Viêm gan C nguy hiểm thế nào?

Viêm gan C dẫn tới xơ gan và ung thư gan nhưng chưa có vaccine phòng ngừa, trong khi bệnh không có triệu chứng đặc biệt.

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do Hepatitis C virus (HCV) gây nên. Viêm gan C chia thành hai giai đoạn: cấp tính và mạn tính. Khoảng thời gian ngắn, thường là 6 tháng, sau khi nhiễm virus được gọi là giai đoạn cấp của bệnh. Nếu virus vẫn tồn tại trên 6 tháng sau khi nhiễm bệnh, bạn đã bị viêm gan C mạn tính.

Tổ chức Y Tế thế giới ước tính khoảng 170 triệu người toàn cầu mắc viêm gan C, trong khi HIV có khoảng 40 triệu. Mỗi năm ghi nhận 3 đến 4 triệu ca mắc mới.

Bác sĩ Vũ Đình Huy, nguyên Trưởng Khoa Nội, Bệnh viện Bưu điện, Hà Nội, cho biết bệnh lây truyền qua đường máu và các chế phẩm của máu có nhiễm virus, quan hệ tình dục không an toàn gây tổn thương chảy máu, truyền từ mẹ sang con, dùng kim tiêm không an toàn. Ngoài ra virus cũng có thể lây truyền qua dụng cụ trong một số thủ thuật như châm cứu, xăm hình.

Viên gan C có thời kỳ ủ bệnh khá dài, khoảng hai tháng. Hầu hết trường hợp viêm gan C cấp tính ít có triệu chứng đặc biệt, người bệnh mệt mỏi, nhức đầu giống cảm cúm. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chán ăn, đau tức vùng hạ sườn phải (vùng gan), kèm theo đau, có thể vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu.

Người bị viêm gan C mạn tính cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu, đau cơ hay đau khớp, lo lắng, chán nản. Hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng. Thậm chí tình trạng không có triệu chứng kéo dài nhiều năm trong khi virus vẫn tiếp tục sinh sôi ở gan. Chúng gây viêm gan và tăng nồng độ của nhiều men gan (AST và ALT) có thể đo được trong máu. Kết quả, tổn thương gan (gọi là xơ hóa) có thể lan rộng dẫn đến xơ gan.

Khi xơ gan, mô xơ xâm lấn mô gan bình thường, làm hỏng những chức năng gan như tiêu hóa và giải độc. Nếu không điều trị, xơ gan sẽ dẫn đến những biến chứng nặng và ung thư gan.

Bệnh nhân viêm gan C có thời gian tiến triển bệnh khác nhau và không thể dự đoán được chính xác. Nhiều người thay đổi ít sau 20-30 năm, trong khi nhiều người tiến triển xơ gan sau 10 năm hay ngắn hơn. Những yếu tố có thể làm bệnh tiến triển nhanh hơn như tuổi tác, chế độ ăn uống, hút thuốc, tiểu đường, đồng nhiễm virus viêm gan B (HBV) hay HIV.

Ngoài ảnh hưởng đến chức năng gan, gây xơ gan, ung thư gan, virus viêm gan C còn tác động đến các bộ phận khác trong cơ thể. Bệnh ở giai đoạn xơ gan có thể làm giảm tiểu cầu dẫn đến dễ chảy máu, giảm bạch cầu nên dễ nhiễm trùng.

Khi nhiễm virus viêm gan C, cơ thể hình thành kháng thể để chống lại. Chính kháng thể này tạo ra những phản ứng ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể như thận, tổn thương dây thần kinh, đau khớp, da mẩn đỏ, loét. Viêm gan C cũng làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh khác bao gồm đái tháo đường, trầm cảm…

Viêm gan C lây truyền qua đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con qua nhau thai. Ảnh: Verywell Health

Bác sĩ Huy cho biết điều trị viêm gan C chủ yếu là thuốc uống, không phải tiêm, hiệu quả rất cao và rất ít tác dụng phụ, chi phí vừa phải.

Ở giai đoạn cấp tính, người bệnh có khả năng tự hồi phục nếu cơ thể sản sinh đủ lượng kháng thể chống lại virus. Tuy nhiên “những trường hợp này không nhiều”. Bác sĩ khuyến cáo nên xét nghiệm sàng lọc để phát hiện và điều trị cho khỏi hẳn.

Nếu bệnh đã tiến triển xơ gan, chế độ ăn uống theo bác sĩ hướng dẫn, chủ yếu dùng đạm dễ tiêu như đậu hũ, đậu nành, hạn chế muối, kiêng hẳn rượu bia.

Bệnh chưa có vaccine phòng ngừa. Giảm nguy cơ lây nhiễm viêm gan C bằng cách không dùng chung kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo, kìm bấm móng… hoặc bất cứ thứ gì có thể dính máu. Nên xỏ khuyên, xăm mình, châm cứu… tại những cơ sở uy tín với dụng cụ bảo đảm vô trùng.

Sinh hoạt tình dục an toàn, sử dụng bao cao su và vệ sinh các dụng cụ tình dục. Trước khi mang thai, nên đến bệnh viện kiểm tra xem có bị viêm gan C mạn tính hay không để chữa trước khi mang thai.

Chiều 5/10, giải Nobel Y Sinh 2020 đã được trao cho ba nhà khoa học người Mỹ và Anh, do thành tựu phát hiện virus viêm gan C. Phát hiện này tạo tiền đề chế ra các bộ xét nghiệm máu tìm virus thuốc kháng virus, góp phần cứu sống hàng triệu người.

10 lý do Bạn nên giải độc cơ thể thường xuyên

Lúc bạn cảm thấy người bứt rứt, mệt mỏi hoặc bị táo bón chính là thời điểm cần chú ý đến việc giải độc cho cơ thể. Giải độc nghe có vẻ to tát, thực ra rất đơn giản, chỉ là cách hiệu quả để tống khứ độc tố và tạp chất ra khỏi cơ thể.

 

Đây là 10 lý do bạn nên giải độc cơ thể thường xuyên

1) Làm sạch ruột già

2) Tăng cường hệ thống miễn dịch

3) Giúp có làn da sáng

4) Hỗ trợ giảm cân

5) Phục hồi năng lượng

6) Làm chậm quá trình lão hoá

7) Xây dựng lối sống lành mạnh

8) Đẩy mạnh hấp thu dinh dưỡng

9) Ngăn ngừa bệnh tật

10) Giúp bạn có tinh thần thoải mái

Có nhiều cách giải độc cơ thể như: uống thật nhiều nước, ăn các loại thực phẩm có tác dụng đào thải độc tố, xông hơi, tạo thói quen đi ngoài ít nhất 1 lần/ ngày hoặc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ thải độc cơ thể…

Gửi tin nhắn hoặc liên hệ đến hotline 215-755-5100 để được tư vấn miễn phí bởi Dược sĩ Trissie Diễm Nguyễn

5 cách bảo vệ đôi mắt hết mờ, mỏi, nhức mắt cho dân văn phòng

Tất cả màn hình các thiết bị điện tử đều phát ra một loại tia sáng gọi là “ánh sáng xanh”. Tác dụng của ánh sáng xanh giúp hình ảnh trở nên rõ ràng, sắc nét. Tuy nhiên với bước sóng ngắn, mức năng lượng cao loại ánh sáng này vô tình hủy hoại dần dần đôi mắt của bạn.

Loại ánh sáng này có thể xuyên qua thủy tinh thể của mắt, xuyên sâu vào tận võng mạc gây tổn thương các tế bào thị giác, lâu ngày khiến các tế bào này suy yếu và chết dần dẫn đến chứng suy giảm thị lực. Những biểu hiện khi bị hội chứng này là: nhức mỏi mắt, mắt khô, đỏ, căng tức. Người mệt mỏi, khó tập trung, đau cổ, đau đầu.

Bạn có thể bảo vệ đôi mắt của mình bằng các cách như:

– Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mắt: như Lutein và zeaxanthin, axit béo omega-3, Axit Gamma-Linolenic…

– Giữ khoảng cách an toàn với màn hình, từ 30 cm – 40 cm

– Hạn chế ánh sáng xanh tác động lên mắt: sử dụng màn hình có độ phân giải cao, màn hình led chống ánh sáng xanh, các phần mềm giảm tác hại của ánh sáng xanh…

– Áp dụng quy tắc 20 : 20 : 20: mỗi 20 phút nhìn vào máy tính, nhìn ra xa 20 feet (khoảng 6m) trong 20 giây. Mỗi 1-2 giờ làm việc trước máy tính nên để mắt thư giãn trong 5-10 phút để giảm mệt mỏi cho đôi mắt.

– Thăm khám mắt định kỳ 1 – 2 lần/ năm

Gửi tin nhắn hoặc liên hệ đến hotline 215-755-5100 để được tư vấn miễn phí bởi Dược sĩ Trissie Diễm Nguyễn

Bí quyết sống lâu của người dân Okinawa, Nhật Bản

Người dân thuộc vùng đảo Okinawa vốn dĩ được biết đến với tỉ lệ mắc bệnh thông thường nói chung và đặc biệt bệnh ung thư rất thấp. Đó là vì họ được thiên nhiên ban tặng nguồn thực phẩm quý hiếm đó là Rong biển, cụ thể là TẢO NÂU Mozuku & Mekabu. Tuy nhiên, rong biển không phải là bí quyết, mà chìa khóa chính là Fucoidan – giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các chứng bệnh, cải thiện sức khoẻ.

 

Fucoidan hỗ trợ ngăn ngừa Ung thư như thế nào?

1) Fucoidan kích hoạt chu trình tự chết của tế bào ung thư, khiến chúng sinh ra và tự chết đi như những tế bào bình thường. Vì vậy, khối ung thư không thể phát triển lớn hơn hoặc di căn đến những vị trị khác.

2) Fucoidan tạo ra một màng bao bọc lấy tế bào ung thư, ngăn chặn sự hình thành mạch máu mới xung quanh tế bào này, từ đó nó cắt nguồn dinh dưỡng nuôi khối u, các tế bào ung thư bị bỏ đói sẽ ngưng phát triển.

3) Fucoidan chứa nhiều khoáng chất, protein… giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn sự suy kiệt…

 

Gửi tin nhắn hoặc liên hệ đến hotline 215-755-5100 để được tư vấn miễn phí bởi Dược sĩ Trissie Diễm Nguyễn

 

Cách nhận biết người bị đột quỵ

Các triệu chứng đột quỵ thường xảy ra nhanh, bất ngờ, có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc nếu không kịp thời cứu chữa.

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là tình trạng y tế nghiêm trọng đe dọa tính mạng, xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho não bị gián đoạn. Trên thế giới, số người tử vong do tai biến mạch máu não nhiều thứ 3, sau bệnh tim mạch và ung thư.

Theo quỹ NHS Trust của Anh, bệnh nhân đột quỵ càng được cấp cứu sớm, cơ hội sống càng cao. Một trong yếu tố then chốt giúp tăng cơ hội chữa trị cho người bị đột quỵ não là nhận biết sớm các triệu chứng cảnh báo.

Triệu chứng xuất hiện nhanh, bất ngờ

Nhận biết các cơn đột quỵ trong vòng 3 giờ kể từ khi triệu chứng khởi phát là chìa khóa tăng cơ hội sống sót của bệnh nhân. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo chúng ta có thể nhận biết người bị tai biến mạch máu não thông qua nguyên tắc F.A.S.T.

Khuôn mặt (Face): Yêu cầu người đó mỉm cười. Miệng của người bị đột quỵ thường lệch sang một bên, nếp nhăn mũi – má mờ, mắt sụp. Một số bệnh nhân bị liệt cơ mặt, không thể cười hoặc cử động miệng bình thường.

Cánh tay (Arm): Yêu cầu người đó giơ cả hai cánh tay lên cao. Người bị đột quỵ thường không thể nhấc cả hai tay lên do yếu, liệt cơ tay.

Lời nói (Speech): Biểu hiện thứ 3 của người bị đột quỵ đó là rối loạn ngôn ngữ, nói khó, nói lắp. Do đó, chúng ta có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người đó lặp lại một cụm từ đơn giản.

Thời điểm (Time): Khi gặp những triệu chứng trên, cần gọi cấp cứu ngay. Người bệnh cần ghi nhớ thời điểm phát bệnh để thông báo với nhân viên y tế.

Các triệu chứng của tai biến mạch máu não thường đột ngột, tăng dần mức độ. Bệnh nhân có thể bị liệt nửa người, liệt dây thần kinh sọ, méo miệng, nói khó, tê bì, rối loạn cảm giác.

Một số người gặp tình trạng điển hình như đột ngột rối loạn thị giác ở một hay hai bên; khó đi, đứng, choáng váng, mất thăng bằng, mất khả năng phối hợp động tác; đau đầu không rõ nguyên nhân… Biểu hiện bệnh trong một số trường hợp diễn ra âm thầm, khó phát hiện. Nhiều trường hợp gặp tình trạng rối loạn ý thức.

NHS Trust lưu ý nếu bạn gặp một trong các triệu chứng trên, tuyệt đối không tự lái xe đến bệnh viện hoặc để người khác chở. Bệnh nhân cần được gọi hỗ trợ y tế và sơ – cấp cứu theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nguyên nhân gây đột quỵ não

Giống các cơ quan khác, não cần oxy và chất dinh dưỡng để hoạt động. Máu là bộ phận chịu trách nhiệm đưa oxy và chất dinh dưỡng lên não. Nếu nguồn cấp máu bị ức chế hoặc tạm ngừng, các tế bào não bắt đầu chết mòn. Điều này có thể dẫn đến chấn thương não, tàn tật, thậm chí tử vong.

Theo CDC Mỹ, 2 nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ đó là thiếu máu cục bộ và xuất huyết. Trong đó, thiếu máu cục bộ là nguyên do của 85% các trường hợp. Đây là trường hợp xảy ra khi các cục máu đông gây tắc động mạch, gián đoạn quá trình đưa máu lên não.

Nếu các mạch máu suy yếu, vỡ ra, rò rỉ và gây áp lực, tổn thương não, bệnh nhân sẽ bị đột quỵ do xuất huyết. Huyết áp cao và chứng phình động mạch là “thủ phạm” khiến nhiều người dễ đột quỵ do xuất huyết.

Nguyên nhân khác góp phần làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não là các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA). Nơi cấp máu lên não tạm thời bị gián đoạn, gây ra các cơn đột quỵ nhỏ kéo dài vài phút đến 24 giờ. TIA không gây ảnh hưởng nghiêm trọng ngay khi nó xảy ra nhưng lâu dài, nó là dấu hiệu cảnh báo các cơn đột quỵ trong tương lai.

Các chuyên gia y tế cũng xác định một số bệnh làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não. Điển hình là xơ vữa mạch máu lớn; tắc mạch máu nhỏ trong não (thường gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp, tiểu đường); hở van tim, rung nhĩ, rối loạn nhịp tim, suy tim; các bệnh lý đông máu, tế bào máu và bẩm sinh của mạch máu…

Điều trị đột quỵ não như thế nào?

Kết quả của việc điều trị đột quỵ phụ thuộc vào loại bệnh người đó gặp phải và mức độ tổn thương não, nguyên nhân gây ra. Tai biến mạch máu não thường được điều trị bằng thuốc nhằm ngăn ngừa, làm tan cục máu đông, giảm huyết áp và mức cholesterol. Trong một số trường hợp, bác sĩ cần phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông.

Những người bị tai biến thường gặp nhiều di chứng nghiêm trọng do tổn thương nặng ở não. Một số người khó hồi phục hoàn toàn như trước khi đổ bệnh và cần đến sự trợ giúp về lâu dài.

Các bệnh lý nền như tiểu đường, cao huyết áp…, là yếu tố làm gia tăng nguy cơ tai biến. Do đó, để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên giữ chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và hạn chế bia, rượu, thuốc lá. Trong khẩu phần ăn, bạn nên thực hiện chế độ giảm chất béo, ít mặn, tinh bột, đường và tăng cường rau xanh. Mỗi ngày, chúng ta nên dành 30-45 phút tập thể thao.

Đột quỵ là bệnh có khả năng tái phát cao. Do đó, mỗi người cần chú ý những thay đổi của sức khỏe, thường xuyên kiểm tra cơ thể theo nguyên tắc F.A.S.T nhằm phát hiện bệnh kịp thời.

Bệnh tiểu đường nguy hiểm thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, tổn thương thận hoặc đột quỵ nếu không được kiểm soát.

Glucose, hay còn gọi là đường trong máu, là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể con người. Nó được hấp thụ từ thực phẩm mà bạn ăn. Hormone insulin giúp các tế bào của cơ thể chuyển hóa glucose thành năng lượng.

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, tuyến tụy sản xuất ít insulin hoặc không sản xuất được. Insulin không được sử dụng hiệu quả khiến lượng đường huyết tăng lên. Trong khi đó, các tế bào của cơ thể lại thiếu năng lượng cần thiết. Điều này có thể dẫn đến một loạt các vấn đề ảnh hưởng hầu hết hệ thống chính của cơ thể.

Hệ thống tiêu hóa

Theo Healthline, nếu tuyến tụy sản xuất ít hoặc không có insulin, cơ thể sẽ sử dụng các hormone thay thế để chuyển hóa chất béo thành năng lượng. Điều này có thể tạo ra lượng hóa chất độc hại cao, bao gồm axit và các thể xeton. Chúng có thể gây ra nhiều triệu chứng như khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi, hơi thở có mùi. Nếu không được điều trị, người bệnh có thể bị mất ý thức, thậm chí tử vong.

Tình trạng này xảy ra khi dây thần kinh bị tổn thương, làm cản trở khả năng di chuyển thức ăn từ dạ dày vào ruột non. Căn bệnh có thể gây buồn nôn, nôn, trào ngược axit, đầy hơi, đau bụng, sụt cân.

3 tình trạng xấu khi ngủ cho thấy gan của bạn không được khoẻ

Gan là cơ quan chịu chức năng quan trọng trong việc chuyển hóa, giải độc cơ thể. Để nhận biết sức khỏe vùng gan, bạn chỉ cần xem mình có gặp phải 1 trong 3 tình trạng dưới đây khi ngủ hay không nhé!

 

1) Hay bị mất ngủ, dễ thức giấc lúc nửa đêm

Có nhiều người hay gặp phải tình trạng ngủ chập chờn, thậm chí còn thức trắng hết đêm, hễ có động là sẽ tỉnh giấc ngay. Đây là dấu hiệu cho thấy gan đang bốc hỏa, ảnh hưởng đến dây thần kinh tự chủ trên bề mặt gan nên khiến người bệnh thường xuyên bị mất ngủ về đêm, thường từ 1h – 3h sáng.

2) Nghiến răng khi ngủ

Bình thường khi ngủ có hiện tượng nói mơ hoặc là nghiến răng, thực chất là do gan trong cơ thể đang “bốc hỏa”, dẫn đến việc cơ thể không thể nghỉ ngơi tốt, gan càng tăng nhiệt thì càng hay bị mê sảng, nói mơ.

3) Bị chuột rút bắp chân

Có 3 lý do sẽ khiến bắp chân bị chuột rút khi ngủ. Đầu tiên là do thiếu oxy cung cấp cho máu do lipid trong máu cao, thứ hai là do thiếu canxi và thứ 3 có liên quan đến vấn đề về gan.

Khi chức năng gan suy yếu thì chất độc trong cơ thể tích tụ, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến gân cốt cơ thể một cách tự nhiên. Hậu quả là bạn sẽ gặp phải tình trạng chuột rút bắp chân khi ngủ dai dẳng.

Gửi tin nhắn hoặc liên hệ đến hotline 215-755-5100 để được Tư vấn miễn phí bởi Dược sĩ Trissie Diễm Nguyễn

Tại sao cần tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch?

Nói một cách đơn giản, khả năng phòng vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như: vi khuẩn, kí sinh trùng, virus… được gọi là sức đề kháng. Khi sức đề kháng bị suy yếu thì hệ thống miễn dịch cũng bị suy giảm. Tăng cường hệ thống miễn dịch chính là tăng cường sức đề kháng. Vậy làm thế nào để tăng cường sức đề kháng, đặc biệt trong mùa dịch Corona vô cùng phức tạp?

Hệ thống miễn dịch, miễn nhiễm là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Đó là một mạng lưới phức tạp của các tế bào, mô và các cơ quan kết hợp với nhau để bảo vệ cơ thể giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… gây hại cho cơ thể.

Để có hệ miễn dịch khoẻ mạnh trong mùa dịch, bạn cần có lối sống lành mạnh:

– Ngủ đủ giấc

– Tập thể dục thường xuyên

– Ăn uống đủ chất, tránh lạm dụng bia, rượu, chất kích thích

– Tránh căng thẳng, stress quá mức…

– Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng phổi, hệ hô hấp…

Gửi tin nhắn và liên hệ đến hotline 215-755-5100 để được Tư vấn miễn phí bởi Dược sĩ Trissie Diễm Nguyễn

Nguyên nhân và biểu hiện của Đau dạ dày

Hệ tiêu hóa trong cơ thể người gồm nhiều bộ phận như khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột, gan, tuyến tụy, túi mật… đảm trách nhiều chức năng quan trọng như: Chứa thức ăn – Tiêu hóa – Hấp thụ dinh dưỡng – Đào thải.

Mỗi cơ quan đều có một chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng chúng lại liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Khi một trong các mắt xích bị trục trặc sẽ làm hệ tiêu hóa bị rối loạn và ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể.

 

Một trong những bệnh nguy hiểm và thường gặp, dần trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, đó chính là tình trạng đau dạ dày. Nguyên nhân gây bệnh cũng rất phổ biến.

 

Triệu chứng đau dạ dày bao gồm ăn không tiêu, hay ợ chua, nôn hoặc buồn nôn. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, đau dạ dày sẽ để lại hậu quả là những biến chứng rất nặng nề.

Trong giai đoạn mới phát hiện, bệnh có thể chữa trị được hoàn toàn. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu tiêu hóa bất ổn định như đau thượng vị, ợ chua, buồn nôn… người bệnh nên chủ động điều chỉnh chế độ sinh hoạt và áp dụng các biện pháp kiểm soát cơ bản.

 

Gửi tin nhắn hoặc liên hệ đến hotline 215-755-5100 để được Tư vấn miễn phí bởi Dược sĩ Trissie Diễm Nguyễn

Đau nhức xương khớp – Vấn đề thường gặp của tuổi trung niên

Khi bước sang tuổi trung niên, những vấn đề đáng lo ngại về xương khớp ngày một tăng cao. Đau vai, cổ, đau nhức cột sống, xương cốt rệu rã, nhức mỏi khi trở trời hoặc khi hoạt động mạnh… là những dấu hiệu cho thấy xương khớp của bạn đang dần “già nua”, không còn chắc khỏe như xưa!

Ngoài ra, môi trường công việc cũng ảnh hưởng không kém tới quá trình thoái hóa khớp sớm. Điển hình là các bạn trong ngành Nail, làm bếp tại các nhà hàng, các công việc đòi hỏi phải đứng nhiều…

Sự tiến bộ của khoa học hiện đại có thể giúp chúng ta chủ động phòng ngừa, làm chậm diễn tiến bệnh và hỗ trợ cải thiện các bệnh lý xương khớp hiệu quả từ gốc. Trong đó, mục tiêu quan trọng là tăng cường tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp và xương dưới sụn.

Hiện có rất nhiều phương thức khác nhau để hỗ trợ tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp nhưng đâu là phương thức hiệu quả và phù hợp với bạn thì nên có sự tham khảo và tư vấn bởi những người có chuyên môn.

Gửi tin nhắn hoặc liên hệ đến 215-755-5100 để được Tư vấn miễn phí bởi Dược sĩ Trissie Diễm Nguyễn