Duy trì những thói quen đơn giản giúp sống thọ và tăng cường hệ miễn dịch

Ngoài những người đẻ ra đã có một cơ thể yếu ớt, hệ miễn dịch kém ra thì khả năng kháng bệnh của những người khác sở dĩ yếu, phần lớn là tới từ những thói quen xấu hàng ngày.

Phát hiện đột quỵ sớm, cơ hội hồi phục cao

Cứ một phút phát hiện sớm dấu hiệu đột quỵ cứu sống gần 2 triệu tế bào nơron thần kinh; cấp cứu trong 4,5 giờ khởi phát, khả năng hồi phục 45-60%.

Bệnh nhân nữ, đang tắm thì khó thở, yếu tay chân, nghi ngờ đột quỵ, gia đình đưa đến Bệnh viện chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ, Bà từng đột quỵ 4 năm trước nên người nhà biết rõ dấu hiệu, đưa mẹ đến viện càng sớm càng tốt.

Một phó giáo sư, tiến sĩ cho biết bệnh nhân liệt nửa người trái do đột quỵ nhồi máu não giờ thứ 2. Ngay lập tức, bệnh nhân được tái thông mạch máu não, làm tiêu cục máu đông, lưu thông mạch máu. Phương pháp này chỉ áp dụng cho bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não trong vòng 4-5 giờ đầu sau khởi phát.

Khoảng 30 phút sau tiêm, bệnh nhân có thể nâng được tay, chân, cơ thể nhẹ nhõm và cầm nắm được đồ vật.

Cùng ngày, khoa tiếp nhận bệnh nhân nam, 78 tuổi, bị đột quỵ nhồi máu não do trời lạnh, tiền sử tăng huyết áp. Tuy nhiên, bệnh nhân đến viện muộn do người nhà không kịp thời phát hiện. Bệnh nhân được can thiệp mạch, khả năng hồi phục thấp và phải sử dụng thuốc để phòng ngừa biến cố đột quỵ tiếp theo.

“Thời gian là tiêu chí quan trọng cứu sống người bệnh, vừa giúp bác sĩ lựa chọn được phương pháp can thiệp mà không cần phẫu thuật”, phó giáo sư nhận định.

Đột quỵ là bệnh lý cấp tính, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, không có dấu hiệu báo trước. Trong đó, đột quỵ nhồi máu não chiếm 80%, còn lại là đột quỵ chảy máu não.

Hành động sơ cứu nhanh có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với người đang bị đột quỵ.

Đột quỵ là bệnh lý cấp tính, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, không có dấu hiệu báo trước. Trong đó, đột quỵ nhồi máu não chiếm 80%, còn lại là đột quỵ chảy máu não.

1. Cách nhận biết người bị đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào.

Đột quỵ não có thể gây ra nhiều triệu chứng như: Nhức đầu, rối loạn ý thức…nhưng chúng ta chỉ cần nhớ các dấu hiệu sau, xuất hiện đột ngột thì nguy cơ bị đột quỵ từ 90 – 95%, đó là dấu hiệu F.A.S.T

– Liệt mặt (Face): Miệng bị lệch sang một bên, nếp nhăn mũi – má mờ

– Yếu, liệt tay (Arm) hoặc chân: Không thể cầm, nắm, đi lại

– Rối loạn ngôn ngữ (Speech): Đột ngột rối loạn lời nói, không nói được hoặc lời nói không rõ … như bình thường trước đó.

– Thời điểm phát bệnh (Time): Khi gặp những triệu chứng trên, cần gọi cấp cứu ngay. Người bệnh cần ghi nhớ thời điểm phát bệnh để thông báo với nhân viên y tế.

Bác sĩ khuyến cáo: “3 đến 4 giờ đầu sau đột quỵ, nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện chữa trị kịp thời thì cơ hội sống sót và phục hồi cao. Với những người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp… nếu thấy những dấu hiệu trên thì gia đình chủ động gọi cấp cứu hoặc đưa đến bệnh viện sớm”.

Càng trì hoãn việc điều trị, trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Vì vậy bệnh nhân đột quỵ cần được sớm đưa vào bệnh viện để các bác sĩ cứu chữa trong thời gian vàng này.

2. Cần làm gì khi người thân có triệu chứng đột quỵ

Khi thấy người thân có một trong các triệu chứng đột quỵ, người nhà cần phải:

– Gọi người trợ giúp và gọi ngay xe cấp cứu đưa người bệnh đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất có đủ phương tiện, kỹ thuật, chuyên môn tái thông mạch máu não.

 – Trong khi chờ xe cấp cứu, cần phải:

+ Giữ thông thoáng môi trường chung quanh bệnh nhân để giúp họ thở tốt.

+ Đặt người bệnh nằm trên một mặt phẳng, bề mặt đủ độ cứng để giữ thăng bằng, không đặt lên đệm có độ lún sâu và tránh xê dịch để không làm trầm trọng tình trạng xuất huyết não.

+ Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa, cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn nhằm bảo vệ đường thở của bệnh nhân, móc hết đàm nhớt ở miệng người bệnh ra nếu có. 

+ Nếu bệnh nhân bất tỉnh hoặc lơ mơ nhưng còn thở bình thường: Nên đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn hoặc nằm ngửa, nhưng cần theo dõi kỹ. Nếu bệnh nhân nôn mửa, cần chuyển ngay bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng, tránh sặc chất nôn vào đường hô hấp. 

+ Nếu bệnh nhân còn tỉnh: Hỗ trợ bệnh nhân nằm ở một tư thế thoải mái nhất và theo dõi phản ứng của bệnh nhân. Lập tức gọi cấp cứu, đưa người bệnh tới bệnh viện.

– Những việc không tự ý làm:

+ Không tự ý điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị.

+ Không cho bệnh nhân ăn uống và đề phòng nôn trào ngược, bệnh nhân hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm.

+ Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp > 220/120 mmHg và không dùng thuốc hạ huyết áp nhỏ dưới lưỡi.

Tìm hiểu về vấn đề Suy Dinh Dưỡng Ở Trẻ Em

Thiếu năng lượng và các chất dinh dưỡng có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Tình trạng này có thể để lại hậu quả nặng nề như trẻ chậm phát triển thể chất, trí não, sức đề kháng yếu, tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.

1. Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là gì?

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể trẻ.

Có thể phân loại suy dinh dưỡng trẻ em ra 3 thể:

  • SDD thể nhẹ cân: do tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới, được xác định khi cân nặng thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (dưới -2SD). Thể nhẹ cân phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài cũng như tình trạng thiếu dinh dưỡng tại thời điểm đánh giá.
  • SDD thể thấp còi: do tình trạng chậm tăng trưởng kéo dài dẫn đến trẻ không đạt được chiều cao cần có của một đứa trẻ cùng tuổi ở quần thể tham khảo, được xác định khi chiều cao thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (dưới -2SD). Thể còi cọc phản ánh tình trạng chậm phát triển mạn tính, kéo dài từ trong quá khứ, có thể bắt đầu sớm từ giai đoạn bào thai do mẹ bị thiếu dinh dưỡng.
  • SDD thể gày còm: khi chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao của trẻ tụt xuống thấp đáng kể so với trị số nên có ở quần thể tham khảo, được xác định khi cân nặng theo chiều cao thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (dưới -2SD). Thể gầy còm phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do tình trạng không lên cân hoặc đang tụt cân.

2. Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do thiếu cung cấp, tăng tiêu hao dưỡng chất hoặc cả hai.

Thiếu cung cấp:

  • Không cung cấp đủ lương thực thực phẩm
  • Trẻ biếng ăn, ăn không đủ nhu cầu.
  • Chế độ ăn nghèo nàn, cách chế biến không phù hợp, thiếu năng lượng và dưỡng chất.

Tăng tiêu hao:

  • Trẻ bệnh, nhất là bệnh kéo dài.
  • Rối loạn tiêu hóa- hấp thu.
  • Nhiễm ký sinh trùng đường ruột.
  • Thất thoát chất dinh dưỡng do bệnh lý.

Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao (Ví dụ trẻ bệnh nhưng mẹ lại cho ăn kiêng).

Tại sao đi bộ là bài tập thể dục tốt nhất?

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, bài tập phải khó, phải phức tạp, hoặc làm đau cơ mới có hiệu quả. Nhưng thực sự không phải vậy.

Mặc dù hoạt động cường độ cao rất tốt, nhưng hình thức tập thể dục cơ bản, dễ thực hiện nhất là đi bộ – cũng tốt không kém.

Michele Stanten, huấn luyện viên thể dục người Mỹ, cho biết ai cũng biết cách đi bộ, nên không cần phải huấn luyện.

Đó là lý do tại sao rất nhiều người tập thể dục bằng cách đi bộ. Việc này rất dễ thực hiện và ở bất kỳ đâu. Chỉ cần một đôi giày thể thao tốt là được, theo The Healthy.

Hãy cố gắng đi bộ nhất 150 phút cường độ trung bình mỗi tuần – ẢNH: SHUTTERSTOCK

Đi bộ ít gây chấn thương

Một trong những lý do lớn nhất khiến việc đi bộ trở nên phổ biến là vì đây là một bài tập ít tác động, không gây áp lực lên các khớp nhiều, nên ít bị chấn thương.

Dễ thực hiện, không cần huấn luyện, không cần thiết bị

Đối với những người mới bắt đầu tập thể dục, đi bộ là hình thức tuyệt vời của bài tập tim mạch hoặc hô hấp.

Bạn không cần bất kỳ kiến thức hoặc đào tạo trước hoặc đặc biệt nào để bắt đầu.

Chỉ cần đứng dậy và bước đi, bạn sẽ giúp tim và phổi hoạt động. Không giống như các hình thức tập luyện tim mạch khác, như chạy, đạp xe, khiêu vũ hoặc đấm bốc, đi bộ không mạnh bạo và không cần qua huấn luyện hoặc phải có thiết bị đặc biệt.

Cần cho cả vận động viên các bộ môn cường độ cao

Đối với những người đã có mức độ tốt về tim mạch, đi bộ là hoạt động tuyệt vời để phục hồi. 

Đó là cách nhẹ nhàng để máu lưu thông, vận chuyển ôxy và chất dinh dưỡng đến các cơ bắp hoạt động mạnh mẽ, sẽ cải thiện khả năng phục hồi và giúp giảm đau cơ.

Giúp giảm bớt và đẩy nhanh quá trình sửa chữa cơ bắp. Nó cũng có thể giúp loại bỏ các chất thải sản sinh trong quá trình tập luyện nặng nhọc, thúc đẩy quá trình phục hồi.

Một nghiên cứu nhỏ năm 2018 cho thấy, hoạt động ở cường độ vừa phải có thể giúp các vận động viên duy trì hiệu suất sức bền và công suất tập luyện tốt hơn so với ngồi nghỉ hoặc phục hồi tích cực ở cường độ mạnh.

Lauryn Mohr, huấn luyện viên cá nhân người Mỹ, nói: “Nhiều người không coi việc đi bộ là tập thể dục, nhưng ngược lại, chính những người này lại cần đi bộ nhất”.

Ngay cả đi dạo chậm cũng có lợi ích lớn

Đi bộ là bài tập tốt cho tim mạch: cải thiện tuần hoàn máu, kiểm soát huyết áp, cải thiện lượng đường trong máu, cũng như giảm căng thẳng, bác sĩ y học thể thao tại Đại học Y Baylor (Mỹ), cho biết.

 Không cần đi quá nhanh. Tiến sĩ Sulapas, nói: “Chỉ cần có di chuyển là đã tốt, ngay cả một cuộc dạo chơi bình thường. Chỉ cần di chuyển, không ngồi một chỗ là đã tốt rồi”.

Tim, phổi và não đều hoạt động tốt hơn dù đi bộ chỉ 10 phút.

Chuyên gia Stanten nói rằng chỉ cần đi ra ngoài trời cũng đã tốt.

 Ngay cả khi chỉ 5 – 10 phút mỗi lần, cũng đã thật tuyệt.

 

Lợi ích tuyệt vời của việc đi bộ

• Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Nghiên cứu đã chứng minh rằng những người đi bộ thường xuyên ít bị đau tim và đột quỵ hơn, huyết áp thấp hơn và mức cholesterol tốt cao hơn, mức cholesterol xấu thấp hơn, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư và cải thiện chức năng hệ miễn dịch, cải thiện chất lượng giấc ngủ và giúp tràn đầy năng lượng khi thức, theo Very well.

• Giảm huyết áp

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều giảm sau một chương trình 6 tháng đi bộ có giám sát.

• Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Một đánh giá nghiên cứu khác đã được công bố cho thấy đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khoảng 50%.

• Tăng tuổi thọ

Một nghiên cứu bao gồm 1.239 người tham gia, kéo dài hơn 10 năm, đã phát hiện ra rằng đi bộ hơn 2 giờ mỗi ngày đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở nam giới.

Để có kết quả tốt nhất, hãy cố gắng đi bộ nhất 150 phút cường độ trung bình mỗi tuần.

Cường độ trung bình là tốc độ 100 bước mỗi phút, tương đương 3.000 bước trong 30 phút.

Theo dõi số bước là chìa khóa để đi bộ thành công, theo Very well.

 

Source : https://thanhnien.vn/suc-khoe/tai-sao-di-bo-la-bai-tap-the-duc-tot-nhat-1332960.html

Những thói quen hằng ngày gây hại cần được thay đổi

Các thói quen đi đứng, ngồi, nằm ngủ,… hằng ngày quen thuộc của bạn có thể gây hại cho cơ thể nghiêm trọng nếu tiếp diễn lâu dài.

Các tư thế cơ thể thường là tự nhiên và một khi có tư thế sai, không khoa học thì chúng ta rất khó sửa. Ngay cả khi không thể từ bỏ hoàn toàn, bạn vẫn có thể hạn chế tác hại của chúng. Thử kiểm tra xem bạn có mắc phải thói quen xấu nào sau đây không nhé:

1. Nằm ngủ sấp 

Theo nghiên cứu, có 7% người có thói quen ngủ ở tư thế nằm sấp. Tư thế này là tư thế có hại nhất khi ngủ vì nó tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa, đồng thời gây đau và tê liệt cơ. Ngủ sấp còn làm căng người, tạo áp lực cho vùng cổ và lưng dưới của bạn. Đổi tư thế ngủ rất khó, nếu vẫn thích nằm ngủ sấp, chuyên gia khuyên bạn nên dùng một chiếc gối thật mềm hoặc không cần dùng gối để giữ cho cổ được thoải mái. Chúng ta có thể đặt một chiếc gối ôm lớn bên cạnh lúc ngủ để giữ cơ thể ngủ nghiêng thay vì úp người xuống.

2. Ngồi làm việc ở tư thế “dặt dẹo”

Tư thế ngồi làm việc đúng chuẩn là tay và cánh tay gập một góc vuông 90 độ khi đánh máy, lưng thẳng, không tỳ tay vào bàn phím. Đây có thể là kiến thức nhiều người đã biết nhưng vẫn… để đó. Nếu nắm rõ các hậu quả nghiêm trọng của nó, có thể bạn sẽ có động lực thay đổi hơn. Ngồi sai tư thế mỗi ngày sẽ gây ra bệnh xương khớp, tuần hoàn máu kém hơn, làm gù lưng, cận thị hay thậm chí làm đầu óc căng thẳng. 

3. Nâng đồ vật dưới đất ở tư thế cúi người

Nếu thấy một vật dưới đất và cần nhấc lên, đa số mọi người đều cúi lưng xuống như hình bên trái. Tư thế này hoàn toàn không tốt cho lưng chút nào khi bạn bê vật nặng. Thay vào đó, chúng ta nên ngồi xổm xuống, giữ lưng thẳng, dùng lực từ nhiều bộ phận cơ thể (tay, chân và bụng) để nhấc vật nặng lên.  

4. Đeo ba lô, túi xách chỉ ở một bên vai

Đeo ba lô một bên vai thì tiện hơn và đôi khi trông cũng ngầu hơn nhưng rất hại xương sống. Trọng lượng tác động lệch một bên có thể làm đau cổ, nhức vai và về lâu về dài không tốt cho khung xương. 

Nếu vẫn muốn đeo ba lô một bên vai thì bạn nên đổi bên thường xuyên. Ngoài ra còn một bí kíp nữa khi đeo ba lô là nên xếp các vật nặng ở dưới đáy, vật nhẹ bên trên. Như vậy khi đeo hay tháo ba lô phần cổ sẽ ít chịu lực hơn.

5. Vừa đi vừa cúi đầu dùng điện thoại

Đây chắc chắn là cảnh cực kỳ quen thuộc trong đời sống hiện đại. Không chỉ dễ gặp phải rủi ro đâm đầu vào đâu đó, vừa cúi đầu vừa đi có hại cho vùng cổ và lưng. Dù đa số mọi người đều biết đây là thói quen không tốt nhưng với những “con nghiện” smartphone thì không dễ để từ bỏ. Bạn có thể hạn chế tác hại của thói quen này bằng cách tránh đi giày cao gót khi đi lại vì giày cao gót chỉ làm vấn đề tệ hơn rất nhiều.  

6. Kê tay lên thành cửa khi lái xe ô tô hoặc ngồi quá xa tay lái 

Theo quán tính, nhiều tài xế sẽ dựa tay lên cửa xe khi lái và nghĩ điều này hoàn toàn vô hại. Cách thức ngồi này không những làm người lái khó vào số mà ngồi lâu còn làm đau vai, mỏi hông cũng như đau xương cụt.

Còn tư thế ngồi quá xa vô lăng thì làm đau xương sườn, đau mạn sườn hoặc mỏi lưng. Tư thế lái xe hoàn hảo là không bao giờ nên ngả quá 100 độ.

7. Ngồi xuống khi để ví tiền hoặc điện thoại trong túi quần

Cất các vật dụng trong túi quần sau là chuyện bình thường nhưng bạn nên bỏ chúng ra khi ngồi xuống nếu không muốn bị đau cột sống, đau lưng, cổ và vai. Để điện thoại hoặc ví tiền ở một bên túi khi ngồi, áp lực lên cột sống sẽ không đều và gây ra loạt hậu quả trên.

8. Ngồi bắt chéo chân quá lâu

Bắt chéo chân là tư thế tự nhiên của nhiều người khi ngồi. Nhưng nếu giữ tư thế này quá lâu thì không hề tốt vì có thể làm giãn tĩnh mạch, tụ máu. Các cơ của hông cũng bị tác động xấu vì chịu lực nhiều. Tư thế ngồi hai chân song song vẫn được coi là lý tưởng hơn cả. Còn nếu vẫn ngồi bắt chéo thì bạn nhớ đừng ngồi quá lâu nhé. 

9. Lau kính theo vòng tròn

Khi lau kính hoặc các bề mặt lúc dọn dẹp vệ sinh, chúng ta nên lau theo chiều ngang thay vì vòng tròn. Đây không phải là mẹo để lau kính sạch hơn mà để bảo vệ cánh tay, nhất là cổ tay và lưng. Thao tác rộng và mạnh tạo ra áp lực không cần thiết và cũng không giúp bạn lau dọn được hiệu quả hơn. 

 

Nguồn: BrightSide – https://doanhnghieptiepthi.vn/9-thoi-quen-tu-nhien-cua-nhieu-nguoi-duoc-khoa-hoc-chi-ra-la-cuc-ky-sai-trai-nen-bo-ngay-truoc-khi-suc-khoe-len-tieng-161212501103511232.htm

 

Thức uống giúp giảm mỡ ngay cả khi… ngủ

Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện ra một loại trà nổi tiếng của châu Á làm tăng tốc độ phân hủy chất béo đến 20%, khiến người uống giảm mỡ thần kỳ.

Bài công bố trên tạp chí Nutrients cho biết chính quá trình chế biến đặc biệt của trà ô long đã tạo ra các hoạt chất có thể làm tăng tốc quá trình phân hủy chất béo trong cơ thể người. Đặc biệt, tác dụng này duy trì nhiều giờ sau khi bạn uống trà, ngay cả khi bạn đã đi ngủ.

Trà ô long cũng như trà đen hay trà xanh đều được chế biến từ cây chè Camellia sinensis, nhưng quá trình chế biến khác nhau, trong đó trà ô long được oxy hóa một nửa, trà xanh là loại không oxy hóa, trà đen được oxy hóa hoàn toàn.

Trà ô long, được chế biến dưới hình dạng những viên trà khô, được các nhà khoa học Nhật Bản chứng minh là “thần dược” giảm mỡ – Ảnh minh họa từ Internet

Quá trình oxy hóa một nửa của trà ô long, với chất xúc tác là các enzyme nội sinh, đã biến đổi một phần catechin trong trà thành polyphenol được polymer hóa; đồng thời phân hủy nhẹ caffein.

Các tác giả từ Đại học Tsukuba (Nhật Bản) cho rằng chính những biến đổi này đã kích thích quá trình chuyển hóa chất béo ở những người dùng loại thức uống này. Nghiên cứu được thực hiện trên những tình nguyện viên khỏe mạnh 50-56 tuổi. Họ được yêu cầu uống một lượng trà ô long chứa 100 mg caffein, 21,4 mg axit gallic, 97 mg catechin và 125 mg polyphenol được polymer hóa. Kết quả được ghi nhận sau 2 tuần.

Nói trên Sci-News, giáo sư Kumpei Tokuyama đến từ Viện quốc tế về Y học giấc ngủ tích hợp thuộc Đại học Tsukuba, tác giả chính của nghiên cứu cho biết sự phân hủy chất béo trong cơ thể những người uống trà tăng đến 20%, giúp họ giảm mỡ, ngăn tích mỡ thừa hiệu quả. Nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục nhằm xem xét tác dụng giảm mỡ lâu dài của trà ô long, cũng như phân tích cụ thể hơn cơ chế giúp giảm mỡ của thức uống phổ biến này.

 

Anh Thư

Muốn biết cơ thể đang thiếu vitamin loại nào, cứ nhìn vào những biểu hiện này sẽ rõ

Bạn sẽ không nghĩ rằng cơ thể mình đang thiếu vitamin trầm trọng cho đến khi gặp phải hàng loạt triệu chứng bất thường sau đây.

Ngày nay, việc sử dụng các loại thực phẩm tiện lợi đã dần trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống của chúng ta. Do vòng quay tất bật giữa công việc cũng như cuộc sống nên việc thu xếp để nấu một bữa ăn thịnh soạn với đầy đủ các chất dinh dưỡng từ tự nhiên gặp phải nhiều khó khăn.

Thay vào đó, chúng ta sẵn sàng mua hàng lô hàng lốc thứ đồ hộp về và chất đầy trong tủ lạnh của nhà mình. Điều này vô tình khiến chính bản thân chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt vitamin trầm trọng.

Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể khi cơ thể rơi vào tình trạng thiếu vitamin, kèm theo đó là những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, các loại thực phẩm thực sự hữu ích dành cho bạn.

Nhìn kém về ban đêm: thiếu vitamin A

Nếu bạn không gặp các vấn đề về mắt như cận thị, viễn thị hay loạn thị… nhưng bạn vẫn cảm thấy ngại khi phải đi ra ngoài đường vào ban đêm chỉ vì bạn biết mình bị hạn chế về tầm nhìn? Hãy lưu ý vì rất có thể bạn đang thiếu hụt vitamin A đấy!

Vitamin A là dưỡng chất cần thiết để làm cho các sắc tố của các tế bào tiếp nhận ánh sáng trong đôi mắt bạn, giúp bạn nhìn thấy mọi vật trong điều kiện ánh sáng thấp. Nếu bạn không có đủ vitamin A, tầm nhìn ban đêm của bạn có thể bị hạn chế.

 

Để bổ sung vitamin A, bạn hãy chú ý bổ sung các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn; rau màu cam như cà rốt, khoai lang, ớt chuông đỏ, dưa đỏ và trứng.

Tê liệt bàn chân: thiếu vitamin B12

Nếu bạn thường xuyên bị tê liệt hoặc mất cảm giác ở bàn chân thì rất có thể bạn đang thiếu vitamin B12 trong cơ thể. Ngoài ra, dấu hiệu của việc thiếu vitamin B12 còn được biểu hiện ở tình trạng cân nặng thường xuyên bị giảm hụt.

Vì vitamin B12 rất cần thiết cho sức khỏe và chức năng của não bộ cũng như hệ thần kinh. Do đó, khi bạn không cung cấp đủ vitamin B12 cho cơ thể sẽ dẫn dến tình trạng não bộ gặp khó khăn trong giao tiếp với các dây thần kinh, gây ra hiện tượng tê liệt bàn chân.

 

Để tăng cường vitamin B12 trong chế độ ăn uống, bạn có thể chọn ăn thực phẩm từ động vật như cá, thịt gà, các sản phẩm sữa và ngũ cốc.

Đau nhức cơ bắp: thiếu vitamin D

Nếu bạn nhận thấy rằng bạn thường xuyên có cảm giác đau nhức cơ bắp mà không tìm thấy nguyên nhân cụ thể thì rất có thể bạn đã bị thiếu vitamin D một cách trầm trọng.

Sự thiếu hụt vitamin D có thể coi là một trong những vấn đề phổ biến, nhưng các triệu chứng của nó lại rất mơ hồ. Bạn nên để ý kỹ hơn khi việc đau nhức cơ kèm theo các vấn đề về răng và xương. Bởi vitamin D là thành phần cần thiết cho xương chắc khỏe, răng và cơ bắp cũng vậy

 

Để tăng cường vitamin D cho cơ thể, bạn cần lưu ý bổ sung các thực phẩm sau vào chế độ ăn uống của mình: Sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai); các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ (chỉ nên ăn cá ngừ 2 lần/tuần để tránh nhiễm thủy ngân cao). Ngoài ra, hãy thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng sớm để cơ thể được hấp thụ vitamin D tốt nhất.

Phản xạ chậm: thiếu vitamin E

Nếu bạn luôn phải mất một thời gian để phản ứng với những hoạt động bất ngờ diễn ra trước mặt thì không có nghĩa là bạn vụng về, mà có thể đó là dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin E trong cơ thể.

Vitamin E cũng giống như vitamin B12, là chất cần thiết cho sức khỏe thần kinh, giúp kết nối các thông tin liên lạc giữa não bộ với dây thần kinh kiểm soát các cơ bắp và phản xạ của bạn. Thế nên, nếu bạn thiếu vitamin E thì nó sẽ dẫn tới tình trạng phản xạ chậm chạp, kém hơn hẳn so với những người bình thường.

Bạn có thể bổ sung vitamin E bằng cách ăn nhiều mầm lúa mì, trứng, mayonnaise, thịt nội tạng, các loại hạt và bơ.

Vết thương lâu lành: thiếu vitamin C

Nếu bạn nhận thấy rằng phải mất một thời gian dài hơn bình thường để các vết thương trên cơ thể bạn lành lại thì rất có thể cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin C. Bởi vì các tế bào da và các tế bào khác khi bắt đầu quá trình chữa lành sau chấn thương cần có đủ vitamin C (cùng với vitamin A và kẽm). Nếu không có những chất dinh dưỡng đó, vết thương của bạn sẽ trở nên lâu lành hơn, thậm chí còn gặp một số vấn đề về nhiễm trùng.

 

Để có được lượng vitamin C cần thiết, trong chế độ ăn uống bạn nên bổ sung các loại trái cây họ cam quýt (như chanh và bưởi), các loại rau xanh (như rau bina, rau arugula và cải xoăn) cho bữa ăn của mình.

Trầm cảm, chán nản: thiếu vitamin B1

Đôi khi việc thiếu vitamin không chỉ biểu hiện ra cơ thể bạn, mà nó còn tác động cụ thể lên tâm lý của bạn nữa. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán chường, mọi thứ rệu rã… thì rất có thể bạn đang thiếu hụt vitamin B1.

Giống như B12, vitamin này là cần thiết cho sức khỏe của các tế bào thần kinh và não của bạn: nếu bạn không có đủ B1 trong cơ thể, các tế bào này không hoạt động tốt và dẫn đến các vấn đề về tâm lý như trầm cảm. Mặc dù việc thiếu vitamin B1 là khá hiếm, nhưng nó sẽ phổ biến hơn ở những người nghiện rượu, sức khỏe yếu và chán ăn.

 

Để bổ sung vitamin B1, bạn có thể ăn các loại thịt đỏ và trắng, thịt nội tạng (như gan), đậu Hà Lan, đậu lăng, mầm lúa mì…

Bị hôi miệng: thiếu vitamin B3

Mặc dù bạn vẫn đảm bảo vệ sinh răng miệng thường xuyên, sạch sẽ và cẩn thận, nhưng chứng hôi miệng vẫn bám riết lấy bạn làm bạn phát phiền lên được! Đừng quá lo lắng, vì đây có thể là dấu hiệu nhận biết bạn cần bổ sung gấp vitamin B3 đấy.

Khi cơ thể thiếu B3 sẽ ảnh hưởng tới chức năng gan kém, tiếp theo là sự hoạt động không tốt của dạ dày và ruột, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa và là nguyên nhân gây ra hôi miệng.

 

Để tăng cường vitamin B3, hãy bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn các loại thịt, cá béo, hạt hướng dương và củ cải đường.

 

Source (Nguồn): Lifehack, Health

Bỏ bữa tối có thể tăng cân

Một nghiên cứu quy mô lớn ở Nhật Bản cho thấy bỏ bữa tối có thể gây tăng cân, béo phì.

Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc bỏ bữa sáng với sự tăng lên của chỉ số khối (BMI), nhưng có ít nghiên cứu tìm hiểu tác động của các bữa ăn khác. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Osaka với công trình đánh giá thói quen ăn các bữa ăn hàng ngày đã chỉ ra việc bỏ bữa tối có thể làm tăng cân, béo phì.

Nghiên cứu theo dõi 17.573 nam sinh và 8.960 nữ sinh từ 18 tuổi trở lên ở Đại học Osaka trong vòng 3 năm. Những người tham gia được hỏi về tần suất ăn sáng, trưa và tối. Các nhà nghiên cứu cũng xem xét thời gian ăn để xác định ảnh hưởng của việc học, phong cách sống, giấc ngủ, thuốc lá và rượu bia đối với thói quen ăn uống.

Những sinh viên thường xuyên nhịn bữa tối có xu hướng già hơn, bị thừa cân, thích hút thuốc và uống rượu, ngủ ít hơn. Họ cũng thường bỏ những bữa khác và ăn tối muộn. Ở cả nam và nữ, bỏ bữa trưa cũng dẫn đến những hệ quả tương tự, ngoại trừ sự gia tăng chỉ số khối. Người không ăn tối có tỷ lệ tăng cân 10% hoặc hơn và chỉ số khối cơ thể cao hơn 25, được xếp vào nhóm thừa cân hoặc béo phì.

Lưu ý, chỉ số khối vẫn có những mặt hạn chế của nó. Ví dụ một người vạm vỡ, không có mỡ thừa vẫn có thể được coi là béo phì nếu dựa trên chỉ số này. Tuy nhiên, khi đánh giá số đông, nó vẫn là thước đo tương đối chính xác để phân loại.

Những kết quả này cho thấy việc nhịn ăn tối, dù không phổ biến như bỏ bữa sáng, có mối liên hệ mạnh mẽ với các vấn đề thừa cân hay béo phì. Nguyên nhân có thể là để bụng đói buổi tối khiến người ta ăn nhiều hơn vào ngày hôm sau. Một giả thuyết khác cho rằng vào buổi tối, mọi người thường ăn nhiều các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt và rau củ, cho nên thiếu bữa ăn này sẽ làm giảm chất lượng của chế độ ăn.

 

Mai Dung ( Theo Insider) – https://vnexpress.net/bo-bua-toi-co-the-tang-can-4224477.html

Thức uống tốt cho người bệnh tiểu đường và gan nhiễm mỡ

Thức uống tốt cho người bệnh tiểu đường và gan nhiễm mỡ. Sự kết hợp của khoai lang và chanh có thể giúp ích cho những người có lượng đường trong máu cao hoặc gan nhiễm mỡ.

 

 

Hà Nguyễn

Theo Natural – https://zingnews.vn/video-thuc-uong-tot-cho-nguoi-benh-tieu-duong-va-gan-nhiem-mo-post1175304.html

Trà xanh giúp nâng cao đề kháng, tăng cường sinh lực

Trà xanh được xếp vào loại đồ uống được ưa chuộng, phổ biến thứ 2 trên thế giới. Và dưới đây là những lý do khiến trà xanh được yêu thích đến thế.

Theo những nghiên cứu được công bố, nếu mỗi người uống từ 2-3 tách trà xanh mỗi ngày sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu bạn uống trà xanh vào buổi sáng, bạn sẽ có một ngày làm việc hiệu quả, vì trà xanh mang đến sự tỉnh táo.

Trong những công dụng của trà xanh tới sức khỏe của con người, các chuyên gia cho biết loại trà này, đối với người cao tuổi, sẽ giúp ngăn ngừa bệnh lú lẫn. Còn với những người có cân nặng hơi dư thừa, trà xanh còn có công dụng đầy tích cực khác như giúp giảm chất béo trong cơ thể, mang lại vóc dáng đẹp. Không những thế, trà xanh còn giúp người uống có được làn da đẹp.

Bên cạnh công dụng kể trên, trà xanh còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư vì trong trà xanh có chứa lượng chất chống oxy hóa cao. Một số nghiên cứu cho biết trà xanh cũng có tác dụng kích hoạt một số enzym giải độc, làm giảm sự phát triển của khối u.

Trà xanh cũng giúp tăng cường tuổi thọ, có tác dụng tốt với các bệnh về tim mạch, tốt cho xương vì trong trà xanh có thành phần làm chậm quá trình lão hóa của xương, giúp xương chắc khỏe. Trà xanh cũng tốt cho răng, giảm thiểu sâu răng. 

Ngoài ra, trà xanh còn có công dụng đặc biệt tuyệt vời khác mà vì những công dụng này đã khiến trà xanh trở thành loại thức uống phổ biến đến thế, đó là giúp tăng cường trí nhớ, làm giảm sự lo âu, căng thẳng và giữ gìn sự trẻ trung.

Vì thế, nếu bạn chưa uống trà xanh vì chưa biết tới những công dụng tuyệt vời ấy thì bạn có thể bắt đầu ngay từ bây giờ nhé

 

Nguồn: https://vtv.vn/doi-song/tra-xanh-giup-nang-cao-de-khang-tang-cuong-sinh-luc-20210121142509073.htm?fbclid=IwAR0QV8JWC8PkzvQSJrQvOEcAxO18XL9acX8Vf9u7cEeRfu0kOMraJXnCaMI

Exit mobile version