Hàng chục nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới đang ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến để rút ngắn thời gian điều chế vaccine phòng dịch Covid-19.
Trong lịch sử nhân loại, thời gian ngắn nhất để phát triển một loại vaccine là 4 năm trong khi hầu hết vaccine thông thường đều mất 10 đến 15 năm nghiên cứu. Giờ đây, giới khoa học đang phải làm việc ngày đêm để điều chế vaccine chống Covid-19 trong vòng 1 năm, theo CNN. Kinh phí đổ vào công cuộc nghiên cứu vaccine liên tục đạt kỷ lục mới. Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước châu Âu không ngại chi hàng tỷ USD để điều chế thành công một chế phẩm phòng ngừa virus SARS-CoV-2. Song trước khi những liều vaccine đầu tiên được tiêm cho nhóm đối tượng ưu tiên, giới nghiên cứu và các chính phủ còn phải hoàn thành nhiều đầu việc dang dở.Hành trình điều chế vaccine
Thông thường, một loại vaccine phải trải qua nhiều giai đoạn trước khi được “bật đèn xanh” cho sản xuất và phân phối. Sau thời gian nghiên cứu, phát triển sơ bộ, vaccine sẽ được thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng. Các nhà nghiên cứu thường mất hơn 2 năm để hoàn thành từng giai đoạn. Giờ đây, giới khoa học hy vọng sẽ phát triển thành công vaccine chống Covid-19 vào đầu năm 2021. Để đẩy nhanh quá trình điều chế và hoàn thành mục tiêu trên, các giai đoạn đã được kết hợp hoặc rút gọn.![]() |
3 dự án của công ty Sinopharm và Sinovac Biotech (Trung Quốc) đã đạt đến giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng. Ảnh: CNBC. |
Cuộc đua giữa các quốc gia
Được Tổng thống Nga Vladimir Putin đăng ký và phê duyệt, vaccine Sputnik V đã trở thành chế phẩm phòng chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới được sử dụng rộng rãi. Song Nga chưa công bố dữ liệu khoa học về quá trình thử nghiệm lâm sàng. Loại vaccine này cũng được phê duyệt trước khi bước vào giai đoạn 3, giai đoạn cuối cùng và quan trọng nhất trong quá trình điều chế vaccine. “Tôi hy vọng người Nga đã chứng minh được tính an toàn và hiệu quả của loại vaccine này. Tôi thực sự nghi ngờ điều đó”, tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ chia sẻ với đài ABC.![]() |
Thử nghiệm lâm sàng vaccine chống Covid-19. Ảnh: Reuters. |
Vaccine có thể kết thúc đại dịch?
Tuy nhiên, việc đẩy nhanh tốc độ sản xuất, phân phối vaccine khiến người dân nghi ngờ và cảnh giác hơn. Theo một cuộc thăm dò của CNN, chỉ 66% người Mỹ sẵn sàng tiêm vaccine chống Covid-19. Ngay cả khi mọi người đều muốn tiêm vaccine, công dụng phòng bệnh cũng không thể đạt hiệu quả 100%. Nhiều loại vaccine trước đó đã chứng minh nhận định này. Ví dụ, vaccine phòng bệnh sốt rét đầu tiên trên thế giới, RTS hoặc Mosquirix, chỉ phòng ngừa được 39% nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ em từ 5-17 tháng tuổi.![]() |
Nga tuyên bố phát triển thành công vaccine chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Ảnh: TASS. |
Diễm Châu USA
Bạn muốn khoẻ và đẹp hơn? Diễm Châu có đội ngũ tư vấn am hiểu kiến thức cùng với sự dẫn dắt của Dược Sĩ nhiều năm kinh nghiệm sẽ luôn sẵn sàng giúp bạn!