu giúp khí huyết lưu thông vùng mũi, tập cho cơ thể thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, luyện tập thể dục, dưỡng sinh nâng cao sức đề kháng góp phần làm giảm tình trạng chảy nước mũi, hắt xì khi gặp lạnh.

“Nếu liên tục chảy nước mũi, nước mũi đặc và có màu, có thể bạn đã mắc các bệnh về đường hô hấp, như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm mũi họng cấp. Lúc này, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách”, bác sĩ Thảo nói.

Cơ Thể Người Ký Sự

Chúng ta sẽ bắt đầu với chiếc miệng vì đây là cánh cổng dẫn tới hệ tiêu hóa. Hệ thống này được thiết kế để biến thức ăn của bạn thành những chất dinh dưỡng hữu ích, nhờ đó, cơ thể bạn luôn đầy ắp năng lượng và các tế bào sẽ được phát triển và phục hồi.

Mà này, bạn có biết lượng nước miếng con người sản suất trong một năm có thể đổ đầy 2 cái bồn tắm cỡ trung không? Gần như là một hồ bơi chứa đầy nước miếng. Eo ơi. Tuy nhiên, nước bọt sẽ hỗ trợ bằng cách trộn lẫn và nghiền thức ăn thành những miếng nhỏ hơn. Nhờ thế, dạ dày sẽ không phải tiêu hóa những miếng thức ăn lớn.

 

TÓM TẮT:

– Vậy là một khi ăn một loại thực phẩm bất kỳ, bạn đã khởi động bộ máy tiêu hóa trong cơ thể. Khi nhai, thức ăn được nghiền thành những mảnh nhỏ để quá trình này diễn ra dễ dàng.

– Những bó cơ trên thành thực quản đang co rút phía sau tôi và thư giãn phía trước tôi. Quá trình này được gọi là nhu động, và đó là cách tôi được di chuyển tới hệ tiêu hóa..

– Dạ dày giữ, trộn và nghiền thức ăn thành một loại hỗn hợp nhão, vì vậy bộ phận này chắc chắn phải khỏe.

– Ruột non có 3 phần. Bile is crucial to digest fat and take all the waste out of your blood, so be thankful your liver produces it.

– Mật rất quan trọng trong việc tiêu hóa mỡ và lóc hết các chất bẩn khỏi máu bạn, vậy nên hãy cảm ơn vì phổi của bạn đã sản xuất ra loại chất lỏng này.

– Bộ phận này còn được biết đến với cái tên đại tràng, đây là một cái ống túi có trang bị rất nhiều cơ và dài khoảng 1,5 đến 2 mết.

– Ruột của bạn cần các lợi khuẩn để ghiền thức ăn, vitamin và các dưỡng chất để cơ thể có thể sử dụng chúng.

– Ở đây vẫn đang chứa rất nhiều vi khuẩn. Cơ thể không được chứa quá ít hay quá nhiều vi khuẩn, nếu không bạn sẽ gặp các vấn đề về tiêu hóa như không dung nạp được thực phẩm.

– Khi ruột kết trái chứa quá nhiều phân thì phần ruột này sẽ đẩy tất cả xuống trực tràng vì ruột kết trái không thể tự giữ mọi thứ bên trong nó.

– Trực tràng là một là một đoạn ruột thẳng dài khoảng 20 cm. Bộ phận này có những cảm biến đặc biệt, như ở đây hay đằng xa kia, chúng có nhiệm vụ báo cho bạn biết khi nào bạn cần đi nặng.

– Nếu mọi chuyện xảy ra đúng lúc, và bạn tìm được một cái nhà vệ sinh thì các cơ vòng khoanh sẽ thư giãn và ta-da! Phân của bạn sẽ được đẩy ra ngoài.

– Các cảm biến trong trực tràng cũng giúp làm biến mất cảm giác thấp thỏm chờ đi vệ sinh trong giây lát.

Khám Phá Hệ Thống Tiêu Hóa : Cơ Thể Người Ký Sự | Phim hoạt hình Khoa học

Đường tiêu hóa là gì?

Hệ thống tiêu hóa xử lý các loại thực phẩm chúng ta ăn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Đường tiêu hóa gồm một ống dài nơi thức ăn đi qua từ miệng đến hậu môn, cũng như một số cơ quan phụ trợ xuất hiện ở hai bên đường ống.

Hãy cùng xem video bên dưới để hiểu rõ hơn về Hệ thống tiêu hoá của cơ thể người nhé!

 

Năm triệu chứng giúp phát hiện ung thư da kịp thời

Những vết loét lâu lành, mảng da đỏ gây ngứa bỗng dưng xuất hiện có thể là dấu hiệu của ung thư da.

Ung thư da có thể chữa khỏi, không để lại biến chứng nếu phát hiện và điều trị sớm. Trong đó, ung thư biểu mô tế bào đáy chiếm tỷ lệ khoảng 75% trong các loại ung thư da.

Ở lớp trên cùng của da có 3 loại tế bào chính gồm tế bào đáy. Chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào đáy dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm mô bệnh học.

Tổ chức Ung thư da Anh khuyến cáo mọi người phải chú ý đến những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như mặt, tai, cổ, da đầu, ngực, vai và lưng. Tuy nhiên, bất kỳ vùng da nào cũng có thể bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu

Các dấu hiệu nhỏ có thể cảnh báo ung thư da

– Vết loét lâu lành: Bạn cần đề phòng các vết loét hở tồn tại trong nhiều tuần, không lành hoặc tái phát. Chúng có thể chảy máu, chảy nước hoặc đóng vảy.

– Mảng da đỏ gây ngứa hoặc đau.

– Vết sưng hoặc nốt bóng với nhiều màu sắc khác nhau, chẳng hạn như hồng, đỏ hoặc trắng.

– Vết ban màu hồng, phía trên bề mặt có mạch máu nhỏ.

– Vùng sẹo phẳng, có màu trắng, vàng hoặc sáp.

Thông thường, một người có từ 2 dấu hiệu trên trở lên có nguy cơ bị ung thư da. Đôi khi, người bệnh nhầm lẫn các triệu chứng của ung thư với những căn bệnh ngoài da khác.

Điều quan trọng là làm theo bản năng của bạn và thăm khám bác sĩ da liễu nếu bạn thấy bất cứ điều gì mới, thay đổi bất thường trên da.

Những người được chẩn đoán mắc ung thư da có nguy cơ mắc bệnh khác cao hơn – đặc biệt là ở khu vực gần đó.

Bệnh có thể xuất hiện trở lại trong 2 năm đầu sau phẫu thuật, đặc biệt là trên mũi, tai và môi.

Cách phòng bệnh

Bạn cần đảm bảo an toàn dưới ánh nắng mặt trời. Điều này đồng nghĩa bạn nên thoa kem chống nắng và đeo kính râm ngăn tia cực tím khi ra ngoài trời. Tổ chức Ung thư da của Anh cho biết: “Tự bảo vệ bản thân mỗi ngày là cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ phát triển ung thư da”.

Bạn cũng nên tìm kiếm bóng râm và đội mũ rộng vành trong những tháng nắng nóng.

Cách tắm an toàn mùa lạnh

Vào mùa lạnh, nhiệt độ đêm và sáng sớm có xu hướng hạ thấp nhất, vì vậy không nên tắm vào hai thời điểm này.

Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị, khuyên không nên tắm ở khu vực quá lạnh, không kín gió, trống trải, sức đề kháng của đường hô hấp mùa lạnh giảm, khả năng mắc bệnh đường hô hấp tăng lên.

Tắm quá lạnh, cơ thể không kịp thích nghi với nhiệt độ thay đổi nhanh. Mạch máu không kịp co lại hay giãn nở trong quá trình điều nhiệt, gây tăng huyết áp kịch phát. Hậu quả, người tắm có nguy cơ đột quỵ não, suy tim hoặc viêm phổi, chuột rút. Nguy cơ này đặc biệt tăng cao rất nhiều lần ở người có bệnh nền cao huyết áp, suy tim, dị dạng mạch máu não.

Người phụ nữ tắm vòi hoa sen. Ảnh: Healthline.

Ban đêm là thời gian cơ thể cần nghỉ ngơi, nhiệt độ toàn thân ở mức thấp nhất, dễ mắc bệnh, không nên tắm. Cũng không tắm ngay sau khi làm việc nặng nhọc.

Không nên tắm quá lâu bằng nước nóng để tránh khô da, thoát nhiệt. Tắm xong, lau người thật khô, mặc đủ ấm, giữ ấm chân tay dù ở trong nhà. Không nên ra ngoài trời lạnh khi vừa tắm xong.

Người có bệnh nền mạn tính, người già, trẻ em cần cẩn trọng thời điểm tắm trong ngày. Tốt nhất nên tắm khi trời ấm, tránh thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột, từ nơi quá ấm ra nơi quá lạnh.