6 “Bệnh” thường gặp trong tiệm nail

Bệnh ở đây được hiểu là “bệnh về tâm lý” chứ không phải là bệnh về phạm trù sức khỏe theo đúng nghĩa đen của nó. Chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn vào chủ đề này và mong bài viết này sẽ giúp các “bệnh” trong tiệm nail phần nào được chữa trị…

Bệnh ” tám tiếng Việt”

Chúng tôi đã có cuộc khảo sát các tiệm nail tại một số tiểu bang trên nước Mỹ, theo ghi nhận của phóng viên báo phải đến 90% các tiệm đều mắc căn bệnh này. Trong những tiệm làm móng ở Mỹ, bạn có thể thường xuyên thấy những người thợ làm móng nói chuyện phiếm hoặc tệ hơn là nói xấu khách hàng.

Các vị khách vốn không hiểu tiếng Việt nên họ không bao giờ nghe được những người thợ làm móng đang bàn luận điều gì. Dù đó là điều tốt đi nữa thì họ sẽ vẫn có thể tưởng là bạn đang nói xấu họ và không tập trung vào công việc và thiếu chuyên nghiệp.

Đặt mình vào địa vị của khách hàng, bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi đến một nhà hàng nào đó mà các nhân viên chỉ sử dụng một thứ ngôn ngữ mà bạn không hiểu ngay trong suốt thời gian phục vụ bạn?

Bệnh ” kỳ thị”

Căn bệnh này hầu hết chưa có ai đề cập đến do vậy hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Kỳ thị ở đây không phải là kỳ thị khách mà chính là về giới tính của họ. Trong cuộc đi khảo sát các tiệm nail chúng tôi có chứng kiến một sự việc như sau:

“Hôm đó trong tiệm nail có 1 người phụ nữ bước vào, cô ta mắc áo sơ mi, quần jean, cắt tóc ngắn trông rất giống đàn ông, mấy thợ nail trong tiệm bắt đầu xì xào, chỉ trỏ. Con nhỏ này bê đê, gay hay les chắc luôn, con gái gì đâu mặc đồ đàn ông”. Vị khách đó không nghe thấy thì không sao nhưng nếu chẳng may họ hiểu những gì các thợ nail kia nói thì sao? Tất nhiên họ có quyền kiện ngược lại tiệm tội kỳ thị giới tính, tội này vô cùng nặng.

Có những trường hợp thợ nail họ từ chối không làm cho những khách như vậy họ nói “tôi không làm cho cái người đó mắc công lại lây bệnh”. Đây chỉ là những dẫn chứng nhỏ trong những việc mà chúng tôi gặp phải tại các tiệm nail hiện nay.

Tại sao họ lại không tôn trọng như những vị khách khác, hay chỉ vì thấy họ ăn mặc khác người, giới tính của họ không giống bạn? Chính vì điều đó làm cho tính nhân văn của con người bị mất đi. Trong khi thế giới đã công nhận giới tính thứ 3, mọi người cũng đã chấp nhận những người thuộc cộng đồng LGBT, vậy tại sao bạn vẫn còn có những suy nghĩ kỳ thị đó.

Khi sự việc trên xảy ra chúng tôi cũng có cuộc phỏng vấn một số chủ tiệm và thợ nail về việc họ nghĩ sao về các vị khách đặc biệt này? Kết quả là nhiều người có câu câu trả lời tích cực. Họ nói những người thuộc cộng đồng LGBT rất thoải mái, lịch sự và cho tiền tip rất hậu…

Mọi người nên hiểu họ không có bệnh gì cả mà đó là giới tính của họ mà thôi, chúng ta không nên vì những điều nhỏ nhặt như vậy mà gây hệ lụy đến business của tiệm.

Cái cần thiết là tập trung vào chuyên môn của mình, dù khách là ai, mập, ốm, già trẻ…hay như thế nào chỉ cần mình cư xử đúng mực với họ là họ sẽ đối xử tương tự như vậy đối với bạn, và điều này mang lại lợi ích kinh tế cho mình đúng không ạ?

Bệnh “tự tin thái quá”

Tự tin là điều tốt, nó giúp chúng ta có thể làm việc tích cực hơn, nhưng khi tự tin một cách thái quá sẽ chuyển qua thành tự kiêu, lúc nào cũng nghĩ mình giỏi, tôi biết hết rồi không cần phải tiếp thu, học hỏi thêm nữa.

Có những trường hợp khi quá tự tin đã chuyển thành soi mói người khác. Xem người ta có gì không được, chưa tốt là sẽ chê bai hoặc không bao giờ khen ai nhưng khi thấy ai mắc lỗi là chê tới bến luôn.

Vậy tại sao không mở lòng mình ra và dành cho nhau những lời khen để giúp mối quan hệ trở nên tốt đẹp, mọi người đều có một tinh thần thoải mái, vui vẻ hơn. Ngược lại nếu cần thiết chúng ta có thể góp ý cho nhau theo chiều hướng xây dựng sẽ mang lại kết quả tích cực hơn việc chê bai một cách sỗ sàng.

Bệnh “sĩ diện và tự phụ”

Sỹ diện là không muốn ai thấy cái khuyết điểm của mình cho nên lúc nào cũng muốn che lại và từ cái bệnh đó sinh ra cái tật hay đổ lỗi cho người khác. Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi gặp chuyện gì xảy ra không như ý muốn, thì điều đầu tiên nhất là kiếm cớ đổ tội cho người khác, cho hoàn cảnh!

Tôi đến muộn tại vì như thế này, tại vì thế nọ….. Tôi không muốn thế những tại vì lý do như vậy nên việc này mới xảy ra……

Bệnh đổ thừa còn khiến mình sống vô trách nhiệm. Vì sợ bị chê cười nên mình cứ luôn viện cớ đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh kể cả khi tự đáy lòng bạn biết đó là lỗi do chính mình gây ra!

Căn bệnh đổ thừa suy cho cùng chẳng mang lại lợi lộc gì cả, ngược lại nó còn mang đến đau khổ, tuyệt vọng. Nếu cứ tiếp tục đổ thừa cho cái này, cái kia, người kia, người nọ thì mình sẽ chẳng bao giờ tiến bộ!

Bệnh “ngại thay đổi”

Bạn chỉ muốn giữ một cuộc sống đều đều như bây giờ, không muốn khám phá, học hỏi thêm điều gì mới? Có thể bạn đã mắc “căn bệnh” ngại thay đổi rồi đấy.

Có tiệm nail nào mà thợ hoặc chủ mắc phải căn bệnh này không ạ? Họ không chịu tiếp thu, cập nhật những cái mới lúc nào họ cũng suy nghĩ rằng việc đó không cần thiết, nhức đầu. Cuộc sống có rất nhiều thứ đang thay đổi, khi chúng ta không cập nhật để tiến lên đồng nghĩa với việc đang lùi dần về phía cuối.

Ví dụ: “Thay vì người thợ sử dụng loại sơn cũ phải mất 30 phút mới khô thì dùng sơn mới với công thức mới sẽ giúp sơn khô chỉ trong 10 phút. Như vậy vừa tiết kiệm thời gian, nâng cấp trải nghiệm khách hàng giúp công việc hiệu quả hơn”.

Bệnh “suy diễn”

Sẽ là không ngoa khi cho rằng “suy diễn” đã và đang trở thành một căn bệnh nặng trong tiệm nail ngày nay. Có thể lấy ví dụ phổ biến nhất về sự suy diễn trong cuộc sống như: “không yêu là ghét”, “chơi với người xấu thì chắc gì tốt”…

 

Tuy nhiên, suy cho cùng thì “suy diễn” cũng chỉ là một trạng thái tâm lý mà mỗi chúng ta ai cũng ít nhiều gặp phải. Những gì bạn nghe được hay kể cả tận mắt chứng kiến đôi khi vẫn chưa phải là toàn bộ câu chuyện của nó. Đã có trường hợp một thợ nail A kịch liệt đả kích một thợ nail B về sự lười nhác vì không cùng phụ khi cả tiệm clean up để rồi phải cảm thấy hối hận vì vô tình một buổi nọ cô ấy mới biết rằng cô thợ lười nhác A kia thường xuyên đến sớm và dọn dẹp tiệm ở một khu vực khác trước khi cô thợ A này đến.

Bài học từ câu chuyện này là đừng vội áp đặt suy nghĩ chủ quan của mình để suy diễn về một sự việc, hành động của ai đó theo kiểu đặt điều chụp mũ, thậm chí là vu khống.

Lời kết

Nail là một nghề tuyệt vời mang lại thu nhập tốt cho người Việt trên đất Mỹ, tuy nhiên hình thức “chia turn” trong tiệm nail khiến tất cả mọi người phải cạnh tranh nhau vì lợi ích kinh tế làm phát sinh những “đụng độ” không đáng có. Chúng ta nên hiểu đặc tính nghề là như vậy mà bỏ qua những điều nhỏ nhặt, tập trung nhiều hơn vào khách hàng, vào tay nghề mới là kế sách lâu dài.

Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp chữa trị những căn bệnh “hiểm nghèo” mà các tiệm nail đang gặp phải để chúng ta có một cộng đồng Việt đoàn kết hơn. 

 

4 phút luyện tập để giảm mỡ bụng mà chẳng cần ăn kiếng

Để làm giảm đám mỡ bụng phiền phức chúng ta thường phải tập những bài tập dài hơi, phức tạp và tốn sức, nhưng chúng lại chẳng chắc chắn giúp chúng ta có được thân hình tuyệt hảo đâu. Ngoài ra, mỡ trong nội tạng còn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insillin và khiến các loại hormone liên quan đến căng thẳng gia tăng theo thời gian. Điều này chính là lý do tại sao chúng ta phải giữ cho phần cơ bụng thật săn chắc. Bí quyết để có được một thân hình khoẻ mạnh cho mùa hè rất đơn giản: thực hành comno những bài tập nhỏ mà vô cùng hữu hiệu này. Những động tác ấy sẽ ảnh hưởng lên những phần khác nhau của phần cơ bụng và giúp bạn đốt cháy mỡ bụng rất nhanh. Bạn chỉ cần tốn 4 phút mỗi ngày cho những bài tập này mà thôi!

 

Tóm tắt các động tác:

– “Bọ chết” rất tuyệt vời cho mọi cấp độ thể dục thể hình. Đây cũng là một cách rất hay để bắt đầu hành trình huấn luyện vì bài tập này không khó đối với cổ và lưng dưới. Khi bạn hạ các chi của mình xuống, đừng chạm vào sàn nhà nhé! Hãy giữ tay và chân bạn lơ lưng trên mặt sàn.

– Di chuyển bên hông kiểu plank sẽ giúp phần giữa của cơ thể được rung lắc nhiều hơn, và đó là lí do tại sao bài tập này hiệu quả hơn plank thường. Hãy chắc chắn rằng các di chuyển của bạn được kiểm soát, đừng chỉ dẫm đạp xung quanh!

– Nhảy Plank thì vừa dễ vừa tốt cho các cơ ở bụng. Và Nhảy Plank còn có cường độ cao hơn là Burpee đấy. Khi bạn nhảy càng nhanh, thì bài tập này càng mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, đừng luyện tập quá sức.

– Chạm càng cua là một bài tập tuyệt vời cho vùng giữa của cơ thể vì nó giúp phần cơ bụng và phần lưng được hoạt động liên tục trong khi khiến bạn phải đổ mồ hôi khi đang thực hiện các động tác aerobic.

– Plank bên hông là một bài tập quan trọng để tác động đến các vùng bên hông của cơ thể, điều này rất tốt cho phần eo. Và điều này có nghĩa là chẳng còn chút mỡ nào sau vùng lưng kéo qua hai hông nữa.

– Trong khi bạn đang thực hiện các lần nhấc chân thì hãy chú ý đến phần lưng dưới – bạn không nên để phần cơ thể này bị kéo căng quá mức; nếu không thì bạn đang thực hành sai rồi. Động tác này có tác dụng tuyệt vời trong việc làm khoẻ các cơ vùng giữa, nhất là khu cơ bụng dưới

– Tập bụng kiểu cho rất tuyệt vời vì nó hiệu quả cho cả phần giữa cơ thể và phần mông. Vâng điều này có nghĩa là cơ bụng và cơ mông của bạn sẽ trông rất tuyệt vời – đúng là một mũi tên trúng hai đích.

– Thăng bằng kiểu chiến binh sẽ giúp bạn kiểm soát và củng cố sức mạnh vùng giữa cơ thể. Ngoài ra bài tập này còn giúp đốt cháy mỡ bụng nhờ vào một lực căng lớn trên toàn cơ thể. Động tác này còn ảnh hưởng lên vùng cơ mông và cơ đùi sau, vậy là một công 3 chuyện rồi!

Vaccine ngừa Covid-19 mới của Mỹ hiệu quả gần 95%

Ngay sau thông tin tích cực từ 2 hãng dược phẩm Pfizer – Mỹ và và BioNTech – Đức về hiệu quả của vaccine ngừa Covid-19, hãng dược phẩm của Mỹ Moderna ngày 16/11 (theo giờ Mỹ) cũng thông báo, vaccine phòng Covid-19 do công ty này phát triển có mức độ hiệu quả lên tới gần 95%.

10 triệu chứng sớm của ung thư hầu hết mọi người đều bỏ qua

Có đến 2/3 số ca ung thư phát hiện ra thì đã quá muộn. Cơ bản không phải cơ thể không kéo còi báo động từ sớm, mà là bạn xem thường bỏ qua các tín hiệu.

Theo TS Katriina Whitaker, nhà nghiên cứu nhiều năm kinh nghiệm của Đại học London: Nhiều người rất hiểu biết về triệu chứng bệnh ung thư, nhưng khi chính họ có các dấu hiệu đó, ít người nghĩ rằng họ có thể bị ung thư.

 

Tại sao phải tầm soát ung thư và tầm soát thế nào cho đúng cách?

Ung thư ngày nay đang gia tăng trên toàn cầu, nhất là ở những nước đang phát triển, và Việt Nam cũng không thể tránh khỏi.

Ung thư ở giai đoạn trễ điều trị rất khó khăn, khả năng trị khỏi rất thấp, có thể không khỏi, còn ở giai đoạn sớm hoặc rất sớm thì khả năng trị khỏi rất cao. Do đó, song song với phòng ngừa ung thư, chúng ta phải phát hiện bệnh ở giai đoạn rất sớm. Đó chính là vai trò của tầm soát ung thư.

Tầm soát ung thư là phát hiện ung thư ở giai đoạn rất sớm, không có bất cứ biểu hiện nào của bệnh.

Ung thư giai đoạn rất sớm hầu hết được chữa khỏi bằng phương pháp đơn giản, ít tốn kém, với rất ít tác dụng phụ, không hoặc ít ảnh hưởng đến chức năng, thẩm mỹ.

Ngoài ra, tầm soát ung thư còn phát hiện được những tổn thương tiền ung thư, là những tổn thương không phải ung thư nhưng có nhiều khả năng chuyển thành ung thư sau này.

Với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và ứng dụng vào trong y học, ngày càng có nhiều phương pháp tầm soát ung thư có giá trị phát hiện bệnh cao (độ nhạy cao).

Đó là những phương pháp nào?

Xét nghiệm các dấu hiệu sinh học bướu, có nơi gọi là dấu ấn ung thư, có vai trò trong tầm soát ung thư không?

Theo Viện Sinh hóa Lâm sàng Hoa Kỳ, Hội Dấu hiệu sinh học bướu châu Âu và  nhiều tổ chức ung thư trên thế giới, hiện nay hầu như không có một xét nghiệm máu đơn độc nào có giá trị trong tầm soát ung thư cho mọi đối tượng.

Đó là do:

– Ung thư giai đoạn rất sớm với bướu còn nhỏ hầu hết không tạo ra đủ lượng trong máu để có thể phát hiện được khi làm xét nghiệm. Trong cơ thể chúng ta đã có ung thư nhỏ rồi mà hầu hết dấu hiệu sinh học bướu không tăng. Như vậy chúng ta đã bỏ sót ung thư khi làm xét nghiệm máu, nghĩa là khả năng phát hiện bệnh thấp mà trong y học gọi là độ nhạy thấp, âm tính giả cao.

– Các dấu hiệu sinh học bướu có thể tăng trong các bệnh lành tính, không phải ung thư, có nghĩa là khi dấu hiệu sinh học bướu tăng nhưng không phải do ung thư mà do các bệnh lành tính gây ra, nghĩa là độ đặc hiệu thấp, dương tính giả cao.

Có người cho rằng, xét nghiệm dấu hiệu sinh học bướu nếu tăng thì sẽ đi làm xét nghiệm khác để xác định. Điều này không đủ và  bỏ sót rất nhiều vì khả năng dấu hiệu sinh học bướu tăng khi ung thư còn nhỏ là rất thấp. Mặt khác, khi dấu hiệu sinh học bướu tăng mà kết luận có ung thư là không chính xác hoặc làm thêm các xét nghiệm khác để truy tìm ung thư sẽ gây tốn kém hoặc gây lo lắng quá mức.

Trong khám sức khỏe tổng quát, thường chúng ta làm các xét nghiệm máu như CA15-3 tầm soát ung thư vú, CA125 tầm soát ung thư buồng trứng, CEA tầm soát ung thư đại tràng – trực tràng, AFP tầm soát ung thư gan… cho mọi đối tượng là không chính xác. Thật sự các xét nghiệm này không có vai trò tầm soát như vậy.

Dấu hiệu sinh học bướu có giá trị gì?

Các dấu hiệu sinh học bướu hầu hết chỉ có giá trị góp phần trong đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị ung thư và theo dõi tái phát bệnh về sau. Chẳng hạn khi bệnh nhân mắc bệnh ung thư, xét nghiệm dấu hiệu sinh học bướu có tăng lên rồi giảm đi sau điều trị, chứng tỏ điều trị có hiệu quả.

Dấu hiệu sinh học bướu tăng lên trong lúc theo dõi sau điều trị cho biết bệnh tái phát hay tiến triển.

Các phương tiện tầm soát ung thư có giá trị hiện nay?

Các phương tiện có giá trị cao trong tầm soát ung thư là những phương tiện có khả năng phát hiện bệnh cao, ít bỏ sót bệnh. Sau đây là một số phương tiện hiện nay được sử dụng nhiều trên thế giới để tầm soát ung thư:

Ung thư vú:

Nhũ ảnh là chụp X-quang tuyến vú, có khả năng phát hiện ung thư vú không sờ thấy có giá trị nhất hiện nay trong tầm soát ung thư vú ở phụ nữ. Phương tiện này thường áp dụng cho phụ nữ trên 40 tuổi. Phụ nữ ở tuổi này mô tuyến (mô tạo sữa khi mang thai và cho con bú) thường ít hơn mô mỡ nên nhũ ảnh dễ phát hiện tổn thương ung thư hơn.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) đề nghị tầm soát ung thư vú cho phụ nữ nguy cơ cao ung thư vú khi mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2, xạ trị thành ngực lúc 20 – 30 tuổi.

Ngoài ra, phát hiện sớm ung thư vú có thể bằng tự khám tuyến vú hằng tháng, đi khám lâm sàng định kỳ mỗi năm.

Siêu âm vú không phải là phương tiện tầm soát, vì khó phát hiện được tổn thương ung thư nhỏ biểu hiện bằng vôi hóa li ti, nhưng có vai trò hỗ trợ sau chụp nhũ ảnh nghi ngờ ung thư vú hoặc nhu mô vú dày.

 

Ung thư cổ tử cung:

Phết tế bào học cổ tử cung (còn gọi là xét nghiệm PAP) là dùng một que hoặc bàn chải phết vào cổ tử cung để lấy các tế bào và quan sát dưới kính hiển vi, có thể kết hợp với soi cổ tử cung để thấy rõ vùng cần phết. Giúp phát hiện các tổn thương tiền ung thư (dị sản) hoặc ung thư tiền xâm lấn, ung thư tại chỗ (giai đoạn 0).

Kết hợp thêm xét nghiệm ADN virút HPV đánh giá nguy cơ ung thư.

 

Nội soi là phương pháp có giá trị nhất trong tầm soát ung thư dạ dày

 

Ung thư phổi:

Chụp CT xoắn ốc liều thấp, đây là một loại CT có độ phân giải cao và tốc độ nhanh giúp phát hiện tổn thương nhỏ và ít độc tính bởi liều xạ thấp.

X-quang ngực có thể thay thế cho CT nhưng giá trị thấp hơn.

 

Ung thư gan:

Xét nghiệm AFP kết hợp với siêu âm cho nhóm nguy cơ cao như xơ gan, viêm gan B hoặc C, nghiện rượu.

 

Ung thư trực – đại tràng:

Thử máu ẩn trong phân và nội soi:

Bướu thường gây xuất huyết ngay cả khi còn nhỏ, do đó nếu xét nghiệm máu trong phân mà dương tính thì sau đó tiến hành nội soi để tìm tổn thương. Ngoài ra, có thể trực tiếp nội soi để phát hiện trực tiếp tổn thương ngay từ đầu. Nội soi không những giúp phát hiện ung thư sớm mà còn phát hiện được tổn thương tiền ung thư, thường dạng políp và qua đó cắt luôn políp này.

 

Ung thư dạ dày:

Cũng giống đại trực tràng, dạ dày là cơ quan hình ống, rỗng nên nội soi là phương pháp có giá trị nhất trong tầm soát. Nội soi giúp nhìn thấy trực tiếp tổn thương trong lòng dạ dày, nơi đây ung thư thường xuất hiện.

 

Ung thư da và hốc miệng:

Không cơ quan hay cấu trúc nào thuận lợi như da và hốc miệng. Da là cấu trúc bao bọc bên ngoài cơ thể, hốc miệng là cơ quan cửa ngỏ cơ thể, có thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường.

Thăm khám lâm sàng hốc miệng giúp phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư như bạch sản, hồng sản hay một tổn thương nhỏ lâu lành trong hốc miệng.

Quan sát da có thể thấy được vết loét hay sùi, u cục nhỏ hay sự thay đổi tính chất một nốt ruồi.

 

Ung thư tuyến giáp:

Tuyến giáp là cơ quan nằm ngay trước cổ. Siêu âm là một phương tiện không có hại, chi phí thấp có thể phát hiện ung thư rất nhỏ, có thể phát hiện khi ung thư chỉ vài milimét. Một cách khác là khám cổ định kỳ có thể sờ thấy nhân giáp nhỏ.

 

Ung thư tuyến tiền liệt:

Kết hợp thăm khám trực tràng bằng ngón tay hoặc siêu âm qua ngả trực tràng và xét nghiệm PSA máu.

Siêu âm qua ngả bụng khó phát hiện bướu nhỏ tuyến tiền liệt.

90% ung thư vú khỏi bệnh nếu phát hiện sớm

Mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 15.000 ca ung thư vú mới, hơn một nửa bệnh nhân phát hiện bệnh muộn nên hiệu quả điều trị thường không cao.

Tại lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Tổng hội Y học Việt Nam cùng Roche Việt Nam triển khai Đề án “Tăng cường tiếp cận các liệu pháp điều trị tiên tiến cho người bệnh ung thư vú nguy cơ cao giai đoạn 2020 – 2025”, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết: Ung thư vú là một trong 10 ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ Việt Nam. Ước tính cả nước có khoảng 45.000 phụ nữ đang sống chung với ung thư vú. Hơn một nửa số này được phát hiện muộn khiến hiệu quả điều trị thấp, chi phí cao. Độ tuổi mắc ung thư vú đang trẻ hóa, có những bệnh nhân ung thư vú ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

 

Khám phát hiện bất thường về vú cho phụ nữ. Ảnh: Bệnh viện K.

 

Ước tính đến năm 2030, số ca mới mắc ung thư vú tại Việt Nam sẽ tăng lên 20.014 trường hợp và đang có xu hướng tăng nhanh.

Hiện nay, tỉ lệ điều trị khỏi trong ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng ngày một cao. Kết quả này có được là nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong y học như các kỹ thuật chẩn đoán xét nghiệm hay các liệu pháp điều trị sinh học mới cùng với việc phát hiện sớm và người bệnh tiếp cận được với các liệu pháp điều trị tiên tiến.

“Để gia tăng tỉ lệ chữa khỏi ung thư vú thì cần quản lý điều trị tốt cho nhóm ung thư vú nói chung và bệnh nhân ung thư vú nguy cơ cao bằng một giải pháp đa can thiệp, đồng bộ, từ công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức trong cộng đồng và tầm soát sớm, đến việc triển khai hệ thống y tế đủ năng lực khám tầm soát, chẩn đoán sớm chính xác và điều trị hiệu quả, cũng như các biện pháp hỗ trợ gánh nặng chi phí để người bệnh” Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói.

Với mục tiêu góp phần gia tăng tỉ lệ người bệnh ung thư vú được chẩn đoán ở giai đoạn sớm và gia tăng tỉ lệ người bệnh được chẩn đoán có nguy cơ cao được điều trị với các liệu pháp tiên tiến hàng năm, đề án mang tầm chiến lược, chuyên biệt cho ung thư vú lần đầu tiên được triển khai ở bệnh viện lớn trên cả nước, có sự chung tay của nhiều cơ quan chức năng đóng vai trò mấu chốt trong quá trình điều trị, tiếp cận liệu pháp điều trị tiên tiến cho bệnh nhân ung thư vú.

Đề án sẽ triển khai nhiều hoạt động trong giai đoạn 2020 – 2025 bao gồm nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh ung thư vú, gia tăng số lượng người được chẩn đoán sớm tại các bệnh viện…

Sống khoẻ mạnh và an toàn khi làm nghề nail

Nghề Nail đem lại khá nhiều cơ hội cho người Việt chúng ta trên xứ người. Nhờ đức tính cần cù, kiên nhẫn và khéo léo, người Việt đã thống trị ngành Nail tại Hoa Kỳ và tạo nên bao cơ nghiệp vẻ vang.

Tuy nhiên, bên cạnh sự thành công rực rỡ đó, như quý vị đã biết, chúng ta luôn bị một mối nguy hiểm lớn đang rình rập, đó là các hóa chất độc hại mà chúng ta phải đối mặt mỗi ngày trong nghề.

Các nguy cơ về hoá chất

Sản phẩm dùng trong các tiệm nail có thể có các hoá chất gây tổn hại đến sức khoẻ của bạn

Vì nghề nghiệp, các anh chị làm tóc, làm móng hằng ngày phải tiếp xúc và hít thở các hóa chất cực độc có khả năng gây ung thư, làm xáo trộn hoạt động của các tuyến nội tiết, tổn hại các tế bào thần kinh, độc hại cho da, đường hô hấp và cả cơ quan sinh dục… 

Điểm tên ba hóa chất nguy hiểm nhất đối với sức khỏe người thợ nails là: formaldehydetoluene, và dibutyl-phthalate (DBP).

  • Formaldehyde: chất này gây những chứng bệnh ngoài  da, làm cay mắt, nhịp tim hổn loạn,  giữ nước trong phổi.  Do đó phát sinh rất nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp như: ho, khó thở, tức ngực, hen suyễn, hạ nhiệt độ cơ thể.  Formaldehyde còn làm xáo trộn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.  Làm bệnh suyễn trở nên trầm trọng hơn. Được tìm thấy nhiều trong sơn móng tay, kem dưỡng da và dầu gội đầu,  Nó còn được biết đến với các dạng: formalin, formic aldehyde, oxomethane, oxymethylene
  • Toluene: được pha vào nước sơn móng, gây ra các triệu chứng: cay mắt, ngứa mũi, làm cơ thể dễ mệt mỏi, choáng váng, vui buồn bất chợt, chóng mặt, nhức đầu, chảy nước mắt sống, lo lắng, khó ngủ, tê rần, ngứa ngoài da.  Trong trường hợp nặng, Toluen có thể gây tổn thương gan và thận.
  • dibutyl-phthalate (DBP) chất này có trong nước sơn làm cay mắt, chảy nước mắt, khô rát cổ họng, khó chịu ở dạ dày. phụ nữ tiếp xúc lâu ngày với hóa chất DBP có nguy cơ khó có thai, dễ bị hư thai hay sanh quái thai.
  • Ngoài ra một hóa chất khác cũng có ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của người thợ nails, đó là Methyl methacrylate, hay MMA.  Chất này bốc hơi và thâm nhập vaò cơ thể qua đường hô hấp khi các chuyên viên làm móng tay pha trộn nó với bột polymer để đắp móng giả.  Khi mài móng có những hạt bụi rất nhỏ bay ra, xâm nhập vào cuống phổi và tích tụ ở góc phổi làm khó thở, tổn thương hệ thống thần kinh, làm có cảm giác như bị say rượu, rát da, cay mắt, khô cổ họng, tạo nên các bệnh về đường hô hấp. Theo cơ quan bảo vệ môi trường liên bang (Federal Environmental Protection Agency), sau vài năm tiếp xúc với MMA, gan, thận, cơ quan sinh dục, phổi và hệ thống tuần hoàn sẽ bị tổn hại. Năm 1974, FDA khuyến cáo phải thay MMA bằng Ethyl Methacrylate (EMA) ít độc hại hơn.  Tuy nhiên nhiều tiệm Nail vẫn còn dùng MMA vì EMA quá đắt tiền so với MMA.  Nhưng dù sao đi nữa EMA vẫn không phải là chất an toàn vì chất này dễ bay hơi và hòa tan trong không khí gây nên các chứng bệnh khó thở và hen suyễn.

 

Nghề Nail là nghề dễ làm, kiếm được nhiều tiền, nhưng cũng là một nghề đòi hỏi nhiều nghệ thuật và sự khéo tay.  Các chuyên viên trong nghề luôn cảm thấy vui và thỏa mãn khi đáp ứng được cho khách hàng những bộ móng tuyệt đẹp.  Trong các chuyên viên, chắc chắn ai cũng ý thức được những hiểm nguy trong nghề và đề cao cảnh giác, thường xuyên áp dụng những phương cách phòng ngừa ngăn chặn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe,..

 

làm nails đòi hỏi nhiều nghệ thuật và sự khéo tay

Công việc nào cũng có những rủi ro, bệnh nghề nghiệp, nghề nail cũng không ngoại lệ. Chính vì muốn bảo vệ sức khỏe cho thế giới nails, mà có những tổ chức bất vụ lợi đã ra đời như Liên Đoàn Mỹ Viện Lành Mạnh Toàn Quốc, tổ chức Tiếng Nói Phụ Nữ Vì Địa Cầu, Liên Hiệp Móng Tay Lành Mạnh California,… với mục tiêu theo đuổi các vấn đề về sức khỏe và an toàn của nhân viên ngành Thẩm Mỹ, tranh đấu cho quyền lợi của người lao động, bảo vệ môi trường và sức khỏe sinh sản, để đòi hỏi các nhà sản xuất sản phẩm ngành mỹ viện phải cải tiến công thức chế tạo nhằm đưa ra những sản phẩm an toàn hơn, và đòi hỏi luật lệ phải bảo vệ nhân viên ngành Thẩm Mỹ ở mức độ cao hơn. để tuân thủ các luật lệ, bảo vệ sức khỏe Thợ Nails và khách hàng Quý Vị Chủ tiệm nail nên cân nhắc mua nhửng sản phẩm nails có nguồn gốc hữu cơ,… an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng !

Những mối nguy tiềm ẩn của ngành công nghiệp làm móng

Mỗi ngành công nghiệp đều có những mối nguy hiểm về sức khoẻ và an toàn nơi làm việc, bao gồm cả ngành công nghiệp làm móng. Những mối nguy này có thể gây ra bệnh tật và thương tích, nó đến từ nhiều nguồn khác nhau và đôi khi nguyên nhân gây ra chúng là những sơ suất nhỏ nhặt.

Sàn ướt, nhỏ nước hoặc dụng cụ được sử dụng trên nhiều hơn một khách hàng mà được làm sạch đúng cách; hoá chất, giống như những chất được sử dụng trong dịch vụ acrylics và tẩy móng… chúng đều là những nguy cơ tiềm ẩn gây ra thương tổn cho các thợ nail từ nhẹ đến nặng. Thậm chí tệ hơn, các thợ nail sẽ bị ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, nhiều trong số những mối nguy hại nơi làm việc có thể được ngăn chặn, phòng ngừa bằng cách thức đơn giản. Dưới đây là một số giải thích đơn giản về sức khoẻ, an toàn và một số mối nguy hiểm phổ biến tại nơi làm việc.

 

Mối nguy hiểm cho một thợ làm móng cũng nhiều giống như đối với khách hàng. Đầu tiên, bạn phải nhận thức được các loại rủi ro khác nhau mà bạn sẽ gặp phải trong công việc. Những việc ấy bao gồm:

– Hoá chất – như acrylics, tẩy móng

– Sinh học – như trong việc truyền các sinh sống hoặc mầm bệnh như viêm gan

– Thể chất – như bị thương do sai tư thế, cử động lặp đi lặp lại hoặc thậm chí trượt ngã

Đối với các thợ nails làm móng di động, ta thường chuẩn bị riêng một bộ dụng cụ vì mục đích thuận tiện. Tuy nhiên, các sản phẩm khi bị cất giữ quá lâu trong môi trường nhiệt độ cao có thể sẽ dẫn đến cháy nổ. Vì vậy, cần đầu tư thêm một hộp cách nhiệt với các khối lạnh để giữ chúng luôn ở mức nhiệt độ thấp.

 

Khi đến nơi ở của khách hàng để phục vụ, ta hãy nhìn xung quanh và cố gắng tưởng tượng rủ ro có thể xảy ra. Sự thông thoáng trực tiếp tại khu vực làm việc luôn phải được ưu tiên hàng đầu. Do đó, khi bạn đến nhà khách hàng, bạn cần nhở khách mở quạt hút, cửa sổ và cửa ra vào để giúp cho các khí độc có thể bay ra.

Bảo vệ làn da của bạn

 

Kỹ thuật viên làm móng có thể bị rối loạn da vì nhiều lý do. Bên cạnh đó, việc rửa tay liên tục hoặc cơ địa bị kích ứng khi đang xử lý các chất hoá học có thể phá vỡ các rào cản tự nhiên của da. Viêm da là tình trạng viêm nhiễm do tiếp xúc với chất kích thích. Ngoài ra, đây cũng là rối loạn da phổ biến nhất mà các thợ làm móng gặp phải. Có 2 loại viêm da chính:

– Viêm da kích ứng: một phản ứng độc hại trên da. Nó có thể được giảm bằng cách mang găng tay (tốt nhất là nhựa dùng một lần hoặc Nitrile) và giữ ẩm thường xuyên cho da.

– Viêm da dị ứng: được gây ra bởi một chất kích thích hoá học hay còn được gọi là chất gây nhạy cảm. Tình trạng này có thể mất nhiều thời gian hơn để điều trị. Khi không được điều trị kịp thời, nó sẽ gây ra viêm da nhẹ đến nặng hoặc bệnh chàm. Do đó, cần đảm bảo rằng da bạn không được tiếp xúc với các sản phẩm và bụi trong quá trình giũa móng.

Bảo vệ khỏi hoá chất

 

Điều quan trọng là phải biết những loại nguy hiểm hoá học mà bạn đang làm việc và đang tiếp xúc. Nếu bạn là chủ sở hữu hoặc người điều hành nơi làm việc, bạn phải:

– Cung cấp thông tin về các chất hoá học đang được sử dụng

– Tìm hiểu những rủi ro là gì và cách kiểm soát chúng (đánh giá rủi ro)

– Cùn cấp khoá đào tạo về cách sử dụng an toàn các chất hoá học

– Lưu giữ hồ sơ, bao gồm sổ đăng lý các chất độc hại, đánh giá rủi ro và hồ sơ đào tạo

Một nơi làm việc sạch sẽ, gọn gàng là điều cần thiết cho sức khoẻ và sự an toàn của thợ nail, tránh tình trạng trượt, ngã, gây thương tích. Quan trọng hơn, nó cũng có thể góp phần phòng tránh nhiễm trùng và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Thợ nail Việt ở Mỹ lo hóa chất độc hại

Các hóa chất được tìm thấy trong nhiều sản phẩm chăm sóc móng tay ở các tiệm nails của người Việt tại California đang làm dấy lên những lo ngại về sức khỏe.

Là chủ một tiệm nail ở Brea, hạt Orange, ông Phuoc Dam luôn cố gắng chọn nhập những loại sơn móng tay không có hóa chất độc hại. Ông đảm bảo rằng không khí ở salon của mình rất “trong lành” và các nhân viên vẫn đeo găng tay trong trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn lao động.

Tuy đã cẩn thận như thế nhưng Dam cho hay ông vẫn lo ngại tác động về lâu dài của các sản phẩm sơn móng tay đối với các nhân viên. Bệnh đau đầu và chóng mặt của vợ ông, cũng là một trong những thợ làm móng của tiệm, gần đây lại tái diễn.

“Tôi thực sự lo ngại về sức khỏe của mọi người làm việc trong salon, nhất là vợ tôi”, Dam, 58 tuổi, một người Việt đã kinh doanh nghề nail 25 năm nay nói.

Các tiệm làm móng tay, với hàng loạt các lọ sơn đủ màu sắc và ghế đệm mát xa, rất phổ biến ở California. Chị em phụ nữ có thể đến đây để sơn sửa móng tay, móng chân và làm đẹp vừa nhanh gọn vừa phải chăng. Có khoảng 120.000 thợ làm móng ở 48.000 salon trên toàn bang đã được cấp giấy phép. Cứ 5 thợ nail thì có 4 người là phụ nữ gốc Việt.

Sức khỏe của họ từ lâu đã là một vấn đề gây lo ngại khi họ phải làm việc nhiều giờ liền trong điều kiện môi trường độc hại. Thực tế, nhân viên nail bị đau đầu, mắc bệnh đường hô hấp và bị dị ứng da nhiều hơn những người bình thường, do phải tiếp xúc với các hóa chất có độ độc hại cao hơn mức được khuyến cáo, theo nghiên cứu trên các tạp chí khoa học.

Hiện nay, vấn đề an toàn lao động trong các tiệm nail đã được chính quyền quan tâm, chú ý hơn. Vụ Kiểm soát Chất độc hại của bang California dự kiến đã công bố một báo cáo, trong đó các nhà điều tra khẳng định đã phát hiện các hóa chất độc hại trong nhiều sản phẩm chăm sóc móng vốn vẫn được tuyên bố là không gây nguy hiểm. Cuộc điều tra được thực hiện dựa trên các mẫu sản phẩm nail thu thập từ các nhà phân phối vùng Bay Area, tập trung vào 3 hóa chất được biết đến là “bộ ba độc hại” gồm formaldehyde, toluene và dibutyl phthalate. Việc tiếp xúc với các hóa chất này có thể dẫn đến ung thư và gây dị tật bẩm sinh.

Bà Debbie Raphael, giám đốc vụ, cho biết kết quả trên đã gây ngạc nhiên và cho thấy bang cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các nhà sản xuất để đảm bảo sản phẩm được dán đúng nhãn mác. Chính quyền cũng cần phối hợp với các nhà quản lý để quyết định các sản phẩm thay thế an toàn hơn cho người tiêu dùng và các nhân viên làm nail.

Thu Quach, một nhà khoa học thuộc Viện Ngăn ngừa Ung thư California đang nghiên cứu về ngành công nghiệp nail, cho hay có rất ít quy định đối với các nhà sản xuất sản phẩm nail. Bất kỳ một lượng hóa chất độc hại nào trong các sản phẩm nail cũng có thể gây nguy hiểm cho người lao động, nhất là ở các salon thiếu hệ thống thông gió.

“Mức độ độc hại thấp trong các sản phẩm này sẽ tăng lên nếu bạn tiếp xúc với chúng thường xuyên”, bà nói.

LA Times cho hay các thành phố ở California đã bắt đầu nhận thấy mối nguy hiểm từ các tiệm nail. Các quan chức y tế Boston đã thông qua các quy định yêu cầu các salon phải có giấy phép đảm bảo an toàn và trang bị nhiều thiết bị bảo hộ hơn cho các nhân viên. Hè này, San Francisco sẽ chính thức công nhận các salon sử dụng các sản phẩm không độc hại. Quy định này được hỗ trợ bởi Liên minh Salon Nail An toàn California, một tổ chức đào tạo các nhân viên nail và thúc đẩy các chính sách để nâng cao độ an toàn ở các tiệm làm móng.

Báo cáo điều tra mới của bang cho thấy các sản phẩm độc hại là nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng đến sức khỏe thợ nail, Julia Liou, người đồng sáng lập liên minh và quản lý ở Viện Sức khỏe Châu Á ở Okaland cho hay.

“Đây thực sự là một vấn đề sức khỏe lớn và thực sự cản trở quyền của người lao động được làm việc trong môi trường an toàn”, bà nói. “Người lao động không đáng phải chịu đựng những ảnh hưởng về sức khỏe chỉ vì một nhà sản xuất nào đó lừa đảo”.

Các công ty sản phẩm nail thì cho rằng giới chức nên chú ý vào hệ thống thông gió và các thiết bị bảo hộ hơn là sản phẩm hóa chất, Doug Schoon, nhà khoa học kiêm đồng chủ tịch Hội Các nhà sản xuất Sản phẩm nail nói. Ông cho rằng không có nhà sản xuất nào lại dán nhãn mác sản phẩm sai lệch cả.

“Thay vì vứt bỏ tất cả các hóa chất, chúng ta nên hướng dẫn mọi người cách dùng chúng an toàn”, ông nói. “Sơn móng tay đã được sử dụng rất an toàn qua nhiều thập kỷ rồi”.

Ông Dam cho hay ông và cháu trai của mình, cũng là chủ tiệm nail, sẽ tiếp tục cố gắng để đảm bảo sức khỏe cho các nhân viên. Tuy nhiên, sẽ thuận tiện hơn nếu ông biết được chắc chắn sản phẩm nào độc hại, sản phẩm nào không, vì không thể tránh các hóa chất hoàn toàn được.

Hue Nguyen, 58 tuổi, đã làm nghề nail ở Bay Area từ năm 2004. Bà cho hay nghề này rất dễ học và không yêu cầu quá nhiều tiếng Anh. Nhưng không lâu sau khi bắt đầu công việc, bà Nguyen bị mắc chứng nhức đầu và chóng mặt. Năm 2008, bà được chẩn đoán bị ung thư vú. Bà nghi ngờ bệnh của mình có liên quan đến việc tiếp xúc với hóa chất bởi trước khi làm nghề này, bà hoàn toàn khỏe mạnh.

Bà Nguyen ước gì mình đã chọn một nghề khác chứ không phải là thợ làm móng. “Cái giá phải trả cao quá”, bà nói.