Chẩn đoán hiệu quả với 5 triệu chứng chính của thoái hóa khớp gối

1 – Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hoá khớp gối xảy ra khi sụn khớp bị tổn thương, đi kèm là phản ứng viêm và lượng dịch khớp bị giảm sút do quá trình lớp sụn biến mất theo thời gian diễn ra nhanh hơn việc sụn khớp được tái tạo.

Đây được xem là căn bệnh khá phức tạp vì nó phát triển một cách âm thầm – làm người bệnh chủ quan về nó. Vì vậy, khi thấy các triệu chứng như đau mặt trước khớp gối, xuất hiện tiếng kêu lạo xạo khi gấp duỗi, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

2 – Dưới đây là 5 tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR:

(1) Có gai xương chèn trên các mô xương tại vị trí trước gối (trên phim chụp Xquang);

(2) Dịch khớp không được tiết ra hoặc tiết ra ít;

(3) Bệnh nhân là người trên 38 tuổi;

(4) Bệnh nhân có triệu chứng cứng khớp;

(5) Khi cử động khớp có tiếng kêu lạo xạo khi gập duỗi.

2.1 – Các triệu chứng của thoái hóa khớp gối

– Các cơn đau khớp tăng dần

Các dấu hiệu thoái hóa khớp gối ban đầu thường không xác định rõ và thường xảy ra đột ngột.

Bạn có thể cảm thấy có những cơn đau giật ở khớp gối vào buổi sáng hoặc khi không vận động một thời gian.

– Sưng hay viêm đầu gối

Một biểu hiện thường thấy đó là sưng. Điều này là do sự hình thành các gai xương hoặc chất nhờn ở đầu gối không được tiết ra để bôi trơn cho ổ khớp.

– Cứng khớp

Theo thời gian các khớp ngay đầu gối sẽ bị yếu dần. Điều này làm cho đầu gối của bạn cứng làm cho đầu gối khó cử động duỗi và gập.

– Nghe âm thanh lục cục trong đầu gối

Có tiếng kêu lục cục lạo xạo trong khớp đầu gối, nhất là khi bạn đi lên xuống cầu thang hoặc chạy bộ.

– Phạm vi chuyển động kém

Việc thoái hóa khớp gối có thể làm cho đầu gối ngày càng trở nên khó khăn khi vận động. Nó khiến bạn chỉ di chuyển trong 1 thời gian ngắn và không đứng được lâu, ngồi lâu đứng lên sẽ bị tê bì.

– Đầu gối bị biến dạng

Khi thoái hóa khớp gối nặng bạn có thể thấy khớp gối bị lệch và rất khó khi di chuyển, đặc biệt là động tác đứng lên ngồi xuống.

2.2 – Chẩn đoán bằng hình ảnh cho thoái hóa khớp gối:

Bệnh nhân có triệu chứng của thoái hóa khớp cần phải thực hiện một số siêu âm, chụp Xquang, chụp MRI… Qua các hình ảnh đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Chụp Xquang:

Khi chụp Xquang ta sẽ thấy sự thoái hóa khớp gối rõ rệt ở từng giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Xuất hiện các gai xương nằm chèn lên khớp;

– Giai đoạn 2: Thấy rõ các gai xương nằm trên ổ khớp gối;

– Giai đoạn 3: Khe khớp bị hẹp với kích thước nhỏ;

– Giai đoạn 4: Khe khớp bị hẹp với kích thước lớn, lan rộng.

Siêu âm khớp:

Qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể dễ dàng nhận biết được đầu khớp gối đang gặp phải vấn đề gì. Ví dụ như:

– Tràn dịch khớp;

– Gai xương;

– Hẹp khe khớp;

– Độ dày của sụn khớp;

– Những mảnh sụn bị vỡ còn lưu lại trong ổ khớp;

– Màng hoạt dịch khớp đang có nhiều hay ít dịch.

Hình ảnh MRI:

Hình ảnh MRI là một phương pháp cộng hưởng từ được dùng phổ biến hện nay để chẩn đoán các bệnh về khớp. Qua các hình ảnh được thấy trên màn hình, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát và phát hiện ra những tổn thương ở màng hoạt dịch, dây chằng và sụn khớp.

Nội soi khớp:

Đây là phương pháp giúp các bác sĩ quan sát rõ những tổn thương do thoái hóa của sụn khớp. Phương pháp này giúp bác sĩ đánh giá được mức độ thoái hóa của khớp gối cao và đảm bảo quá trình điều trị bệnh.

3 – Cách phòng ngừa thoái hóa khớp gối hiệu quả:

Duy trì cân nặng cân đối:

Giúp bảo vệ hệ xương khớp mà còn mang lại sự ổn định cho các bộ phận khác trong cơ thể, giúp phòng ngừa được các bệnh về tiểu đường, mỡ máu…

KHÔNG thực hiện những tư thế làm hại cho khớp:

Ngồi xổm hay đứng lâu sẽ làm cho khớp gối ảnh hưởng vì đó là những tư thế làm cho khớp gối bị đau nhức nặng nề hơn

Rèn luyện sức khỏe bằng những bài tập thể dục thể thao hàng ngày:

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn như bơi, yoga, gym, … để làm giãn các khớp cơ giúp xương cốt chắc khỏe hơn

Uống các loại sữa tốt cho xương:

Sữa Canxi và bổ sung vitamin D là những gì bạn cần để giúp xương duy trì độ khỏe khoắn. Ngoài ra, ăn nhiều các loại rau xanh và các loại đậu sẽ giúp chống lão hóa xương một cách tốt nhất

Thường xuyên thay đổi tư thế đứng ngồi để khớp linh hoạt:

Việc nằm lâu, đứng lâu hay ngồi quá lâu sẽ dẫn đến nhức mỏi và tê bì các khớp, dẫn đến mỗi buổi sáng tay chân có cảm giác bị tê và như kiến bò. Do đó cần thay đổi các tư thế đưng hoặc ngồi thường xuyên trong quá trình làm việc và sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Liên hệ ngay đến các Bác sĩ/ Dược sĩ uy tín để được tư vấn miễn phí về tình trạng Sức Khoẻ của mình!

 

Các bài viết liên quan cùng chủ đề:

Ba phương thức điều trị Viêm đau khớp gối phổ biến nhất hiện nay

Tràn dịch khớp gối có thể điều trị dứt điểm không?

Người đau khớp gối có nên tập thể dục thể thao?

Các tin khác