Những dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận, Tiết niệu?

Bệnh sỏi thận nếu phát hiện sớm sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Dưới đây là NHỮNG dấu hiệu điển hình để nhận biết căn bệnh này.

 

Nguồn: Sức Khoẻ & Đời Sốnghttps://www.youtube.com/watch?v=G7GcGzeJDfw

Ăn uống quá kiêng khem không tốt cho người tiểu đường

Nhịn ăn, kiêng khem cực đoan, chế biến thức ăn quá cầu kỳ là những sai lầm khiến bệnh tiểu đường nặng hơn.

Đái tháo đường, hay tiểu đường, là bệnh do rối loạn chuyển hóa, khiến lượng đường trong máu luôn cao hơn bình thường. Bệnh có tính chất mạn tính không lây và không thể điều trị dứt điểm. Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nặng nề, như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mù lòa, suy thận, loét bàn chân phải cắt chi, thậm chí tử vong… nếu không điều trị đúng.

Bên cạnh vận động và sử dụng thuốc, dinh dưỡng rất quan trọng trong điều trị bệnh và kiểm soát biến chứng, đặc biệt với bệnh nhân đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, nhiều người điều trị bệnh không hiệu quả do thiếu kiến thức dinh dưỡng, bác sĩ Nguyễn Thị Ánh Vân, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết.

Bác sĩ Vân chỉ ra ba sai lầm lớn trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường.

Trước hết, khi biết mắc bệnh, nhiều người lập tức nghĩ đến việc phải kiêng đường và tinh bột tuyệt đối. Ăn uống cực đoan, chỉ ăn rau xanh, không thịt cá, hoa quả chín… trong thời gian dài khiến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, suy kiệt. Cơ thể không có đường thì không sinh ra năng lượng, não bộ sẽ trì trệ, cơ thể mệt mỏi, hạ đường huyết.

“Người bệnh vẫn phải ăn cơm, bún, miến, khoai, chỉ là ăn ít hơn bình thường. Có đủ năng lượng sống rồi mới tính đến điều chỉnh để chữa bệnh”, bác sĩ Vân khuyên.

Thứ hai là chọn đúng thực phẩm nhưng chế biến sai. Thực tế, gạo lứt hoặc gạo nguyên cám, các loại đậu, cà rốt, cam tươi… phù hợp với người đái tháo đường, song cách nấu khác nhau mang lại giá trị đường khác nhau.

Bác sĩ Vân ví dụ, nấu cơm gạo lứt tỷ lệ gạo và nước là 1:1, cơm khô vừa phải, một chén cơm có lượng đường là 58%. Nếu tăng lượng nước lên gấp đôi để cơm mềm hơn, lượng đường sẽ tăng thêm 20%. Ăn sống cà rốt hoặc uống nước ép tươi, lượng đường là 16%. Nhưng thái nhỏ cà rốt nấu súp, hầm nhừ thì lượng đường là 92%, hoàn toàn phản tác dụng trong điều trị tiểu đường. Ăn cam nguyên múi cũng tốt hơn vắt nước cam để uống.

Hầm nhừ, chiên xào quá lâu, cắt nhỏ làm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm bị hao hụt, thậm chí sinh ra độc tố. Thêm vào đó, thức ăn mềm giúp hệ tiêu hóa vận hành dễ dàng hơn, chuyển hóa dinh dưỡng nhanh hơn, lượng đường hấp thu vào máu nhanh. Vì thế, luộc, hấp, nấu chín thực phẩm vừa phải là cách chế biến tốt nhất trong chế độ ăn của người đái tháo đường.

Hạn chế ăn quá nhiều bữa trong ngày. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường béo phì có thể ăn 5 bữa một ngày, do không được nạp quá nhiều năng lượng một lúc. Ăn thành nhiều bữa nhỏ, ít, làm giảm cảm giác đói. Người cân nặng bình thường nên ăn ba bữa cố định, đúng giờ, thêm một bữa phụ trước khi ngủ khoảng một giờ.

Bác sĩ Hồ Đắc Phương, khoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho hay, về mặt lâm sàng, dễ kiểm soát lượng đường huyết hơn nếu ăn ba bữa cố định.

Khẩu phần ăn tiêu chuẩn trong mỗi bữa chính cho bệnh nhân đái tháo đường gồm hai phần rau xanh, một phần thịt cá và một phần tinh bột. Ảnh: CDC.gov

Các bác sĩ khuyến cáo, mỗi ngày người tiểu đường cần ăn 20 loại thực phẩm. Bữa ăn chính chiếm 30-35% tổng năng lượng và các loại dưỡng chất. Bữa phụ là một quả chuối, hai quả quýt hoặc một ly sữa không đường, sữa chua… bổ sung 5-10% năng lượng còn lại. Tập thể dục 30-45 phút mỗi ngày, uống hoặc tiêm thuốc đúng chỉ định của bác sĩ.

Năm 2019, ước tính khoảng 3,8 triệu người Việt mắc bệnh tiểu đường. Dự báo năm 2040, khoảng 6,1 triệu người mắc bệnh và xu hướng ngày càng trẻ hóa. Trước kia bệnh thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nay dần xuất hiện ở tuổi 30, có cả trẻ em, theo HCDC.

Bác sĩ khuyên những người trên 40 tuổi, trong gia đình có người mắc tiểu đường cần đi tầm soát sớm. Xét nghiệm đường huyết là cách duy nhất phát hiện bệnh.

5 nguyên nhân chính khiến bạn bị sỏi thận, chớ coi thường!

Biết nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sỏi thận có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát chúng.

Sỏi thận hình thành khi một số khoáng chất và muối trong nước tiểu kết lại với nhau thành các tinh thể. Khi kết tụ càng nhiều, các tinh thể trở nên lớn lên và biến thành sỏi.

Nếu nước tiểu đậm đặc, các khoáng chất và muối này có nhiều khả năng kết tụ lại với nhau.

Sau đây là 5 nguyên nhân chính gây ra sỏi thận, theo Insider.

1. Di truyền

Khoảng 40% người bị sỏi thận có tiền sử gia đình bị sỏi thận.

Nếu trong gia đình bạn có người bị sỏi thận, bạn cũng có nhiều nguy cơ bị sỏi thận. Nếu bạn từng bị sỏi thận, bạn sẽ có nhiều nguy cơ hình thành sỏi khác.

2. Không uống đủ nước mỗi ngày

Không uống đủ nước mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Những người sống ở vùng khí hậu khô, ấm và những người đổ mồ hôi nhiều có thể có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn những người khác.

Khoảng 38% người bị sỏi thận sống ở vùng có nhiệt độ và ánh nắng mặt trời cao hơn.

3. Chế độ ăn nhiều muối, đường và giàu đạm

Ăn một chế độ ăn giàu đạm, nhiều muối và đường có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Quá nhiều muối trong chế độ ăn sẽ làm tăng lượng canxi mà thận phải lọc và làm tăng đáng kể nguy cơ bị sỏi thận.

Theo tiến sĩ Johann Ingimarsson, bác sĩ chuyên khoa tiết niệu tại Trung tâm Y tế Maine (Mỹ), có đến 3/4 số người bị sỏi thận có thể kiểm soát bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, theo Insider.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem chế độ ăn uống nào là tốt nhất cho bạn.

4. Một số bệnh dẫn đến sỏi thận

Một số bệnh cũng có thể dẫn đến nguy cơ phát triển sỏi thận, bao gồm:

Bệnh tiểu đường

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí về tiết niệu của châu Âu – European Urology, người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị sỏi thận cao gấp 2 – 3 lần.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người có mức đường huyết trung bình A1C cao hơn 6,5%, có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn đến 92%. Những người mắc bệnh tiểu đường có nồng độ oxalat trong nước tiểu cao hơn, sẽ thúc đẩy hình thành sỏi thận dạng oxalat canxi.

Béo phì

Chỉ số khối cơ thể cao, vòng eo lớn và tăng cân đều làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Theo một đánh giá năm 2020, phụ nữ có chỉ số BMI cao có tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận tăng 1,3 lần so với phụ nữ có chỉ số BMI khỏe mạnh.

Bệnh viêm ruột và phẫu thuật

Phẫu thuật dạ dày, bệnh viêm ruột hoặc tiêu chảy mạn tính có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi và nước, làm tăng lượng chất tạo sỏi trong nước tiểu, theo Mayo Clinic.

Nghiên cứu cho thấy, khoảng 12 – 28% bệnh nhân viêm ruột có tỷ lệ mắc sỏi thận cao hơn mức bình quân.

Bệnh nhân viêm ruột có nhiều khả năng có nước tiểu có tính a xít, thúc đẩy hình thành sỏi thận dạng a xít uric.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu lặp đi lặp lại cũng có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

5. Một số loại thuốc

Một số chất bổ sung và thuốc, như vitamin C, thực phẩm chức năng, thuốc nhuận tràng – khi sử dụng quá mức, và thuốc kháng a xít, thuốc trị đau nửa đầu hoặc trầm cảm, có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận, theo Mayo Clinic.

Các triệu chứng của sỏi thận

Sỏi thận thường sẽ không gây ra triệu chứng cho đến khi nó bị mắc kẹt trong niệu quản, chặn dòng chảy của nước tiểu và làm cho thận sưng lên và niệu quản co thắt, có thể rất đau, theo Mayo Clinic.

Lúc đó sẽ có các triệu chứng sau:

• Đau dữ dội, đau nhói ở bên hông và lưng, dưới xương sườn, đau lan xuống bụng dưới và bẹn, đau từng cơn.

• Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu

• Nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc nâu

• Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi

• Lúc nào cũng muốn đi tiểu, đi tiểu thường xuyên hơn nhưng số lượng ít hơn

• Buồn nôn và ói mửa

• Sốt và ớn lạnh nếu bị nhiễm trùng

Đi cấp cứu ngay lập tức, nếu:

• Đau đến mức không thể chịu được
• Đau kèm theo buồn nôn và nôn
• Đau kèm theo sốt và ớn lạnh
• Có máu trong nước tiểu, theo Mayo Clinic.

 

Bệnh tiểu đường nguy hiểm thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, tổn thương thận hoặc đột quỵ nếu không được kiểm soát.

Glucose, hay còn gọi là đường trong máu, là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể con người. Nó được hấp thụ từ thực phẩm mà bạn ăn. Hormone insulin giúp các tế bào của cơ thể chuyển hóa glucose thành năng lượng.

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, tuyến tụy sản xuất ít insulin hoặc không sản xuất được. Insulin không được sử dụng hiệu quả khiến lượng đường huyết tăng lên. Trong khi đó, các tế bào của cơ thể lại thiếu năng lượng cần thiết. Điều này có thể dẫn đến một loạt các vấn đề ảnh hưởng hầu hết hệ thống chính của cơ thể.

Hệ thống tiêu hóa

Theo Healthline, nếu tuyến tụy sản xuất ít hoặc không có insulin, cơ thể sẽ sử dụng các hormone thay thế để chuyển hóa chất béo thành năng lượng. Điều này có thể tạo ra lượng hóa chất độc hại cao, bao gồm axit và các thể xeton. Chúng có thể gây ra nhiều triệu chứng như khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi, hơi thở có mùi. Nếu không được điều trị, người bệnh có thể bị mất ý thức, thậm chí tử vong.

Tình trạng này xảy ra khi dây thần kinh bị tổn thương, làm cản trở khả năng di chuyển thức ăn từ dạ dày vào ruột non. Căn bệnh có thể gây buồn nôn, nôn, trào ngược axit, đầy hơi, đau bụng, sụt cân.

Người bệnh tiểu đường nên uống thứ này vào buổi sáng để kiểm soát đường huyết

Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường trong máu là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất. Họ luôn phải cẩn thận về chế độ ăn uống và thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu để tránh bất kỳ biến chứng nào.

Đây là tin vui cho những người bệnh tiểu đường loại 2. Theo một nghiên cứu, sữa góp phần lớn vào việc giữ mức đường huyết thấp trong suốt cả ngày.

Mối liên hệ giữa sữa và lượng đường trong máu

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học về Sữa vào năm 2018 cho thấy rằng tiêu thụ sữa vào bữa sáng làm giảm lượng đường trong máu suốt cả ngày, theo Times of Indian.

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu để xem xét tác động của việc uống sữa giàu protein vào bữa sáng đối với mức đường huyết và cảm giác no sau khi ăn sáng và sau đó là bữa trưa.

Họ quan sát thấy rằng sữa được tiêu thụ với ngũ cốc ăn sáng làm giảm nồng độ đường huyết sau ăn so với nước. Mặt khác, nồng độ protein sữa cao làm giảm nồng độ đường huyết sau ăn so với nồng độ protein sữa bình thường. Bữa ăn giàu protein cũng làm giảm cảm giác thèm ăn sau bữa ăn thứ hai so với bữa ăn ít protein.

Trong nghiên cứu kép, nhóm các nhà nghiên cứu đã kiểm tra cẩn thận tác động của việc tăng nồng độ protein và tăng tỷ lệ whey protein (đạm từ váng sữa) trong sữa khi tiêu thụ cùng với một bát ngũ cốc ăn sáng có hàm lượng carb cao đối với lượng đường trong máu, mức độ no và chế độ ăn uống suốt cả ngày, theo Times of Indian.

Họ quan sát thấy rằng quá trình tiêu hóa protein whey và casein, vốn có tự nhiên trong sữa, giải phóng các hoóc môn dạ dày làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này tự động làm tăng cảm giác no.

Hạn chế

Nghiên cứu tiết lộ rằng chỉ có một sự khác biệt nhỏ giữa thực phẩm tiêu thụ trong bữa trưa khi tăng lượng whey protein vào bữa sáng. Nhưng uống sữa với thực phẩm giàu carb vào buổi sáng sẽ làm giảm lượng đường trong máu ngay cả sau bữa trưa, trong đó sữa giàu protein đóng một vai trò quan trọng.

Nghiên cứu này khẳng định tầm quan trọng của sữa vào bữa sáng đối với bệnh nhân đái tháo đường. Nó giúp tiêu hóa carb chậm hơn và giúp bạn dễ dàng kiểm soát lượng đường trong máu cả ngày, theo Times of Indian.

Sữa cho người tiểu đường

Nhiều người nghĩ rằng sữa không tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường, nhưng điều này không đúng. Bất kỳ loại sữa nào cũng có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

Sữa rất giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Sữa nguyên kem, sữa tách béo và các loại sữa thay thế khác như sữa hạnh nhân và sữa đậu nành được coi là tốt nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường, theo Times of Indian. 

Lưu ý: Tránh thêm đường vào sữa, thay vào đó hãy thêm một chút mật ong hoặc bột đường thốt nốt để có kết quả tốt nhất.

3 chế độ ăn tốt nhất với người mắc bệnh tiểu đường

 

Những người mắc bệnh tiểu đường phải xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh tập trung vào trái cây và rau quả, hạn chế carbohydrate tinh chế và các loại đường. Cả người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 đều phải kiểm soát lượng đường trong máu thật chặt chẽ để tránh các biến chứng về sức khỏe.

Những người mắc tiền tiểu đường tuy lượng đường trong máu tăng cao nhưng chưa phải là tiểu đường cũng nên tuân theo chế ăn uống tương tự để giảm nguy cơ phát triển thành tiểu đường loại 2.

(Ảnh: Shutterstock)

Nếu bạn bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh thì dưới đây là cách ăn uống lành mạnh và điều chỉnh lượng đường trong máu của bạn:

Bạn nên ăn gì?

Theo Viện quốc gia Mỹ về bệnh tiểu đường, bệnh tiêu hóa và bệnh thận (National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases), người mắc bệnh tiểu đường nên bổ sung dinh dưỡng từ rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và sữa.

Các loại thực phẩm tốt nhất cho người bệnh tiểu đường là:

  • Nhóm đường bột: ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ. 
  • Nhóm thịt cá: cá hồi, cá ngừ, cá thu, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ.
  • Nhóm chất béo: dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, ô liu.
  • Nhóm rau: bông cải xanh, măng tây, đậu cô ve, rau diếp cá, cà rốt, bí ngô, hành tây, bắp cải, súp lơ, rau bi na.
  • Hoa quả: bưởi, dâu tây, cam, anh đào, táo, lê, mận hậu, dứa, lựu, đu đủ. Hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín.

Nhìn chung, những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và nhiều đường như: nước trái cây đóng hộp, soda, bánh rán, đồ chiên xào, bánh quy, kẹo, các loại carbohydrate đơn giản (như bánh mì trắng hoặc ngũ cốc tinh chế).

Nếu bạn muốn lên kế hoạch ăn uống khoa học để điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường, hãy thử một trong ba chế độ ăn dưới đây:

1. Chế độ ăn Địa Trung Hải

Chế độ ăn Địa Trung Hải tập trung vào các thực phẩm lành mạnh có nguồn gốc thực vật như rau củ quả và các loại hạt; chất đạm như cá và chất béo lành mạnh từ dầu ô liu. Những người mắc bệnh tiểu đường thường được khuyên ăn theo chế độ này bởi nó cung cấp nhiều rau, protein nạc và hạn chế đường.

(Ảnh: Shutterstock)

Ví dụ, một nghiên cứu năm 2009 công bố trên tạp chí Diabetic Medicine cho thấy những bệnh nhân tuân theo chế độ ăn Địa Trung Hải nghiêm ngặt có chỉ số HbA1c (chỉ số đo lượng đường trong máu) trong khoảng thời gian 3 tháng thấp hơn và có lượng đường trong máu ngay sau bữa ăn thấp hơn so với những người ăn theo chế độ này không nghiêm ngặt. 

Một đánh giá khoa học năm 2010 công bố trên “Diabetes Research and Clinical Practice” kết luận rằng chế độ ăn Địa Trung Hải rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường, kiểm soát lượng đường trong máu và giảm các yếu tố gây bệnh tim mạch.

Thực đơn một ngày của bạn theo chế độ ăn Địa Trung Hải có thể như sau:

  • Bữa sáng: Sữa chua Hy Lạp với quả mọng và các loại hạt.
  • Bữa trưa: Salad với dầu ô liu, cá hồi, bánh mì pita nguyên cám.
  • Bữa tối: Vỏ bánh pizza nguyên hạt, phủ rau và phô mai ít béo.
  • Bữa ăn nhẹ: Các loại hạt, trái cây hoặc trứng luộc.

>> Bí mật trong chế độ ăn Địa Trung Hải: Dầu ô-liu

2. Chế độ ăn Dash

Dash là viết tắt của Dietary Approaches to Stop Hypertension, một chế độ ăn uống khoa học được khuyến nghị cho những người muốn phòng ngừa hoặc đang điều trị tăng huyết áp, đồng thời giảm thiểu rủi ro phát sinh bệnh tim mạch, và nó cũng đã được chứng minh là có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

Đặc điểm của chế độ ăn này là: cắt giảm lượng muối tiêu thụ, đường bổ sung (đường phụ gia), chất béo; tăng cường trái cây và rau củ quả; hạn chế ăn thịt đỏ (thịt bò, cừu…) và thay bằng protein nạc (thịt gà, cá, đậu…).

(Ảnh: Shutterstock)

Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên Diabetics Spectrum, tạp chí của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, cho thấy việc tuân theo chế độ ăn kiêng DASH có thể làm giảm tình trạng kháng insulin.

Một nghiên cứu năm 2016 công bố trên tạp chí Nutrition cho thấy tuân thủ chế độ ăn Dash có thể giảm 71% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Một nghiên cứu năm 2019 công bố trên Diabetes Management cho thấy thanh thiếu niên mắc bệnh tiểu đường loại 1 kiểm soát tình trạng cơ thể tốt hơn sau 18 ngày tuân thủ chế độ Dash.

Thực đơn một ngày theo chế độ ăn DASH có thể như sau:

  • Bữa sáng: Trứng tráng, rau và phô mai ít béo.
  • Bữa trưa: Cá ngừ bọc bánh mì pita với rau thái lát.
  • Bữa tối: Gà nướng, khoai tây và rau.
  • Bữa ăn nhẹ: Trái cây, các loại hạt, hoặc phô mai ít béo.

3. Chế độ ăn Keto

Keto là cụm từ viết tắt của “Keep Eating The fat Off” – Hãy tiếp tục ăn chất béo. Nói một cách dễ hiểu, chế độ ăn Keto chính là chế độ ăn nhiều chất béo tốt có lợi cho cơ thể và hạn chế lượng carbohydrate. Khi thực hiện chế độ ăn Keto, bạn sẽ chỉ cần ăn 1/10 lượng carbohydrate, tức chỉ 5% carb, 25% protein và 70% chất béo. 

(Ảnh: Shutterstock)

Một nghiên cứu năm 2019 công bố trên tạp chí Nutrients cho thấy chế độ ăn Keto có hiệu quả trong việc giảm lượng đường trong máu và giảm cân nặng ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, nhưng việc cắt giảm mạnh lượng carb có thể không được lâu dài vì nhiều người cảm thấy khó khăn khi thực hiện chế độ này. Ngoài ra, nghiên cứu này chưa chứng minh được chế độ ăn Keto có an toàn với người mắc bệnh tiểu đường loại 1 hay không.

Nói chung, nếu bạn bị bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2, hãy đảm bảo rằng bạn đã tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử chế độ ăn Keto. Mặc dù có một số bằng chứng rằng chế độ ăn này có thể hữu ích cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, nhưng nó vẫn có thể có những rủi ro về sức khỏe và có khả năng gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 1.

Nếu bác sĩ đồng ý cho bạn thực hiện chế độ ăn Keto thì thực đơn một ngày của bạn có thể như sau:

  • Bữa sáng: Thịt xông khói và trứng.
  • Ăn trưa: Măng tây bọc dăm bông prosciutto.
  • Bữa tối: Bít tết với rau củ nướng.
  • Bữa ăn nhẹ: Quả bơ, các loại hạt, hoặc phô mai.

Theo Insider