Phát hiện đột quỵ sớm, cơ hội hồi phục cao

Cứ một phút phát hiện sớm dấu hiệu đột quỵ cứu sống gần 2 triệu tế bào nơron thần kinh; cấp cứu trong 4,5 giờ khởi phát, khả năng hồi phục 45-60%.

Bệnh nhân nữ, đang tắm thì khó thở, yếu tay chân, nghi ngờ đột quỵ, gia đình đưa đến Bệnh viện chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ, Bà từng đột quỵ 4 năm trước nên người nhà biết rõ dấu hiệu, đưa mẹ đến viện càng sớm càng tốt.

Một phó giáo sư, tiến sĩ cho biết bệnh nhân liệt nửa người trái do đột quỵ nhồi máu não giờ thứ 2. Ngay lập tức, bệnh nhân được tái thông mạch máu não, làm tiêu cục máu đông, lưu thông mạch máu. Phương pháp này chỉ áp dụng cho bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não trong vòng 4-5 giờ đầu sau khởi phát.

Khoảng 30 phút sau tiêm, bệnh nhân có thể nâng được tay, chân, cơ thể nhẹ nhõm và cầm nắm được đồ vật.

Cùng ngày, khoa tiếp nhận bệnh nhân nam, 78 tuổi, bị đột quỵ nhồi máu não do trời lạnh, tiền sử tăng huyết áp. Tuy nhiên, bệnh nhân đến viện muộn do người nhà không kịp thời phát hiện. Bệnh nhân được can thiệp mạch, khả năng hồi phục thấp và phải sử dụng thuốc để phòng ngừa biến cố đột quỵ tiếp theo.

“Thời gian là tiêu chí quan trọng cứu sống người bệnh, vừa giúp bác sĩ lựa chọn được phương pháp can thiệp mà không cần phẫu thuật”, phó giáo sư nhận định.

Đột quỵ là bệnh lý cấp tính, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, không có dấu hiệu báo trước. Trong đó, đột quỵ nhồi máu não chiếm 80%, còn lại là đột quỵ chảy máu não.

Hành động sơ cứu nhanh có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với người đang bị đột quỵ.

Đột quỵ là bệnh lý cấp tính, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, không có dấu hiệu báo trước. Trong đó, đột quỵ nhồi máu não chiếm 80%, còn lại là đột quỵ chảy máu não.

1. Cách nhận biết người bị đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào.

Đột quỵ não có thể gây ra nhiều triệu chứng như: Nhức đầu, rối loạn ý thức…nhưng chúng ta chỉ cần nhớ các dấu hiệu sau, xuất hiện đột ngột thì nguy cơ bị đột quỵ từ 90 – 95%, đó là dấu hiệu F.A.S.T

– Liệt mặt (Face): Miệng bị lệch sang một bên, nếp nhăn mũi – má mờ

– Yếu, liệt tay (Arm) hoặc chân: Không thể cầm, nắm, đi lại

– Rối loạn ngôn ngữ (Speech): Đột ngột rối loạn lời nói, không nói được hoặc lời nói không rõ … như bình thường trước đó.

– Thời điểm phát bệnh (Time): Khi gặp những triệu chứng trên, cần gọi cấp cứu ngay. Người bệnh cần ghi nhớ thời điểm phát bệnh để thông báo với nhân viên y tế.

Bác sĩ khuyến cáo: “3 đến 4 giờ đầu sau đột quỵ, nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện chữa trị kịp thời thì cơ hội sống sót và phục hồi cao. Với những người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp… nếu thấy những dấu hiệu trên thì gia đình chủ động gọi cấp cứu hoặc đưa đến bệnh viện sớm”.

Càng trì hoãn việc điều trị, trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Vì vậy bệnh nhân đột quỵ cần được sớm đưa vào bệnh viện để các bác sĩ cứu chữa trong thời gian vàng này.

2. Cần làm gì khi người thân có triệu chứng đột quỵ

Khi thấy người thân có một trong các triệu chứng đột quỵ, người nhà cần phải:

– Gọi người trợ giúp và gọi ngay xe cấp cứu đưa người bệnh đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất có đủ phương tiện, kỹ thuật, chuyên môn tái thông mạch máu não.

 – Trong khi chờ xe cấp cứu, cần phải:

+ Giữ thông thoáng môi trường chung quanh bệnh nhân để giúp họ thở tốt.

+ Đặt người bệnh nằm trên một mặt phẳng, bề mặt đủ độ cứng để giữ thăng bằng, không đặt lên đệm có độ lún sâu và tránh xê dịch để không làm trầm trọng tình trạng xuất huyết não.

+ Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa, cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn nhằm bảo vệ đường thở của bệnh nhân, móc hết đàm nhớt ở miệng người bệnh ra nếu có. 

+ Nếu bệnh nhân bất tỉnh hoặc lơ mơ nhưng còn thở bình thường: Nên đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn hoặc nằm ngửa, nhưng cần theo dõi kỹ. Nếu bệnh nhân nôn mửa, cần chuyển ngay bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng, tránh sặc chất nôn vào đường hô hấp. 

+ Nếu bệnh nhân còn tỉnh: Hỗ trợ bệnh nhân nằm ở một tư thế thoải mái nhất và theo dõi phản ứng của bệnh nhân. Lập tức gọi cấp cứu, đưa người bệnh tới bệnh viện.

– Những việc không tự ý làm:

+ Không tự ý điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị.

+ Không cho bệnh nhân ăn uống và đề phòng nôn trào ngược, bệnh nhân hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm.

+ Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp > 220/120 mmHg và không dùng thuốc hạ huyết áp nhỏ dưới lưỡi.

Các tin khác