10 dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh ung thư

Ung thư đang trở thành gánh nặng của toàn cầu khi số người mắc mới và số người tử vong ngày càng tăng lên. Trong khi đó bệnh nhân đều phát hiện khi bệnh đã muộn.

Nhận ra những triệu chứng của các căn bệnh ung thư là rất quan trọng bởi cơ hội chữa khỏi sẽ tăng lên khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm. 

Đây là 10 dấu hiệu cảnh báo ung thư, khuyến cáo nếu có những dấu hiệu này bạn nên đi kiểm tra sức khỏe sớm.

Những người có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy

Người béo phì, hút thuốc lá thường xuyên, mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao phát triển ung thư tuyến tụy.

Tuyến tụy là cơ quan nằm ở phía sau dạ dày, sát thành sau của ổ bụng. Tuyến tụy tiết ra các enzyme hỗ trợ tiêu hóa và sản xuất hormone giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Ung thư tuyến tụy bắt đầu ở các mô của cơ quan này. Ung thư tuyến tụy hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn đầu, thời điểm có khả năng chữa khỏi cao nhất. Điều này là do nó không gây ra các triệu chứng cho đến khi di căn sang cơ quan khác.

Triệu chứng phổ biến

Theo Mayo Clinic, các dấu hiệu của ung thư tuyến tụy thường không xảy ra cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Chúng có thể bao gồm:

– Đau bụng và lan ra sau lưng.

– Chán ăn hoặc sụt cân ngoài ý muốn.

– Vàng da và lòng trắng của mắt.

– Nước tiểu sẫm màu, phân màu sáng.

– Ngứa da.

– Hình thành cục máu đông.

– Mệt mỏi.

 

Triệu chứng phổ biến của ung thư tuyến tụy là đau bụng và lan ra sau lưng. Ảnh: Geneticliteracy.

Nguyên nhân

Ung thư tuyến tụy xảy ra khi các tế bào trong cơ quan này bị đột biến DNA. DNA cho phép tế bào biết phải làm gì. Nhưng những đột biến khiến tế bào phát triển không kiểm soát và tiếp tục sống sót sau khi tế bào thường chết đi. Những tế bào này có thể tích tụ, tạo thành khối u.

Khi không được điều trị, các tế bào ung thư tuyến tụy có thể di căn sang cơ quan và mạch máu trong cơ thể. Hầu hết ung thư tuyến tụy bắt đầu ở các tế bào lót ống dẫn của tuyến tụy. Loại ung thư này được gọi là ung thư biểu mô tuyến tụy hoặc ung thư tuyến tụy ngoại tiết.

Với trường hợp ít gặp, ung thư có thể hình thành trong các tế bào sản xuất hormone hoặc nội tiết thần kinh của tuyến tụy. Những loại ung thư này gọi là khối u thần kinh nội tiết tuyến tụy, khối u tế bào tiểu đảo hoặc ung thư nội tiết tuyến tụy.

Các yếu tố rủi ro

Sử dụng thuốc lá

Theo tổ chức American Cancer Society, hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất với ung thư tuyến tụy. Nguy cơ mắc căn bệnh này ở những người hút thuốc cao gấp đôi so với trường hợp chưa bao giờ hút thuốc. Khoảng 25% trường hợp ung thư tuyến tụy được cho là do hút thuốc lá.

Hút xì gà và sử dụng các sản phẩm thuốc lá không khói cũng làm tăng nguy cơ. Tuy nhiên, rủi ro này có thể giảm xuống khi bạn ngừng hút thuốc.

 

Thừa cân, béo phì

Đây là yếu tố cao dẫn đến ung thư tuyến tụy. Những người béo phì, chỉ số khối cơ thể BMI từ 30 trở lên, có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn khoảng 20%. Tăng cân khi trưởng thành cũng là vấn đề lớn. Đặc biệt, những người không quá thừa cân nhưng bị béo ở vùng bụng cũng dễ mắc ung thư tuyến tụy.

Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tụy. Ảnh: Indiatimes.

 

Bệnh tiểu đường

Ung thư tuyến tụy phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cho điều này. Hầu hết trường hợp xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường type II. Loại bệnh tiểu đường này đang gia tăng với trẻ em và thanh thiếu niên do tình trạng béo phì ở những nhóm tuổi này cũng tăng lên. Bệnh tiểu đường type II ở người lớn cũng thường liên quan thừa cân hoặc béo phì.

 

Viêm tụy mạn tính

Đây là tình trạng viêm trong thời gian dài của tuyến tụy, có liên quan việc tăng nguy cơ ung thư ở cơ quan này. Viêm tụy mạn tính thường xảy ra ở những người uống rượu và hút thuốc.

 

Các yếu tố khác

Nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy tăng lên khi con người già đi. Hầu hết bệnh nhân tuyến tụy trên 45 tuổi. Khoảng 2/3 người bệnh là trên 65 tuổi. Tuổi trung bình tại thời điểm chẩn đoán bệnh là 70.

Ngoài ra, nam giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn phụ nữ. Điều này có thể (một phần nhỏ) do việc sử dụng thuốc lá cao hơn ở nam giới, khiến họ dễ mắc bệnh này.

Bác sĩ nói về 8 nguy cơ phổ biến khiến bạn bị ung thư

Ung thư hiện nay là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ 2 ở Mỹ. Gần 600.000 người Mỹ chết vì căn bệnh này mỗi năm. Điều đó có nghĩa là hơn 1.600 người Mỹ chết vì ung thư mỗi ngày.

Vi khuẩn H. pylori

Một số bệnh ung thư nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, phát sinh do khiếm khuyết di truyền và một số khuynh hướng nhất định, nhưng một số bệnh khác có thể do hành động và môi trường của chúng ta gây ra.

Dưới đây là một số điều phổ biến bạn cần biết để bảo vệ bạn khỏi ung thư trước khi nó tấn công, theo Eat This, Not That!

1. Ăn quá nhiều đường

 

Nghiên cứu mới cho thấy rằng đường thực sự có thể thúc đẩy sự phát triển của khối u trong cơ thể, và lý do tại sao không có gì đáng ngạc nhiên: Ung thư là chất ngọt do đường làm nhiên liệu.

Lưu ý: Hạn chế tiêu thụ nhiều đường. Bắt đầu bằng cách cắt bỏ các loại đường được thêm vào, được ẩn trong mọi thứ, từ bánh mì đến nước sốt mì ống. Ăn thực phẩm toàn phần và chất xơ, loại bỏ đường, có thể giúp bạn ngăn ngừa mỡ bụng, tiểu đường, bệnh tim, ung thư, bệnh gan, mệt mỏi và sâu răng, theo Eat This, Not That!

2. Uống trà quá nóng

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế phát hiện ra rằng uống trà quá nóng thực sự có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Kết quả của nghiên cứu này củng cố bằng chứng hiện có từ các nghiên cứu khác về mối liên hệ giữa việc uống trà quá nóng và ung thư thực quản.

Lưu ý: Hãy đợi cho trà nguội một chút rồi hãy nhấp một ngụm!

3. Ngồi quá nhiều

Một lối sống ít vận động là một trong những nguy cơ sức khỏe hiện đại đáng kể nhất, và ngồi trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Nghiên cứu cho thấy rằng ngồi nhiều hơn 6 giờ trong một ngày có liên quan đến tỷ lệ tử vong tăng 19% nói chung so với ngồi ít hơn 3 giờ một ngày. Vì vậy, hãy di chuyển! JAMA cũng đã công bố một nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa tập thể dục và giảm nguy cơ ung thư.

Lưu ý: Đứng dậy và đi lại hoặc căng duỗi mỗi giờ để giảm thời gian ngồi quá lâu. Và khi không ở văn phòng, hãy nhớ rằng bạn càng hoạt động thể chất càng nhiều thì nguy cơ mắc một số bệnh ung thư phổ biến nhất càng giảm.

4. Ăn nhiều thực phẩm chế biến

Một nghiên cứu của Pháp được công bố bởi BMJ cho thấy việc tiêu thụ thực phẩm chế biến cực nhanh có liên quan đến một số rối loạn sức khỏe như bệnh tim mạch và mạch vành, cũng như ung thư.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu hơn nữa, nhưng kết quả nghiên cứu chỉ ra mối nguy hiểm của chế độ ăn bao gồm các thực phẩm chế biến ngày càng cao, điều này “có thể làm gia tăng gánh nặng ung thư trong những thập kỷ tới”, theo Eat This, Not That!

5. Hít bụi gỗ

Bạn thích mày mò với cưa và búa? Chỉ cần đảm bảo đề phòng với lượng mùn cưa bạn hít vào. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng công nhân xưởng cưa và thợ mộc thường xuyên hít phải nhiều bụi từ việc cắt và chà nhám gỗ có nguy cơ cao bị ung thư xoang và khoang mũi hơn người bình thường.

Lưu ý: Đeo mặt nạ để tránh hít phải quá nhiều mùn cưa.

6. Bị nhiễm một số vi khuẩn

Những điều nhỏ nhặt có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta. Trường hợp cụ thể: vi khuẩn H. pylori đã cùng tồn tại với con người hàng nghìn năm và việc lây nhiễm vi khuẩn này là rất phổ biến. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ước tính rằng cứ 3 người trên thế giới thì có khoảng 2 người chứa vi khuẩn này.

H. pylori không làm cho hầu hết những người bị nhiễm nó bị bệnh, nhưng nó là một yếu tố nguy cơ đáng kể của loét dạ dày tá tràng và là nguyên nhân chủ yếu gây ra phần lớn các vết loét ảnh hưởng đến dạ dày và phần trên ruột non.

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, thuộc Tổ chức Y tế Thế giới, đã xếp H. pylori là tác nhân gây ung thư ở người, bất chấp một số kết quả nghiên cứu trái ngược nhau vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, kể từ đó, các nhà khoa học ngày càng chấp nhận rằng vi khuẩn H. pylori xâm nhập vào dạ dày là một nguyên nhân đáng kể của ung thư dạ dày và ung thư hạch dạ dày.

Lưu ý: Xét nghiệm H.pylori có thể giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư. Nếu bạn được phát hiện là dương tính, bạn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc giảm a xít. Trao đổi với bác sĩ của bạn để xem bạn có nên đi xét nghiệm hay không, theo Eat This, Not That!

7. Sử dụng một số mỹ phẩm

Đã đến lúc bắt đầu đọc kỹ nhãn sản phẩm làm đẹp như bạn đọc nhãn thực phẩm. Không phải tất cả các thành phần đều lành mạnh. Một số chất gây ung thư hàng đầu cần chú ý bao gồm DEA (bị Liên minh Châu Âu cấm), phthalates và formaldehyde.

8. Ăn quá nhiều muối

Theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới Quốc tế, ung thư dạ dày là căn bệnh gây ung thư lớn thứ 3 và là loại ung thư phổ biến thứ 5 trên thế giới.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ quá nhiều muối làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra các tổn thương, nếu không được chữa lành tốt có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

Người Mỹ tiêu thụ trung bình 3.400 mg natri mỗi ngày, mặc dù Hướng dẫn chế độ ăn uống của FDA cho người Mỹ khuyến nghị không quá 2.300 mg.

Lưu ý: Bám sát 2.300 mg mỗi ngày và để kiểm đếm (và tránh natri ẩn), hãy kiểm tra tổng lượng natri được liệt kê trên nhãn thông tin dinh dưỡng. Những mẹo tốt cho sức khỏe với muối này sẽ giúp bạn giảm đầy hơi, cải thiện sức khỏe tim mạch, theo Eat This, Not That!

3 vùng trên cơ thể nữ giới càng thâm đen càng cho thấy tử cung đang rất nhiều độc tố

Nếu chị em nhận thấy 3 vùng dưới đây ngày càng sậm màu thì chứng tỏ có rất nhiều rác thải tồn đọng trong tử cung.

Tử cung của nữ giới là một cơ quan rất quan trọng, nó không chỉ có tác dụng sinh ra những luồng khí mới mà còn giúp chị em đào thải chất độc ra bên ngoài. Thực tế, nếu có tử cung khỏe mạnh thì các chị em sẽ càng duy trì được sức khỏe tốt hơn, từ đó giảm nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả.

Trong tử cung mà chất chứa nhiều độc tố không thể đào thải ra ngoài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, một số người lại không hề biết cơ thể mình có đang ổn hay không? Để nhận biết điều này, hãy quan sát xem 3 vùng dưới đây có biểu hiện “thâm đen” không là rõ nhé!

1. Môi thâm đen

Môi của những người khỏe mạnh thường có sắc tố hồng hào, căng bóng. Nhưng bỗng một ngày bạn nhận ra môi mình đã ngả sang màu thâm đen thì rất có thể là do rác thải đọng lại trong tử cung. Nếu không tìm cách loại bỏ thì việc xuất hiện các rối loạn nội tiết gây ảnh hưởng đến sức khỏe là rất cao.

Các vấn đề ở tử cung nữ giới trước hết sẽ biểu hiện trên làn da. Do đó, khi phát hiện thấy mình có những vết lằn trên mặt hoặc da bị xỉn màu thì bạn phải đến bệnh viện để kiểm tra xem tử cung của mình có khỏe mạnh hay không.

2. Vùng da mông bị thâm

Khi nhắc đến khu vực này, một số chị em cảm thấy khá ái ngại, xấu hổ vì mông quả thực là bộ phận rất kín đáo. Nếu lỡ để lộ cho người xung quanh nhìn thấy phần mông kém hồng hào, tươi sáng thì chắc chắn sẽ rất ngại ngùng.

Thử để ý lại xem nếu trước đây mông trắng xinh mà nay lại thâm đen bất thường thì nhiều khả năng là tử cung chất chứa đầy độc tố hoặc rác thải. Hậu quả là chúng sẽ nổi lên khu vực da gần tử cung, ngầm cảnh báo phải đi giải độc ngay.

3. Khoảng trống giữa hai mông bị thâm đen

Bằng cách quan sát màu sắc ở khe mông, bạn cũng có thể nhận biết cơ thể của mình có đang khỏe mạnh hay không. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, nếu thấy khe mông chuyển sang màu đen như bị hăm thì chứng tỏ có nhiều độc tố sót lại trong tử cung. Điều cần làm lúc này là đi giải độc càng sớm càng tốt.

 

Nguồn: Sohu, Healthline, Boldsky

Phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi

Nhiệt miệng rất phổ biến và có thể gặp ở tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi. Mặc dù gây đau đớn và khó chịu nhưng bệnh này không ảnh hưởng đến tính mạng. Đây là một bệnh lành tính.

Điều trị nhiệt miệng cũng rất đơn giản. Đa số trường hợp chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ mà không cần dùng thuốc. Một số ít trường hợp cần dùng thuốc và bổ sung vitamin, kẽm và các chất dinh dưỡng, theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh này có thể khỏi sau khoảng 2 tuần và không để lại di chứng.

Khác với nhiệt miệng, ung thư lưỡi là một bệnh ác tính. Tổn thương ban đầu có thể là một vết loét ở lưỡi, rất dễ nhầm với nhiệt miệng. Sau đó ung thư sẽ lan rộng và di căn tới các cơ quan trong có thể. Ung thư lưỡi thường được phát hiện muộn, một phần nguyên nhân do bị nhầm lẫn với nhiệt miệng.

Khi được phát hiện thì ung thư đã lan tràn và phá hủy nhiều cơ quan trong cơ thể. Người bệnh đã suy kiệt và rất khó điều trị. Nhưng nếu được phát hiện sớm, người bệnh có thể được điều trị bằng phẫu thuật, kết hợp hóa trị và xạ trị. Phát hiện bệnh sớm một ngày là tăng thêm một phần cơ hội sống sót của người bệnh.

Dấu hiệu khác biệt giữa nhiệt miệng và ung thư lưỡi.

 

Cách nhận biết và phân biệt

Nếu bị một vết loét ở lưỡi, làm thế nào để biết đó là nhiệt miệng hay ung thư lưỡi, hãy dựa vào những điểm khác nhau sau đây:

Các đặc điểm của vết loét: Nếu bị nhiệt miệng thì vết loét màu trắng hoặc vàng ở giữa, bờ màu đỏ. Kích thước dưới 1cm. Vết loét và xung quanh nó có thể sưng, nóng, đỏ, đau nhưng vẫn mềm mại.

Thường không chảy máu, không có mùi khó chịu. Ung thư lưỡi thì tổn thương có thể là vết loét, vết trợt, hoặc có khi là một u sùi ở lưỡi. Cũng có thể gặp vết loét nằm trên u sùi. Tổn thương màu đỏ xen lẫn trắng, vàng.

Có khi có màu đen do hoại tử. Nếu bạn có nhiệt miệng màu đen thì khả năng cao đó là ung thư. Tổn thương có thể đau hoặc không đau. Xung quanh vết loét chai cứng. Thường chảy máu và có mùi hôi, khó chịu.

Thời gian mắc bệnh: Nhiệt miệng thường sẽ khỏi sau 1-2 tuần. Bệnh có thể tái phát nhiều lần nhưng ở những vị trí khác nhau.

Tổn thương của ung thư lưỡi thường kéo dài nhiều tháng, có khi hàng năm. Đôi khi tổn thương lành lại rồi tái phát ở cùng một vị trí. Vì vậy, nếu bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi, thời gian trên 2 tuần, hoặc vết loét tái đi tái lại ở cùng vị trí, nên đến gặp bác sĩ để loại trừ ung thư.

Nổi hạch: Nổi hạch có thể là một triệu chứng của bệnh ung thư, nhưng nó cũng là triệu chứng báo hiệu cơ thể đang bị viêm nhiễm.

Nếu bạn bị nhiệt miệng nổi hạch góc hàm, nhiệt miệng nổi hạch cổ. Đây có thể là biểu hiện bạn bị nhiệt miệng nặng và nhiễm trùng, cần phải dùng kháng sinh. Hoặc có thể là biểu hiện của ung thư lưỡi. Dù sao, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị.

Các triệu chứng khác như: Ung thư lưỡi có thể gây các triệu chứng toàn thân (mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân, cơ thể suy kiệt, sốt kéo dài, nhai nuốt, nói chuyện và cử động lưỡi khó khăn. Còn nhiệt miệng thường không gây triệu chứng toàn thân nào. Đôi khi, nhiệt miệng nặng và nhiễm trùng có thể gây sốt nhưng sẽ khỏi khi được điều trị.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Mặc dù chúng ta đã biết cách phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi để phát hiện sớm bệnh ung thư. Nhưng cũng không thể lơ là việc phòng bệnh ung thư lưỡi ngay từ hôm nay.

Những việc có thể làm để phòng bệnh ung thư lưỡi là: Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng và đúng cách bằng bàn chải đánh răng và chỉ nha khoa mỗi ngày. Nên thay bàn chải răng 3 tháng 1 lần. Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế uống rượu là thói quen tốt bảo vệ khỏi bệnh ung thư lưỡi và các bệnh ung thư khác.

Nếu đang hút thuốc lá, thuốc lào, hãy dừng ngay. Luyện tập thể dục để kiểm soát cân nặng và tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp tránh khỏi bệnh ung thư. Nên ăn nhiều hoa quả, các loại rau màu xanh đậm như rau cải, súp lơ xanh, trà xanh, đậu nành và cà chua giúp phòng chống ung thư.

Hạn chế ăn các món chiên, nướng và thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, đồ muối, đồ hộp. Khám nha khoa thường xuyên mỗi năm 2 lần để phát hiện sớm ung thư lưỡi. Nên lấy cao răng định kỳ để giảm nguy cơ nhiễm trùng răng miệng, giúp phòng ngừa nhiệt miệng và ung thư lưỡi.

Bí quyết sống lâu của người dân Okinawa, Nhật Bản

Người dân thuộc vùng đảo Okinawa vốn dĩ được biết đến với tỉ lệ mắc bệnh thông thường nói chung và đặc biệt bệnh ung thư rất thấp. Đó là vì họ được thiên nhiên ban tặng nguồn thực phẩm quý hiếm đó là Rong biển, cụ thể là TẢO NÂU Mozuku & Mekabu. Tuy nhiên, rong biển không phải là bí quyết, mà chìa khóa chính là Fucoidan – giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các chứng bệnh, cải thiện sức khoẻ.

 

Fucoidan hỗ trợ ngăn ngừa Ung thư như thế nào?

1) Fucoidan kích hoạt chu trình tự chết của tế bào ung thư, khiến chúng sinh ra và tự chết đi như những tế bào bình thường. Vì vậy, khối ung thư không thể phát triển lớn hơn hoặc di căn đến những vị trị khác.

2) Fucoidan tạo ra một màng bao bọc lấy tế bào ung thư, ngăn chặn sự hình thành mạch máu mới xung quanh tế bào này, từ đó nó cắt nguồn dinh dưỡng nuôi khối u, các tế bào ung thư bị bỏ đói sẽ ngưng phát triển.

3) Fucoidan chứa nhiều khoáng chất, protein… giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn sự suy kiệt…

 

Gửi tin nhắn hoặc liên hệ đến hotline 215-755-5100 để được tư vấn miễn phí bởi Dược sĩ Trissie Diễm Nguyễn

 

Dự báo người ung thư tăng cao tại Mỹ

Mỹ ước tính số người mang bệnh ung thư tăng từ 1,8 triệu năm 2020 lên 2,3 triệu năm 2040, do dịch bệnh trì hoãn tầm soát, béo phì, bệnh lý nền.

Tuần trước, Hiệp hội nghiên cứu Ung thư Mỹ (AACR) xuất bản một báo cáo về tình hình ung thư hiện tại của nước này. Báo cáo cho thấy dịch Covid-19 đã gây những gián đoạn nhất định trong việc điều trị ung thư. Gần 80% bệnh nhân ung thư gặp khó khăn khi tiếp cận điều trị trong tình hình hiện nay. Sau ca Covid-19 đầu tiên tại Mỹ, số lượng xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung, vú và đại tràng đã giảm hơn 85%, theo số liệu thu thập từ 190 bệnh viện tại 23 bang.

Báo cáo cũng cho thấy một tín hiệu khả quan, đó là số bệnh nhân ung thư sống sót tại Mỹ đạt mức cao kỷ lục, vào khoảng 16,9 triệu người, tương ứng với tỷ lệ tử vong giảm 29% tính từ năm 1991 đến 2017. Những con số được đề cập cho thấy tình hình điều trị ung thư đã có những bước tiến triển vượt bậc trong thời gian qua.

Tính từ tháng 8/2019, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép cho 35 liệu pháp điều trị ung thư mới, trong số đó có những bệnh vốn trước nay không có hoặc rất ít các phương pháp điều trị hiệu quả.

Chủ tịch của ACCR, đồng thời là giáo sư y khoa, phẫu thuật và y dược phân tử tại Trung tâm Ung bướu Jonsson Đại học bang California, tiến sĩ Antoni Ribas cho biết mười năm trước đây, chỉ 1/5 bệnh nhân ung thư sắc tố di căn được tiếp cận điều trị. Con số đó hiện nay là gần 1/2.

Tuy nhiên báo cáo cũng chỉ ra những điểm tiêu cực của tình hình phòng chống và chữa trị ung thư tại Mỹ.

“Mặc dù rất nhiều tiến bộ đã đạt được, còn rất nhiều thứ cần làm. Ví dụ như hơn 4 trong số 10 chẩn đoán ung thư ở khoảng lứa tuổi 30 trở lên liên quan tới các nguy cơ có thể phòng tránh như hút thuốc, béo phì và lạm dụng rượu”.

Nhân viên y tế tại Trung tâm Maimonides đưa bệnh nhân vào khu hồi sức tích cực, tháng 4/2020. Ảnh: Reuters

Đây là những yếu tố gây ung thư hàng đầu tại các quốc gia phát triển như Mỹ. Khoảng 20% số ca ung thư mới tại nước này là hậu quả của việc thừa cân, chế độ ăn không lành mạnh và ít vận động. Hơn 40% dân số Mỹ béo phì, theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 50% trong thập kỷ tới.

Theo tiến sĩ Christopher Li, thành viên hội đồng điều hành ACCR và là chuyên gia dịch tễ tại Trung tâm nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson, cho hay: “Con số tăng lên rất đáng báo động. Những nghiên cứu về việc ngăn chặn ảnh hưởng của béo phì với ung thư, cũng như các phương thức mới để giảm tỷ lệ béo phì và ngăn chặn xu hướng bệnh tật nguy hiểm này là trọng tâm của y tế công cộng”.

Ngoài các yếu tố chủ quan kể trên, có những nguyên nhân khách quan khiến tỷ lệ mắc ung thư tăng lên. Dân số đang già đi và tuổi tác là nguy cơ ung thư lớn nhất. Khoảng 60% bệnh nhân ung thư trên 65 tuổi. Mỹ ước tính số ca ung thư sẽ tăng từ 1,8 triệu năm 2020 lên tới 2,3 triệu vào năm 2040.

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm ung thư của trẻ em và vị thành niên tại Mỹ cũng đã tăng lên từ 63% trong những năm 1970 lên 85% tính đến 2016. Dự báo, năm 2020 sẽ có khoảng 413.000 trẻ mắc ung thư và 328.000 trẻ tử vong. Ung thư vẫn tiếp tục đứng thứ hai trong số các nguyên nhân tử vong ở lứa tuổi 0-14. Báo cáo cũng chỉ ra trẻ em da màu có nguy cơ tử vong vì ung thư cao hơn 50% so với trẻ em da trắng.

Bảo hiểm y tế và khả năng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng góp phần vào khoảng cách này. Bệnh nhân ung thư gan không bảo hiểm có thể kéo dài thời gian sống chỉ bằng một nửa so với nhóm có bảo hiểm. Các khu vực thiếu thốn điều kiện y tế cũng dẫn tới ít thông tin về việc phòng chống ung thư cũng như hạn chế tiếp cận các liệu pháp tầm soát.

AACR đề xuất nguồn kinh phí cho các nghiên cứu ung thư và tối ưu việc tiếp cận chăm sóc y tế và tầm soát. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo mọi người kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát đúng hạn để phát hiện ung thư khi còn có khả năng điều trị hiệu quả. Tập luyện thể dục đều đặn cũng giúp giảm tỷ lệ mắc 9 loại ung thư phổ biến, như vú, đại tràng và phổi. Ngừng hoặc không bắt đầu hút thuốc, sử dụng thuốc lá điện tử cũng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Người béo bụng có nguy cơ tử vong sớm

Các nhà nghiên cứu tại Canada và Iran nhận thấy nhóm người có chất béo ở nội tạng cao, nhất là vùng bụng, tiềm ẩn nguy cơ giảm tuổi thọ.

Mỡ nội tạng nằm sâu trong khoang bụng và bao quanh các cơ quan như tim, phổi, gan, dạ dày, ruột. Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra tác hại của vùng mỡ này với cơ thể như gây lão hóa sớm, tăng nguy cơ mắc tiểu đường type II, huyết áp cao, giãn tĩnh mạch, nhồi máu cơ tim, ung thư, rối loạn nội tiết tố hay quá trình trao đổi chất, giảm chức nhận thức…

Theo CNN, một nghiên cứu mới vừa cho thấy ảnh hưởng nghiêm trọng khác của mỡ nội tạng tới sức khỏe. Đó là giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ tử vong ở những người béo bụng. Nguyên nhân là vùng mỡ tích tụ ở nội tạng kéo theo lượng cholesterol và đường trong máu cao hơn.

Kết quả trên do nhóm các nhà nghiên cứu ở Canada và Iran hợp tác thực hiện. Họ đã phân tích 72 nghiên cứu với 2,5 triệu người tham gia từ khắp nơi trên thế giới. Tất cả nghiên cứu đều xoay quanh mối quan hệ mỡ nội tạng và sức khỏe, các vấn đề như tim mạch, tiểu đường…

Chỉ số mỡ nội tạng cao tiềm ẩn nhiều nguy hại tới sức khỏe. Ảnh: Medium.

Nhóm tác giả phát hiện ở phụ nữ, mỗi 10 cm vùng bụng tăng lên sẽ làm tăng 8% nguy cơ tử vong. Với nam giới, cứ 10 cm vòng 2 thừa mỡ làm tăng 12% khả năng chết sớm.

Cách ước chừng cơ thể có mỡ nội tạng vượt quá mức cho phép hay không là đo kích thước vòng eo và hông. Hệ số mỡ nội tạng = kích thước vòng eo/kích thước vòng hông. Nếu kết quả dưới 0,88 (ở nữ giới) và dưới 0,95 (với nam giới), bạn có chỉ số mỡ nội tạng bình thường.

Các chuyên gia cũng chỉ ra những động tác crunches bụng sẽ không làm giảm mỡ nội tạng mà chỉ có tác dụng săn chắc vùng cơ này. Để giảm tác hại của mỡ nội tạng trong cơ thể, không cách nào khác ngoài giữ chế độ ăn hợp lý, lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Chúng ta nên ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, quả hạch, cá… Ngoài ra, bạn cần hạn chế thịt đỏ, rượu, chất béo bão hòa từ động vật…

Bạn nên đi bộ hoặc tập thể dục nhịp điệu ít nhất 150 phút/tuần hay chạy, đạp xe, bơi lội, thể thao đối kháng ít nhất 75 phút/tuần.

Triệu chứng cảnh báo ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu và bị nhầm lẫn sang các bệnh khác về đường sinh dục.

Ung thư cổ tử cung là bệnh có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, bệnh có thể gây đau đớn, phù bạch huyết, suy thận nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), ung thư cổ tử cung thường ảnh hưởng đến phụ nữ đã quan hệ tình dục ở độ tuổi từ 30 đến 45. Bệnh thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, khi phát hiện đã nặng và khó điều trị.

Cẩn trọng với dấu hiệu chảy máu âm đạo bất thường

Nếu bị chảy máu âm đạo bất thường, bạn nên cẩn trọng. Dấu hiệu chảy máu bất thường được hiểu là xuất huyết trong hoặc sau khi quan hệ, giữa các kỳ kinh hoặc ở độ tuổi mãn kinh.

Ngoài ra, người mắc ung thư cổ tử cung còn gặp tình trạng đau rát, khó chịu khi quan hệ, tiết dịch âm đạo bất thường, có mùi. Vùng lưng dưới, xương chậu đau.

Ở giai đoạn cuối của bệnh, khối u ác tính đã lan ra khỏi cổ tử cung, xâm nhập các mô và cơ quan xung quanh.

Người mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối có thể gặp triệu chứng: Đau tức lưng dưới, vùng xương chậu và thận dữ dội; táo bón; tiểu thường xuyên; tiểu hoặc đại tiện không kiểm soát; tiểu ra máu; sưng phù chân; chảy máu âm đạo nặng…

Đau, chảy máu âm đạo bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư cổ tử cung. Ảnh: Cigna.

Yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung được chia thành 2 loại. Ung thư biểu mô tế bào vảy bắt đầu từ các tế bào mỏng, phẳng lót bên ngoài tử cung, phóng xạ vào âm đạo. Hầu hết bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung loại này. Loại thứ 2 là ung thư mô tuyến, bắt đầu từ các tế bào tuyến hình cột nằm trong ống cổ tử cung.

Theo Đại học Johns Hopkins, những người thuộc nhóm sau đây có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao:

Quan hệ tình dục sớm: Quan hệ trước 18 tuổi, không lành mạnh và có nhiều bạn tình.

Nhiễm HPV: Virus HPV 16 và HPV 18 là nguyên nhân của hầu hết ca mắc ung thư cổ tử cung. Nhiễm virus HPV thường do giao hợp không an toàn. Tuy nhiên, không phải mọi phụ nữ nhiễm virus này đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. 90% bệnh nhân sẽ tự khỏi sau 2 năm.

Không làm xét nghiệm PAP thường xuyên: Đại học Johns Hopkins thống kê ung thư cổ tử cung phổ biến hơn ở những phụ nữ không làm xét nghiệm PAP thường xuyên. Xét nghiệm này giúp bác sĩ tìm ra các tế bào bất thường trong bộ phận sinh dục. Nếu có, bệnh nhân sẽ được loại bỏ sớm để ngăn ngừa.

Nhiễm HIV hoặc các bệnh lý khác làm suy yếu hệ thống miễn dịch: HIV là căn nguyên dẫn đến AIDS. Nếu nhiễm virus HIV, bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh, trong đó có ung thư.

Các bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung đa phần có tiền sử nhiễm virus HPV. Ảnh: HCDC.

Béo phì, hút thuốc: Phụ nữ hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gần gấp đôi so với người không sử dụng chất này. Ngoài ra, nhóm thừa cân, ăn ít rau xanh, trái cây cũng có khả năng bị bệnh cao hơn.

Tiền sử gia đình bị ung thư cổ tử cung: Đến nay, các nhà khoa học chưa thể khẳng định tính di truyền của ung thư. Tuy nhiên, kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao gấp 2-3 lần nếu mẹ hoặc chị gái của họ có tiền sử mắc bệnh này.

Nhiễm chlamydia: Đây là bệnh lây qua đường tình dục gây lở loét, viêm nhiễm. Một số nghiên cứu chỉ ra nhiều bệnh nhân ung thư cổ tử cung có kết quả xét nghiệm máu nhiễm chlamydia.

Sử dụng thuốc Diethylstilbestrol (DES): Đây là thuốc ngăn sẩy thai được nhiều phụ nữ sử dụng từ năm 1940 đến 1971. Nhóm phụ nữ có mẹ dùng DES khi mang thai tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn người khác. Người có mẹ sử dụng thuốc trong 16 tuần đầu của thai kỳ, khả năng bị bệnh càng nhiều hơn. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấm phụ nữ sử dụng DES trong thời kỳ mang thai từ năm 1971.

Dấu hiệu ung thư đại tràng

Bệnh nhân ung thư đại tràng có xu hướng trẻ hóa, triệu chứng ban đầu là chảy máu trực tràng, hậu môn táo bón, phát hiện thì tỷ lệ khỏi lên đến 94%.

Ngày 28/8, nam diễn viên Chadwick Boseman, vai chính trong bộ phim Black Panther, qua đời vì ung thư đại tràng. Sự ra đi ở tuổi 43 của anh khiến nhiều người quan tâm hơn căn bệnh này.

Ung thư đại tràng là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai tại Mỹ. Tỷ lệ này đang tăng lên ở người trẻ.

Phần lớn bệnh được phát hiện ở người già, song lượng bệnh nhân trẻ tuổi đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Người trên 65 tuổi, tỷ lệ ung thư đại tràng, bao gồm cả khối u trong trực tràng và ruột kết, thậm chí giảm do tầm soát thường xuyên hơn. Tuy nhiên, ung thư đã tăng khoảng 20% ở người dưới 50 tuổi, theo một báo cáo gần đây của Hiệp hội Ung thư Mỹ.

Các chuyên gia hiện chưa chắc chắn về nguyên do. Đối với một số bệnh nhân, các bệnh nền như béo phì, tiểu đường, thói quen hút thuốc hoặc tiền sử ung thư của gia đình là nguồn cơn chính. Song không phải tất cả người phát triển khối u đều có những yếu tố này.

Nam diễn viên Chadwick Boseman trong buổi ra mắt phim Black Panther năm 2018, qua đời hôm 28/8 vì ung thư trực tràng. Ảnh: AP.

“Vấn đề là chúng tôi vẫn chưa biết rõ”, Tiến sĩ Robin B. Mendelsohn, đồng giám đốc Trung tâm Ung thư Đại trực tràng Khởi phát Sớm tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering, nhận định. Đây là cơ sở chuyên điều trị cho các bệnh nhân ung thư nhỏ tuổi. Bà và các đồng nghiệp đã tiến hành tìm hiểu chế độ ăn uống, các loại thuốc kháng sinh và hệ sinh thái – vốn đã thay đổi đáng kể sau năm 1960, có góp phần gây bệnh ung thư ở người trẻ tuổi hay không.

Khi nào nên khám sàng lọc?

Hiệp hội Ung thư Mỹ và các nhóm chuyên gia khuyến nghị người dân nên bắt đầu tầm soát ở tuổi 45. Những người có tiền sử gia đình mắc ung đại tràng nên xét nghiệm khi vừa 40, hoặc sớm hơn 10 năm so với độ tuổi mà người nhà của họ được chẩn đoán.

Tiến sĩ Mendelsohn cũng cho rằng người mắc viêm ruột, loét tá tràng, đại tràng, bệnh Crohn (viêm không đặc hiệu) và những người từng xạ trị vùng bụng, xương chậu nên tiến hành tầm soát sớm.

Quá trình sàng lọc có thể bao gồm các xét nghiệm khác nhau, dựa trên mẫu phân hoặc hình ảnh nội soi ruột kết. Rủi ro từ các lần kiểm tra tương đối nhỏ. Ưu điểm của chúng là có thể phát hiện polyp (dạng tổn thương hình dáng giống khối u) đại tràng là lành tính hay ác tính, theo ông Mohamed E. Salem, phó giáo sư y khoa tại Viện Ung thư Levine tại Trung tâm Y tế Atrium Health. Ông nhấn mạnh việc tầm soát sớm hay muộn quyết định khá nhiều đến tiên lượng của bệnh nhân.

Rebecca L. Siegel, giám đốc khoa học của Hiệp hội Ung thư Mỹ, cho biết: “Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của những người trẻ tuổi bị ung thư giai đoạn đầu là 94%. Đối với người mắc bệnh ở giai đoạn muộn, con số này có thể thấp tới 20%”. Bà gọi chẩn đoán sớm là yếu tố đưa người bệnh khỏi “ranh giới sự sống và cái chết”.

Bệnh ung thư có ảnh hưởng khác nhau ở mỗi chủng tộc?

Theo báo cáo gần nhất của Hiệp hội Ung thư Mỹ, tỷ lệ mắc ung thư trực tràng ở người da đen cao hơn. Từ năm 2012 đến 2016, số ca mắc mới ở người da màu (không phải gốc Tây Ban Nha) là 45,7ca/100.000 người, cao hơn khoảng 20% so với người da trắng, hơn 50% so với người Mỹ gốc Á – Thái Bình Dương.

Bà Siegel cũng nhận định người Mỹ gốc Phi ở mọi lứa tuổi có nguy cơ tử vong vì ung thư đại tràng cao hơn mặt bằng chung tới 40%.

“Đó là do chẩn đoán muộn, sự phân biệt chủng tộc có hệ thống và tất cả yếu tố khác mà công dân tại đây phải đối mặt trong hàng trăm năm”, bà nói.

Ảnh qua kính hiển vi của một tế bào ung thư đại tràng đang phân chia. Ảnh: Science

Triệu chứng ban đầu của ung thư đại tràng

Triệu chứng phổ biến nhất bao gồm phân có máu hoặc chảy máu từ trực tràng. Những dấu hiệu liên quan khác có thể kể đến táo bón, tiêu chảy, thay đổi thói quen đại tiện, phân sẫm màu, cảm thấy mệt mỏi do thiếu máu, đau hoặc co thắt phần bụng, buồn nôn, nôn mửa và sụt cân không rõ nguyên nhân.

“Nếu phát hiện điều bất thường, bạn phải chú ý đến nó. Đừng bỏ qua nó chỉ vì bận rộn hoặc chủ quan rằng mình còn trẻ”, giáo sư Salem nói.

Người trẻ ngần ngại khi nói về ung thư

Trên thực tế, ung thư là một chủ đề mà nhiều người trẻ tuổi tại Mỹ hoặc nhiều nơi trên thế giới ngại nhắc đến. Tiến sĩ Siegel cho biết, thời gian trung bình kể từ khi có triệu chứng đến lúc được chẩn đoán ở người dưới 50 tuổi là 271 ngày, lâu hơn rõ rệt so với con số 29 ngày ở những bệnh nhân 50 tuổi trở lên.

“Cả bác sĩ và người bệnh đều không nghĩ đến khả năng ung thư. Họ thường chỉ sàng lọc một phần, thay vì tổng thể. Triệu chứng của các bệnh nhân trẻ đôi khi kéo dài nhiều năm. Có điều, họ ít khi có bảo hiểm y tế như người lớn tuổi, khả năng chi trả cũng hạn chế hơn. Họ thường có tư tưởng ‘Tôi mới 30 tuổi, điều này sẽ qua thôi’”, bà nói.

Các triệu chứng của ung thư đại tràng như chảy máu hậu môn cũng là điều xấu hổ đối với những người trẻ,

“Họ không thích thảo luận hay tiết lộ thông tin đó. Điều này dễ hiểu. Chúng tôi có nghĩa vụ thay đổi văn hoá ấy. Bạn cần nói lên cơn đau của mình, hay tình trạng chảy máu ở khu vực đó, cả triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy”, bà nhấn mạnh.

(Theo NY Times)