Đau lưng vì thoát vị đĩa đệm: Dấu hiệu, triệu chứng và cách chữa trị bệnh

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về cơ xương khớp – cột sống phổ biến, gây ra những cơn đau nhức và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày cho người gặp phải. Tình trạng các lớp nhân nhầy ở trong vùng đĩa đệm của cột sống bị thoát ra bên ngoài và chèn ép lên rễ thần kinh, ống sống. Từ đó gây cho người bệnh cảm giác đau đớn và khó chịu được xem là tình trạng thoát vị đĩa đệm. Bệnh gây ra những hậu quả khôn lường như: teo cơ, liệt vận động, rối loạn tiểu tiện nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời. Nếu không kịp thời phát hiện bệnh, để lâu có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Vậy những nguyên nhân, triệu chứng nào dễ nhận biết về bệnh, phương pháp chữa trị nào là hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn những góc nhìn cụ thể và rõ ràng hơn về bệnh lý này. 

1. Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết đau thoát vị đĩa đệm

Chúng ta đều biết cấu trúc của cột sống bao gồm đĩa đệm nằm giữa hai đốt xương. Trong đĩa đệm có chứa nhân nhầy làm chức năng kết nối hai đốt xương giảm xóc. Khi đĩa đệm bị thoái hóa và bị phồng ra, phần đĩa đệm bị phồng theo thời gian nếu không được điều trị bắt đầu tiến triển nặng, phá vỡ nhân nhầy và chèn ép vào dây thần kinh gây ra thoát vị đĩa đệm. Tùy vào phần dây thần kinh nào bị chèn ép mà bệnh có triệu chứng và vị trí đau khác nhau.

Các triệu chứng đau vùng thắt lưng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên, trong khi đó tê yếu vùng thắt lưng sẽ lan xuống hai chân, tình trạng này khá nguy hiểm. Bác sĩ Aubrey Gail, chuyên khoa Thần kinh Cột sống từ phòng khám ACC (Hà Nội) khuyên rằng, bệnh nhân không nên coi thường các triệu chứng tê yếu nhưng lại không đau. Đây là một triệu chứng nghiêm trọng hơn cả. Vì nó không có biểu hiện khó chịu như những cơn đau nên nhiều người dễ chủ quan và coi thường. Tuy nhiên, bệnh thoát vị đĩa đệm có những phương pháp chẩn đoán riêng.

 2. Cách chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Nhiều phương pháp được sử dụng kết hợp để phát hiện thoát vị đĩa đệm thắt lưng bao gồm chẩn đoán hình ảnh như: 

  • Qua phim chụp chẩn đoán hình ảnh
  • Phim X Quang và cộng hưởng từ MRI 
  • Chụp bao rễ thần kinh
  • Chụp cắt lớp vi tính

Ngoài ra có các dấu hiệu khác: Yếu cơ, tê, ngứa ran ở một hoặc cả 2 bên chân; Ho hay hắt hơi cũng có thể là báo hiệu cơn đau nhức đang nghiêm trọng hơn; Đau nhức vùng thắt lưng, lan xuống mông, chân, cảm giác tê, nhức xương khớp; Ngồi hay đứng quá lâu cũng khiến cơn đau trở nên nặng;

Phim cộng hưởng từ thể hiện tình trạng thoát vị đĩa đệm. Ảnh: ACC cung cấp.

3. Phương pháp chữa trị thoát vị đĩa đệm 

Có nhiều cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, theo Theo bác sĩ Aubrey Gail, phương pháp ứng dụng trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic là một trong những cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cho tiến triển nhanh và hiệu quả.

Bác sĩ Aubrey Gail giải thích, hệ thần kinh cột sống là hệ thần kinh hoàn chỉnh và quan trọng bậc nhất vì nó bao gồm rất nhiều dây thần kinh xuyên suốt cả cơ thể. Khi quá trình thoát vị đĩa đệm xảy ra gây chèn ép vào đường truyền dây thần kinh dẫn đến các tín hiệu dẫn truyền bị rối loạn, gây ra các triệu chứng đau nhức, tê buốt hoặc thậm chí mất cảm giác tại các bộ phận có liên quan.

Dựa trên nguyên lý này, khi điều trị các bác sĩ chuyên khoa sẽ tác động nắn chỉnh các vùng khớp đốt sống, loại bỏ sai lệch gây chèn ép lên vùng khớp và khôi phục chức năng vận động cho vùng khớp đốt sống, qua đó, hỗ trợ giải phóng chèn ép lên đĩa đệm và dây thần kinh.

Cũng theo bác sĩ Aubrey Gail: “ Các nghiên cứu ở Châu Âu và ở Mỹ đã có những minh chứng rằng trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp chữa trị tận gốc các cơn đau cột sống mà không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật” 

Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân khi đã điều trị, sau đó vẫn xuất hiện những cơn đau. Bác sĩ Aubrey Gail giải thích rằng, sở dĩ cơn đau quay trở lại cho dù họ đã phẫu thuật cắt bỏ phần đĩa đệm bị thoái hóa là do bệnh nhân không thay đổi những thói quen sinh hoạt, lối sống cũ, vẫn ngồi hàng giờ mà không chịu vận động, tập thể dục. Bác sĩ cũng nói thêm, thoát vị đĩa đệm có thể tái phát tại vị trí cũ và khi tái phát có thể kéo theo thoát vị đĩa đệm tại các đốt sống khác. 

Bác sĩ thực hiện thủ thuật nắn chỉnh cột sống lưng cho bệnh nhân. Ảnh: Trà Mi.

Bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắng lưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm là nguy cơ liệt suốt đời. Mức độ ảnh hưởng của bệnh đến đời sống sinh hoạt và khả năng đi lại của người mắc phải khá cao. Chính vì vậy việc phát hiện phát hiện sớm và điều trị kịp thời là yếu tố vô cùng cần thiết. 

Hi vọng,  thông qua bài viết bạn đã phần nào hiểu hơn về mức độ ảnh hưởng và sự nghiêm trọng mà đau lưng do thoát vị đĩa đệm gây ra. Hãy thường xuyên thăm khám, và khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường hãy đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm. Tránh trường hợp chủ quan, coi thường và tự ý dùng thuốc không đúng cách sẽ làm tình trạng bệnh xấu đi.

 

Những hiểu biết sai lầm về bệnh đột quỵ

Đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi, uống An Cung phòng bệnh là những hiểu biết sai lầm có thể làm mất đi cơ hội điều trị và phục hồi cho người bệnh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 15 triệu người mắc đột quỵ não. Trong đó, khoảng 5 triệu người tàn phế vĩnh viễn và 5 triệu trường hợp tử vong.

Theo các bác sĩ, những hiểu biết sai về căn bệnh này cũng khiến người bệnh diễn biến nặng, mất đi cơ hội điều trị.

Đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi

Nhiều người thường lầm tưởng đột quỵ chỉ xảy ra ở độ tuổi “xế chiều”. Tuy nhiên, những năm gần đây, số bệnh nhân ở độ tuổi trẻ bị đột quỵ ngày càng gia tăng.

Theo Tổ chức Đột quỵ Mỹ, năm 2019, số lượng bệnh nhân trẻ đột quỵ tăng hơn 44% trong 10 năm gần đây. Khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ có độ tuổi 18-50.

Ngoài ra, người trẻ không nên chủ quan, cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà bỏ qua việc thăm khám sớm tại các cơ sở y tế khi có biểu hiện của bệnh (yếu liệt tay chân, méo miệng, nói khó…). Từ các nguyên nhân trên, đột quỵ ở người trẻ có thể được đẩy lùi nhờ những thói quen sinh hoạt lành mạnh như tích cực thể dục thể thao, hạn chế dùng thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thuốc lá, bia rượu…

 

Uống An Cung phòng được đột quỵ

Thị trường đang lưu hành loại thuốc được quảng cáo có tác dụng dự phòng và điều trị rất tốt cho bệnh nhân đột quỵ là An Cung Ngưu Hoàng Hoàn (viết tắt là An Cung). Dù giá rất đắt (từ 1-3 triệu đồng/hộp), nhiều người sẵn sàng chi tiền để mua về sử dụng và yên tâm sẽ không mắc đột quỵ.

Thạc sĩ, bác sĩ Đào Hữu Minh, Phó khoa phụ trách khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương (Hà Nội), cho biết: “An Cung không phải là thuốc dự phòng. Đây là thuốc điều trị nhưng phải dùng theo chỉ định của bác sĩ”.

Theo chuyên gia này, đột quỵ có hai thể khác nhau. Một là đột quỵ thiếu máu cục bộ não – chiếm khoảng 85%. Chúng xảy ra khi mạch máu cung cấp cho não bị tắc bởi cục máu đông, huyết khối, hẹp do vữa xơ động mạch. Thể còn lại là đột quỵ chảy máu não, chiếm khoảng 15%. Trường hợp này xảy ra khi mạch máu bị vỡ, máu chảy vào trong hoặc xung quanh não.

Khi đó, An Cung chỉ có tác dụng đối với thể đầu tiên – thể nhồi máu. Riêng thể chảy máu não tuyệt đối không được dùng sản phẩm này, bởi chúng sẽ làm tình trạng xuất huyết của bệnh nhân trầm trọng hơn. Nhiều bệnh nhân đã hôn mê, xuất huyết nặng sau khi người nhà cho uống An Cung.

“Việc tự ý mua và cho người nhà đột quỵ dùng thuốc An Cung rất nguy hiểm. Người bệnh muốn dùng thuốc này bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ”, bác sĩ Minh khẳng định.

Ngoài ra, việc nhiều gia đình tự ý mua và cho người nhà bị tai biến uống An Cung là rất nguy hiểm. Bởi trường hợp người bệnh bị xuất huyết não, thuốc sẽ khiến tình trạng tăng nặng. Đồng thời, khi dùng thuốc, các gia đình thường có ý đợi chờ tác dụng của thuốc mà vô ý làm lỡ cơ hội “giờ vàng” điều trị tích cực cho bệnh nhân.

Không được di chuyển bệnh nhân đột quỵ

Nhiều người thường lầm tưởng không được di chuyển bệnh nhân đột quỵ, sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Nếu chúng ta trì hoãn, cứ một phút, các tế bào não có thể chết đến 2 triệu tế bào và không thể phục hồi được. Khi quyết định để bệnh nhân ở nhà và không đưa đi bệnh viện, bạn vô tình làm mất đi thời gian vàng có thể điều trị. 3-6 giờ đầu từ khi khởi phát cơn đột quỵ được coi là thời gian vàng để cứu sống người bệnh. Sau 6 giờ vàng này, bệnh nhân không được tái thông các mạch lớn bị tắc trong não sẽ có nguy cơ tử vong cao hoặc bị tàn phế nặng nề.

Khi bệnh nhân bị đột quỵ, động tác đầu tiên của chúng ta là đưa họ tới cơ sở y tế có khả năng cấp cứu gần nhất. Các bệnh nhân bị tắc mạch máu não do thuyên tắc có thuật ngữ: “Time is brain” tức “thời gian là tế bào não”.

Người bệnh đến cơ sở y tế càng sớm thì khả năng chữa được càng cao. Ngược lại, bệnh nhân đến muộn làm giảm khả năng thành công và nguy cơ tử vong cao.

Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng đột quỵ như yếu liệt nửa người cùng bên, méo miệng đột ngột, nói không rõ chữ…, bạn cần đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Những người có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy

Người béo phì, hút thuốc lá thường xuyên, mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao phát triển ung thư tuyến tụy.

Tuyến tụy là cơ quan nằm ở phía sau dạ dày, sát thành sau của ổ bụng. Tuyến tụy tiết ra các enzyme hỗ trợ tiêu hóa và sản xuất hormone giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Ung thư tuyến tụy bắt đầu ở các mô của cơ quan này. Ung thư tuyến tụy hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn đầu, thời điểm có khả năng chữa khỏi cao nhất. Điều này là do nó không gây ra các triệu chứng cho đến khi di căn sang cơ quan khác.

Triệu chứng phổ biến

Theo Mayo Clinic, các dấu hiệu của ung thư tuyến tụy thường không xảy ra cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Chúng có thể bao gồm:

– Đau bụng và lan ra sau lưng.

– Chán ăn hoặc sụt cân ngoài ý muốn.

– Vàng da và lòng trắng của mắt.

– Nước tiểu sẫm màu, phân màu sáng.

– Ngứa da.

– Hình thành cục máu đông.

– Mệt mỏi.

 

Triệu chứng phổ biến của ung thư tuyến tụy là đau bụng và lan ra sau lưng. Ảnh: Geneticliteracy.

Nguyên nhân

Ung thư tuyến tụy xảy ra khi các tế bào trong cơ quan này bị đột biến DNA. DNA cho phép tế bào biết phải làm gì. Nhưng những đột biến khiến tế bào phát triển không kiểm soát và tiếp tục sống sót sau khi tế bào thường chết đi. Những tế bào này có thể tích tụ, tạo thành khối u.

Khi không được điều trị, các tế bào ung thư tuyến tụy có thể di căn sang cơ quan và mạch máu trong cơ thể. Hầu hết ung thư tuyến tụy bắt đầu ở các tế bào lót ống dẫn của tuyến tụy. Loại ung thư này được gọi là ung thư biểu mô tuyến tụy hoặc ung thư tuyến tụy ngoại tiết.

Với trường hợp ít gặp, ung thư có thể hình thành trong các tế bào sản xuất hormone hoặc nội tiết thần kinh của tuyến tụy. Những loại ung thư này gọi là khối u thần kinh nội tiết tuyến tụy, khối u tế bào tiểu đảo hoặc ung thư nội tiết tuyến tụy.

Các yếu tố rủi ro

Sử dụng thuốc lá

Theo tổ chức American Cancer Society, hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất với ung thư tuyến tụy. Nguy cơ mắc căn bệnh này ở những người hút thuốc cao gấp đôi so với trường hợp chưa bao giờ hút thuốc. Khoảng 25% trường hợp ung thư tuyến tụy được cho là do hút thuốc lá.

Hút xì gà và sử dụng các sản phẩm thuốc lá không khói cũng làm tăng nguy cơ. Tuy nhiên, rủi ro này có thể giảm xuống khi bạn ngừng hút thuốc.

 

Thừa cân, béo phì

Đây là yếu tố cao dẫn đến ung thư tuyến tụy. Những người béo phì, chỉ số khối cơ thể BMI từ 30 trở lên, có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn khoảng 20%. Tăng cân khi trưởng thành cũng là vấn đề lớn. Đặc biệt, những người không quá thừa cân nhưng bị béo ở vùng bụng cũng dễ mắc ung thư tuyến tụy.

Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tụy. Ảnh: Indiatimes.

 

Bệnh tiểu đường

Ung thư tuyến tụy phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cho điều này. Hầu hết trường hợp xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường type II. Loại bệnh tiểu đường này đang gia tăng với trẻ em và thanh thiếu niên do tình trạng béo phì ở những nhóm tuổi này cũng tăng lên. Bệnh tiểu đường type II ở người lớn cũng thường liên quan thừa cân hoặc béo phì.

 

Viêm tụy mạn tính

Đây là tình trạng viêm trong thời gian dài của tuyến tụy, có liên quan việc tăng nguy cơ ung thư ở cơ quan này. Viêm tụy mạn tính thường xảy ra ở những người uống rượu và hút thuốc.

 

Các yếu tố khác

Nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy tăng lên khi con người già đi. Hầu hết bệnh nhân tuyến tụy trên 45 tuổi. Khoảng 2/3 người bệnh là trên 65 tuổi. Tuổi trung bình tại thời điểm chẩn đoán bệnh là 70.

Ngoài ra, nam giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn phụ nữ. Điều này có thể (một phần nhỏ) do việc sử dụng thuốc lá cao hơn ở nam giới, khiến họ dễ mắc bệnh này.

Ăn uống quá kiêng khem không tốt cho người tiểu đường

Nhịn ăn, kiêng khem cực đoan, chế biến thức ăn quá cầu kỳ là những sai lầm khiến bệnh tiểu đường nặng hơn.

Đái tháo đường, hay tiểu đường, là bệnh do rối loạn chuyển hóa, khiến lượng đường trong máu luôn cao hơn bình thường. Bệnh có tính chất mạn tính không lây và không thể điều trị dứt điểm. Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nặng nề, như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mù lòa, suy thận, loét bàn chân phải cắt chi, thậm chí tử vong… nếu không điều trị đúng.

Bên cạnh vận động và sử dụng thuốc, dinh dưỡng rất quan trọng trong điều trị bệnh và kiểm soát biến chứng, đặc biệt với bệnh nhân đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, nhiều người điều trị bệnh không hiệu quả do thiếu kiến thức dinh dưỡng, bác sĩ Nguyễn Thị Ánh Vân, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết.

Bác sĩ Vân chỉ ra ba sai lầm lớn trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường.

Trước hết, khi biết mắc bệnh, nhiều người lập tức nghĩ đến việc phải kiêng đường và tinh bột tuyệt đối. Ăn uống cực đoan, chỉ ăn rau xanh, không thịt cá, hoa quả chín… trong thời gian dài khiến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, suy kiệt. Cơ thể không có đường thì không sinh ra năng lượng, não bộ sẽ trì trệ, cơ thể mệt mỏi, hạ đường huyết.

“Người bệnh vẫn phải ăn cơm, bún, miến, khoai, chỉ là ăn ít hơn bình thường. Có đủ năng lượng sống rồi mới tính đến điều chỉnh để chữa bệnh”, bác sĩ Vân khuyên.

Thứ hai là chọn đúng thực phẩm nhưng chế biến sai. Thực tế, gạo lứt hoặc gạo nguyên cám, các loại đậu, cà rốt, cam tươi… phù hợp với người đái tháo đường, song cách nấu khác nhau mang lại giá trị đường khác nhau.

Bác sĩ Vân ví dụ, nấu cơm gạo lứt tỷ lệ gạo và nước là 1:1, cơm khô vừa phải, một chén cơm có lượng đường là 58%. Nếu tăng lượng nước lên gấp đôi để cơm mềm hơn, lượng đường sẽ tăng thêm 20%. Ăn sống cà rốt hoặc uống nước ép tươi, lượng đường là 16%. Nhưng thái nhỏ cà rốt nấu súp, hầm nhừ thì lượng đường là 92%, hoàn toàn phản tác dụng trong điều trị tiểu đường. Ăn cam nguyên múi cũng tốt hơn vắt nước cam để uống.

Hầm nhừ, chiên xào quá lâu, cắt nhỏ làm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm bị hao hụt, thậm chí sinh ra độc tố. Thêm vào đó, thức ăn mềm giúp hệ tiêu hóa vận hành dễ dàng hơn, chuyển hóa dinh dưỡng nhanh hơn, lượng đường hấp thu vào máu nhanh. Vì thế, luộc, hấp, nấu chín thực phẩm vừa phải là cách chế biến tốt nhất trong chế độ ăn của người đái tháo đường.

Hạn chế ăn quá nhiều bữa trong ngày. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường béo phì có thể ăn 5 bữa một ngày, do không được nạp quá nhiều năng lượng một lúc. Ăn thành nhiều bữa nhỏ, ít, làm giảm cảm giác đói. Người cân nặng bình thường nên ăn ba bữa cố định, đúng giờ, thêm một bữa phụ trước khi ngủ khoảng một giờ.

Bác sĩ Hồ Đắc Phương, khoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho hay, về mặt lâm sàng, dễ kiểm soát lượng đường huyết hơn nếu ăn ba bữa cố định.

Khẩu phần ăn tiêu chuẩn trong mỗi bữa chính cho bệnh nhân đái tháo đường gồm hai phần rau xanh, một phần thịt cá và một phần tinh bột. Ảnh: CDC.gov

Các bác sĩ khuyến cáo, mỗi ngày người tiểu đường cần ăn 20 loại thực phẩm. Bữa ăn chính chiếm 30-35% tổng năng lượng và các loại dưỡng chất. Bữa phụ là một quả chuối, hai quả quýt hoặc một ly sữa không đường, sữa chua… bổ sung 5-10% năng lượng còn lại. Tập thể dục 30-45 phút mỗi ngày, uống hoặc tiêm thuốc đúng chỉ định của bác sĩ.

Năm 2019, ước tính khoảng 3,8 triệu người Việt mắc bệnh tiểu đường. Dự báo năm 2040, khoảng 6,1 triệu người mắc bệnh và xu hướng ngày càng trẻ hóa. Trước kia bệnh thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nay dần xuất hiện ở tuổi 30, có cả trẻ em, theo HCDC.

Bác sĩ khuyên những người trên 40 tuổi, trong gia đình có người mắc tiểu đường cần đi tầm soát sớm. Xét nghiệm đường huyết là cách duy nhất phát hiện bệnh.

Bác sĩ nói về 8 nguy cơ phổ biến khiến bạn bị ung thư

Ung thư hiện nay là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ 2 ở Mỹ. Gần 600.000 người Mỹ chết vì căn bệnh này mỗi năm. Điều đó có nghĩa là hơn 1.600 người Mỹ chết vì ung thư mỗi ngày.

Vi khuẩn H. pylori

Một số bệnh ung thư nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, phát sinh do khiếm khuyết di truyền và một số khuynh hướng nhất định, nhưng một số bệnh khác có thể do hành động và môi trường của chúng ta gây ra.

Dưới đây là một số điều phổ biến bạn cần biết để bảo vệ bạn khỏi ung thư trước khi nó tấn công, theo Eat This, Not That!

1. Ăn quá nhiều đường

 

Nghiên cứu mới cho thấy rằng đường thực sự có thể thúc đẩy sự phát triển của khối u trong cơ thể, và lý do tại sao không có gì đáng ngạc nhiên: Ung thư là chất ngọt do đường làm nhiên liệu.

Lưu ý: Hạn chế tiêu thụ nhiều đường. Bắt đầu bằng cách cắt bỏ các loại đường được thêm vào, được ẩn trong mọi thứ, từ bánh mì đến nước sốt mì ống. Ăn thực phẩm toàn phần và chất xơ, loại bỏ đường, có thể giúp bạn ngăn ngừa mỡ bụng, tiểu đường, bệnh tim, ung thư, bệnh gan, mệt mỏi và sâu răng, theo Eat This, Not That!

2. Uống trà quá nóng

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế phát hiện ra rằng uống trà quá nóng thực sự có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Kết quả của nghiên cứu này củng cố bằng chứng hiện có từ các nghiên cứu khác về mối liên hệ giữa việc uống trà quá nóng và ung thư thực quản.

Lưu ý: Hãy đợi cho trà nguội một chút rồi hãy nhấp một ngụm!

3. Ngồi quá nhiều

Một lối sống ít vận động là một trong những nguy cơ sức khỏe hiện đại đáng kể nhất, và ngồi trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Nghiên cứu cho thấy rằng ngồi nhiều hơn 6 giờ trong một ngày có liên quan đến tỷ lệ tử vong tăng 19% nói chung so với ngồi ít hơn 3 giờ một ngày. Vì vậy, hãy di chuyển! JAMA cũng đã công bố một nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa tập thể dục và giảm nguy cơ ung thư.

Lưu ý: Đứng dậy và đi lại hoặc căng duỗi mỗi giờ để giảm thời gian ngồi quá lâu. Và khi không ở văn phòng, hãy nhớ rằng bạn càng hoạt động thể chất càng nhiều thì nguy cơ mắc một số bệnh ung thư phổ biến nhất càng giảm.

4. Ăn nhiều thực phẩm chế biến

Một nghiên cứu của Pháp được công bố bởi BMJ cho thấy việc tiêu thụ thực phẩm chế biến cực nhanh có liên quan đến một số rối loạn sức khỏe như bệnh tim mạch và mạch vành, cũng như ung thư.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu hơn nữa, nhưng kết quả nghiên cứu chỉ ra mối nguy hiểm của chế độ ăn bao gồm các thực phẩm chế biến ngày càng cao, điều này “có thể làm gia tăng gánh nặng ung thư trong những thập kỷ tới”, theo Eat This, Not That!

5. Hít bụi gỗ

Bạn thích mày mò với cưa và búa? Chỉ cần đảm bảo đề phòng với lượng mùn cưa bạn hít vào. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng công nhân xưởng cưa và thợ mộc thường xuyên hít phải nhiều bụi từ việc cắt và chà nhám gỗ có nguy cơ cao bị ung thư xoang và khoang mũi hơn người bình thường.

Lưu ý: Đeo mặt nạ để tránh hít phải quá nhiều mùn cưa.

6. Bị nhiễm một số vi khuẩn

Những điều nhỏ nhặt có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta. Trường hợp cụ thể: vi khuẩn H. pylori đã cùng tồn tại với con người hàng nghìn năm và việc lây nhiễm vi khuẩn này là rất phổ biến. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ước tính rằng cứ 3 người trên thế giới thì có khoảng 2 người chứa vi khuẩn này.

H. pylori không làm cho hầu hết những người bị nhiễm nó bị bệnh, nhưng nó là một yếu tố nguy cơ đáng kể của loét dạ dày tá tràng và là nguyên nhân chủ yếu gây ra phần lớn các vết loét ảnh hưởng đến dạ dày và phần trên ruột non.

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, thuộc Tổ chức Y tế Thế giới, đã xếp H. pylori là tác nhân gây ung thư ở người, bất chấp một số kết quả nghiên cứu trái ngược nhau vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, kể từ đó, các nhà khoa học ngày càng chấp nhận rằng vi khuẩn H. pylori xâm nhập vào dạ dày là một nguyên nhân đáng kể của ung thư dạ dày và ung thư hạch dạ dày.

Lưu ý: Xét nghiệm H.pylori có thể giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư. Nếu bạn được phát hiện là dương tính, bạn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc giảm a xít. Trao đổi với bác sĩ của bạn để xem bạn có nên đi xét nghiệm hay không, theo Eat This, Not That!

7. Sử dụng một số mỹ phẩm

Đã đến lúc bắt đầu đọc kỹ nhãn sản phẩm làm đẹp như bạn đọc nhãn thực phẩm. Không phải tất cả các thành phần đều lành mạnh. Một số chất gây ung thư hàng đầu cần chú ý bao gồm DEA (bị Liên minh Châu Âu cấm), phthalates và formaldehyde.

8. Ăn quá nhiều muối

Theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới Quốc tế, ung thư dạ dày là căn bệnh gây ung thư lớn thứ 3 và là loại ung thư phổ biến thứ 5 trên thế giới.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ quá nhiều muối làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra các tổn thương, nếu không được chữa lành tốt có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

Người Mỹ tiêu thụ trung bình 3.400 mg natri mỗi ngày, mặc dù Hướng dẫn chế độ ăn uống của FDA cho người Mỹ khuyến nghị không quá 2.300 mg.

Lưu ý: Bám sát 2.300 mg mỗi ngày và để kiểm đếm (và tránh natri ẩn), hãy kiểm tra tổng lượng natri được liệt kê trên nhãn thông tin dinh dưỡng. Những mẹo tốt cho sức khỏe với muối này sẽ giúp bạn giảm đầy hơi, cải thiện sức khỏe tim mạch, theo Eat This, Not That!

3 vùng trên cơ thể nữ giới càng thâm đen càng cho thấy tử cung đang rất nhiều độc tố

Nếu chị em nhận thấy 3 vùng dưới đây ngày càng sậm màu thì chứng tỏ có rất nhiều rác thải tồn đọng trong tử cung.

Tử cung của nữ giới là một cơ quan rất quan trọng, nó không chỉ có tác dụng sinh ra những luồng khí mới mà còn giúp chị em đào thải chất độc ra bên ngoài. Thực tế, nếu có tử cung khỏe mạnh thì các chị em sẽ càng duy trì được sức khỏe tốt hơn, từ đó giảm nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả.

Trong tử cung mà chất chứa nhiều độc tố không thể đào thải ra ngoài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, một số người lại không hề biết cơ thể mình có đang ổn hay không? Để nhận biết điều này, hãy quan sát xem 3 vùng dưới đây có biểu hiện “thâm đen” không là rõ nhé!

1. Môi thâm đen

Môi của những người khỏe mạnh thường có sắc tố hồng hào, căng bóng. Nhưng bỗng một ngày bạn nhận ra môi mình đã ngả sang màu thâm đen thì rất có thể là do rác thải đọng lại trong tử cung. Nếu không tìm cách loại bỏ thì việc xuất hiện các rối loạn nội tiết gây ảnh hưởng đến sức khỏe là rất cao.

Các vấn đề ở tử cung nữ giới trước hết sẽ biểu hiện trên làn da. Do đó, khi phát hiện thấy mình có những vết lằn trên mặt hoặc da bị xỉn màu thì bạn phải đến bệnh viện để kiểm tra xem tử cung của mình có khỏe mạnh hay không.

2. Vùng da mông bị thâm

Khi nhắc đến khu vực này, một số chị em cảm thấy khá ái ngại, xấu hổ vì mông quả thực là bộ phận rất kín đáo. Nếu lỡ để lộ cho người xung quanh nhìn thấy phần mông kém hồng hào, tươi sáng thì chắc chắn sẽ rất ngại ngùng.

Thử để ý lại xem nếu trước đây mông trắng xinh mà nay lại thâm đen bất thường thì nhiều khả năng là tử cung chất chứa đầy độc tố hoặc rác thải. Hậu quả là chúng sẽ nổi lên khu vực da gần tử cung, ngầm cảnh báo phải đi giải độc ngay.

3. Khoảng trống giữa hai mông bị thâm đen

Bằng cách quan sát màu sắc ở khe mông, bạn cũng có thể nhận biết cơ thể của mình có đang khỏe mạnh hay không. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, nếu thấy khe mông chuyển sang màu đen như bị hăm thì chứng tỏ có nhiều độc tố sót lại trong tử cung. Điều cần làm lúc này là đi giải độc càng sớm càng tốt.

 

Nguồn: Sohu, Healthline, Boldsky

‘Điểm mặt’ những nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong gan vượt quá 5%. Gan nhiễm mỡ là bệnh lý về gan thường gặp nhất nên nhiều người chủ quan và cho rằng đây là bệnh lành tính không nguy hiểm.

Tuy nhiên, có đến 25-30% trường hợp gan nhiễm mỡ có thể tiến triển thành viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

Đâu là nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ?

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ như: dùng nhiều bia rượu, chất béo, đồ ngọt, thực phẩm “bẩn”, hóa dược (hóa trị, sử dụng thuốc kháng viêm…), thừa cân, mắc bệnh tiểu đường, tăng lipid máu. Ngoài ra, những người giảm cân quá mức, thiếu chất dinh dưỡng cũng làm tăng khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý thường gặp nhưng tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng

Qua thời gian, dưới sự tác động của nhiều yếu tố, lượng mỡ trong gan sẽ ngày một tăng. Gan nhiễm mỡ phát triển theo cấp độ tăng dần. Nếu không có giải pháp ngăn chặn sự gia tăng các mô mỡ trong gan sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Thông tin từ Hội thảo Bệnh gan Quốc tế 2015 cho thấy, 1/4 trường hợp gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ và xơ gan. Ngoài ra, gần 30% trường hợp ung thư gan có liên quan đến viêm gan nhiễm mỡ.

Cơ chế hình thành bệnh gan nhiễm mỡ – Kiến thức không phải ai cũng biết

Dựa vào nguyên nhân, gan nhiễm mỡ được phân làm 2 nhóm bệnh là gan nhiễm mỡ do rượu bia và gan nhiễm mỡ không do rượu bia. Tất cả các cơ chế hình thành gan nhiễm mỡ đều có sự “tham gia” quyết định của một loại tế bào mang tên Kupffer (nằm ở xoang gan). Cụ thể, khi tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố độc hại như rượu bia, độc chất, hay các biến chứng từ các bệnh lý… sẽ sản sinh các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin-8…, trong đó TNF-α được xem là yếu tố chính gây mỡ hóa tế bào gan và Interleukin-8 làm tăng hoạt hóa bạch cầu đa nhân trung tính và dẫn đến viêm gan nhiễm mỡ.
Cụ thể:
Gan nhiễm mỡ do bia rượu: Chất cồn trong bia rượu sẽ làm gia tăng việc tiêu hủy lipid ở các mô ngoại biên và gia tăng lượng a xít béo tự do từ mô mỡ đến gan, vì vậy tăng tích lũy triglyceride tại gan. Cụ thể, chất cồn khiến tế bào Kupffer hoạt động quá mức, làm gián đoạn quá trình ô xy hóa a xít béo, từ đó làm tăng tích lũy chất béo ở gan. Mặt khác, chất cồn còn thúc đẩy chuyển dịch các độc tố, vi khuẩn từ ruột vào gan lại tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer quá mức, làm sản sinh các chất gây viêm, tăng sản xuất các gốc tự do, thúc đẩy quá trình chết tự nhiên của tế bào gan. Ngoài ra, các chất gây viêm còn làm tăng hoạt hóa bạch cầu đa nhân trung tính dẫn đến gan nhiễm mỡ.

90% người thường xuyên uống rượu bia bị gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ không do bia rượu: Thường khởi phát từ hội chứng rối loạn chuyển hóa (béo phì, tiểu đường, đề kháng insulin, tăng lipid máu…) hoặc do lối sống thiếu khoa học (ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất ngọt…) dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid do tăng tải a xít béo đến gan và các mô, gây ứ đọng nhiều chất béo và glycogen ở gan. Khi đó, tế bào Kupffer ban đầu có mục đích để phản ứng lại, giúp ly giải chất béo nhưng vì phóng thích quá nhiều chất gây viêm nên khiến gan bị tổn thương và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ.

Giải pháp khoa học trong phòng và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị gan nhiễm mỡ. Do đó, để phòng ngừa và kiểm soát bệnh hiệu quả cần tác động đúng căn nguyên và cơ chế gây bệnh. Với việc phát hiện vai trò quan trọng của tế bào Kupffer, giải pháp tốt nhất được các nhà khoa học đưa ra là kiểm soát tế bào này hoạt động ở ngưỡng an toàn, không cho sản sinh các chất gây viêm hại gan để dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh từ gốc.

Tinh chất Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer

Gần đây, nhờ ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra công thức đột phá chứa tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên có tác dụng đặc hiệu lên tế bào Kupffer, giúp kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer. Nghiên cứu cho thấy, sử dụng Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát tế bào Kupffer, chỉ sau 24 giờ làm giảm trên 50% các chất gây viêm. Nhờ đó, hạn chế quá trình mỡ hóa tế bào gan, cải thiện hiệu quả bệnh nhiễm mỡ và ngăn chặn diễn tiến thành viêm gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan.
Ngoài ra, để kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ, cần lưu ý kiểm soát các yếu tố liên quan tới hội chứng chuyển hóa đi kèm như béo phì, đái tháo đường, tăng lipid máu… Người bị gan nhiễm mỡ nên kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, tăng cường vận động, duy trì chế độ dinh dưỡng theo khoa học, không sử dụng bia rượu, thuốc lá.

Phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi

Nhiệt miệng rất phổ biến và có thể gặp ở tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi. Mặc dù gây đau đớn và khó chịu nhưng bệnh này không ảnh hưởng đến tính mạng. Đây là một bệnh lành tính.

Điều trị nhiệt miệng cũng rất đơn giản. Đa số trường hợp chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ mà không cần dùng thuốc. Một số ít trường hợp cần dùng thuốc và bổ sung vitamin, kẽm và các chất dinh dưỡng, theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh này có thể khỏi sau khoảng 2 tuần và không để lại di chứng.

Khác với nhiệt miệng, ung thư lưỡi là một bệnh ác tính. Tổn thương ban đầu có thể là một vết loét ở lưỡi, rất dễ nhầm với nhiệt miệng. Sau đó ung thư sẽ lan rộng và di căn tới các cơ quan trong có thể. Ung thư lưỡi thường được phát hiện muộn, một phần nguyên nhân do bị nhầm lẫn với nhiệt miệng.

Khi được phát hiện thì ung thư đã lan tràn và phá hủy nhiều cơ quan trong cơ thể. Người bệnh đã suy kiệt và rất khó điều trị. Nhưng nếu được phát hiện sớm, người bệnh có thể được điều trị bằng phẫu thuật, kết hợp hóa trị và xạ trị. Phát hiện bệnh sớm một ngày là tăng thêm một phần cơ hội sống sót của người bệnh.

Dấu hiệu khác biệt giữa nhiệt miệng và ung thư lưỡi.

 

Cách nhận biết và phân biệt

Nếu bị một vết loét ở lưỡi, làm thế nào để biết đó là nhiệt miệng hay ung thư lưỡi, hãy dựa vào những điểm khác nhau sau đây:

Các đặc điểm của vết loét: Nếu bị nhiệt miệng thì vết loét màu trắng hoặc vàng ở giữa, bờ màu đỏ. Kích thước dưới 1cm. Vết loét và xung quanh nó có thể sưng, nóng, đỏ, đau nhưng vẫn mềm mại.

Thường không chảy máu, không có mùi khó chịu. Ung thư lưỡi thì tổn thương có thể là vết loét, vết trợt, hoặc có khi là một u sùi ở lưỡi. Cũng có thể gặp vết loét nằm trên u sùi. Tổn thương màu đỏ xen lẫn trắng, vàng.

Có khi có màu đen do hoại tử. Nếu bạn có nhiệt miệng màu đen thì khả năng cao đó là ung thư. Tổn thương có thể đau hoặc không đau. Xung quanh vết loét chai cứng. Thường chảy máu và có mùi hôi, khó chịu.

Thời gian mắc bệnh: Nhiệt miệng thường sẽ khỏi sau 1-2 tuần. Bệnh có thể tái phát nhiều lần nhưng ở những vị trí khác nhau.

Tổn thương của ung thư lưỡi thường kéo dài nhiều tháng, có khi hàng năm. Đôi khi tổn thương lành lại rồi tái phát ở cùng một vị trí. Vì vậy, nếu bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi, thời gian trên 2 tuần, hoặc vết loét tái đi tái lại ở cùng vị trí, nên đến gặp bác sĩ để loại trừ ung thư.

Nổi hạch: Nổi hạch có thể là một triệu chứng của bệnh ung thư, nhưng nó cũng là triệu chứng báo hiệu cơ thể đang bị viêm nhiễm.

Nếu bạn bị nhiệt miệng nổi hạch góc hàm, nhiệt miệng nổi hạch cổ. Đây có thể là biểu hiện bạn bị nhiệt miệng nặng và nhiễm trùng, cần phải dùng kháng sinh. Hoặc có thể là biểu hiện của ung thư lưỡi. Dù sao, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị.

Các triệu chứng khác như: Ung thư lưỡi có thể gây các triệu chứng toàn thân (mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân, cơ thể suy kiệt, sốt kéo dài, nhai nuốt, nói chuyện và cử động lưỡi khó khăn. Còn nhiệt miệng thường không gây triệu chứng toàn thân nào. Đôi khi, nhiệt miệng nặng và nhiễm trùng có thể gây sốt nhưng sẽ khỏi khi được điều trị.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Mặc dù chúng ta đã biết cách phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi để phát hiện sớm bệnh ung thư. Nhưng cũng không thể lơ là việc phòng bệnh ung thư lưỡi ngay từ hôm nay.

Những việc có thể làm để phòng bệnh ung thư lưỡi là: Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng và đúng cách bằng bàn chải đánh răng và chỉ nha khoa mỗi ngày. Nên thay bàn chải răng 3 tháng 1 lần. Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế uống rượu là thói quen tốt bảo vệ khỏi bệnh ung thư lưỡi và các bệnh ung thư khác.

Nếu đang hút thuốc lá, thuốc lào, hãy dừng ngay. Luyện tập thể dục để kiểm soát cân nặng và tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp tránh khỏi bệnh ung thư. Nên ăn nhiều hoa quả, các loại rau màu xanh đậm như rau cải, súp lơ xanh, trà xanh, đậu nành và cà chua giúp phòng chống ung thư.

Hạn chế ăn các món chiên, nướng và thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, đồ muối, đồ hộp. Khám nha khoa thường xuyên mỗi năm 2 lần để phát hiện sớm ung thư lưỡi. Nên lấy cao răng định kỳ để giảm nguy cơ nhiễm trùng răng miệng, giúp phòng ngừa nhiệt miệng và ung thư lưỡi.

5 nguyên nhân chính khiến bạn bị sỏi thận, chớ coi thường!

Biết nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của sỏi thận có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát chúng.

Sỏi thận hình thành khi một số khoáng chất và muối trong nước tiểu kết lại với nhau thành các tinh thể. Khi kết tụ càng nhiều, các tinh thể trở nên lớn lên và biến thành sỏi.

Nếu nước tiểu đậm đặc, các khoáng chất và muối này có nhiều khả năng kết tụ lại với nhau.

Sau đây là 5 nguyên nhân chính gây ra sỏi thận, theo Insider.

1. Di truyền

Khoảng 40% người bị sỏi thận có tiền sử gia đình bị sỏi thận.

Nếu trong gia đình bạn có người bị sỏi thận, bạn cũng có nhiều nguy cơ bị sỏi thận. Nếu bạn từng bị sỏi thận, bạn sẽ có nhiều nguy cơ hình thành sỏi khác.

2. Không uống đủ nước mỗi ngày

Không uống đủ nước mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Những người sống ở vùng khí hậu khô, ấm và những người đổ mồ hôi nhiều có thể có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn những người khác.

Khoảng 38% người bị sỏi thận sống ở vùng có nhiệt độ và ánh nắng mặt trời cao hơn.

3. Chế độ ăn nhiều muối, đường và giàu đạm

Ăn một chế độ ăn giàu đạm, nhiều muối và đường có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Quá nhiều muối trong chế độ ăn sẽ làm tăng lượng canxi mà thận phải lọc và làm tăng đáng kể nguy cơ bị sỏi thận.

Theo tiến sĩ Johann Ingimarsson, bác sĩ chuyên khoa tiết niệu tại Trung tâm Y tế Maine (Mỹ), có đến 3/4 số người bị sỏi thận có thể kiểm soát bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, theo Insider.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem chế độ ăn uống nào là tốt nhất cho bạn.

4. Một số bệnh dẫn đến sỏi thận

Một số bệnh cũng có thể dẫn đến nguy cơ phát triển sỏi thận, bao gồm:

Bệnh tiểu đường

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí về tiết niệu của châu Âu – European Urology, người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị sỏi thận cao gấp 2 – 3 lần.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người có mức đường huyết trung bình A1C cao hơn 6,5%, có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn đến 92%. Những người mắc bệnh tiểu đường có nồng độ oxalat trong nước tiểu cao hơn, sẽ thúc đẩy hình thành sỏi thận dạng oxalat canxi.

Béo phì

Chỉ số khối cơ thể cao, vòng eo lớn và tăng cân đều làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Theo một đánh giá năm 2020, phụ nữ có chỉ số BMI cao có tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận tăng 1,3 lần so với phụ nữ có chỉ số BMI khỏe mạnh.

Bệnh viêm ruột và phẫu thuật

Phẫu thuật dạ dày, bệnh viêm ruột hoặc tiêu chảy mạn tính có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi và nước, làm tăng lượng chất tạo sỏi trong nước tiểu, theo Mayo Clinic.

Nghiên cứu cho thấy, khoảng 12 – 28% bệnh nhân viêm ruột có tỷ lệ mắc sỏi thận cao hơn mức bình quân.

Bệnh nhân viêm ruột có nhiều khả năng có nước tiểu có tính a xít, thúc đẩy hình thành sỏi thận dạng a xít uric.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu lặp đi lặp lại cũng có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

5. Một số loại thuốc

Một số chất bổ sung và thuốc, như vitamin C, thực phẩm chức năng, thuốc nhuận tràng – khi sử dụng quá mức, và thuốc kháng a xít, thuốc trị đau nửa đầu hoặc trầm cảm, có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận, theo Mayo Clinic.

Các triệu chứng của sỏi thận

Sỏi thận thường sẽ không gây ra triệu chứng cho đến khi nó bị mắc kẹt trong niệu quản, chặn dòng chảy của nước tiểu và làm cho thận sưng lên và niệu quản co thắt, có thể rất đau, theo Mayo Clinic.

Lúc đó sẽ có các triệu chứng sau:

• Đau dữ dội, đau nhói ở bên hông và lưng, dưới xương sườn, đau lan xuống bụng dưới và bẹn, đau từng cơn.

• Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu

• Nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc nâu

• Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi

• Lúc nào cũng muốn đi tiểu, đi tiểu thường xuyên hơn nhưng số lượng ít hơn

• Buồn nôn và ói mửa

• Sốt và ớn lạnh nếu bị nhiễm trùng

Đi cấp cứu ngay lập tức, nếu:

• Đau đến mức không thể chịu được
• Đau kèm theo buồn nôn và nôn
• Đau kèm theo sốt và ớn lạnh
• Có máu trong nước tiểu, theo Mayo Clinic.

 

5 dấu hiệu để nhận biết cơn đau thần kinh tọa

Đau lưng là vấn đề sức khỏe hay gặp, đặc biệt với người già. Trong một số trường hợp, cơn đau lưng đó thật ra là đau thần kinh tọa. Khi đau thần kinh tọa, người bệnh cần phải được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Đau thần kinh tọa là cơn đau gây ra do dây thần kinh tọa bị tổn thương, chèn ép hay viêm

Để phân biệt giữa đau lưng thông thường với đau thần kinh tọa, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

1. Cơn đau lan xuống chân

Đau thần kinh tọa là cơn đau gây ra do dây thần kinh tọa bị tổn thương, chèn ép hay viêm, The Healthy dẫn lời phó giáo sư Robert Gotlin, chuyên gia chấn thương chỉnh hình tại Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai (Mỹ).

Dây thần kinh tọa là một trong những dây thần kinh dài nhất của cơ thể, chạy từ lưng dưới xuống mông, chân đến bàn chân và các ngón chân. Do đó, một trong những điều khác biệt giữa đau lưng thông thường với đau thần kinh tọa là cơn đau sẽ lan xuống chân.

2. Đau ở một chân

Thông thường, đau thần kinh tọa chỉ xảy ra ở một chân. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh tọa bị tổn thương mà các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến cả hai chân.

Ví dụ, nếu cột sống bị chấn thương gây chèn ép dây thần kinh thì có thể bị đau cả hai chân. Nếu chấn thương tác động đến phần mông, chân ở một bên cơ thể thì cơn đau có thể chỉ xuất hiện bên đó.

3. Đau nặng hơn khi hắt hơi, ho, cười

Khi đau thần kinh tọa, bất kỳ hoạt động nào làm tăng áp lực lên dây thần kinh tọa đều có thể khiến cơn đau nặng hơn, ngay cả khi đó chỉ là những hoạt động rất nhỏ như hắt hơi, ho hay cười. Nếu là đau lưng thông thường thì hiện tượng này sẽ không xuất hiện.

Ngoài ra, ngồi lâu hay tư thế ngồi khi đại tiện cũng có thể tạo áp lực lên dây thần kinh tọa và làm cơn đau nặng hơn.

4. Hay để bóp tiền ở túi sau quần

Thói quen để bóp tiền, điện thoại ở tùi sau quần có thể gây chèn ép cơ hình lê, một nhóm cơ hẹp nằm sâu trong mông. Cơ hình lê lại nối liền với dây thần kinh tọa.

Qua thời gian, tình trạng này dẫn đến chèn ép dây thần kinh tọa và dẫn đến các triệu chứng của đau thần kinh tọa.

5. Đang bị thoát vị đĩa đệm

Đau thần kinh tọa thường được xem là một loại bệnh. Nhưng trong nhiều trường hợp, cơn đau này thật ra là triệu chứng của tình trạng dây thần kinh bị chèn ép hay chấn thương.

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là bị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể bị thoát vị một hay nhiều đĩa đệm nằm dọc theo cột sống. Bệnh thường xuất hiện ở người lớn tuổi vì qua thời gian, đĩa đệm cột sống sẽ bị lão hóa và dễ tổn thương hơn, theo The Healthy.