Chỉ cần ghi nhớ 7 điểm này sẽ không lo tăng huyết áp khi trời lạnh

Thời tiết lạnh khiến những người cao huyết áp gặp nhiều bất lợi, các mao mạch bị co lại do nhiệt độ thấp dẫn đến tăng huyết áp đột ngột. Giữ ấm cơ thể, không hút thuốc lá, rượu bia… là những điều cần thiết để hạn chế tăng huyết áp vào mùa lạnh.

1) Giữ ấm cơ thể giúp tránh tăng huyết áp

Thời tiết lạnh giá dễ khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, làm tăng áp lực máu lên đáng kể, điều này khiến huyết áp tăng lên đột ngột. Vì vậy cần phải giữ ấm cơ thể, mặc ấm, đeo găng tay, đeo tất để cơ thể không bị mất nhiệt và quá trình lưu thông máu được đảm bảo diễn ra bình thường.

Khi trời lạnh nên hạn chế tập thể dục vào sáng sớm, hạn chế tắm nước lạnh, không đột ngột xối nước vào cơ thể khi tắm nước nóng để tránh đột ngột thay đổi nhiệt.

2) Không hút thuốc lá giúp tránh tăng huyết áp

Kiên quyết nói không với thuốc lá. Nicotine trong thuốc lá khiến cho áp lực máu tăng lên nhanh chóng dẫn đến tăng huyết áp. Hãy nhớ tránh xa những nơi có khói thuốc lá.

3) Ăn uống khoa học giúp tránh tăng huyết áp

Một người trưởng thành nên duy trì chế độ ăn nhạt với khoảng 5 – 6 gam muối/ngày. Người bị tăng huyết áp nên ăn nhạt nhất có thể. Các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa… và giàu chất xơ như rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt cũng vô cùng cần thiết.

Không sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo, giàu cholesterol (tim, gan, óc, thận…); không sử dụng các thực phẩm nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn, quá nhiều đường…

4) Hạn chế rượu bia giúp tránh tăng huyết áp

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tăng huyết áp là bia rượu. Các mạch máu bị co hẹp lại dẫn đến nguy cơ vỡ động mạch. Hãy nhớ bia rượu không phải là thức uống giúp tăng nhiệt cho cơ thể.

5) Giữ tâm lý thoải mái giúp tránh tăng huyết áp

Các trạng thái cảm xúc như lo lắng, tức giận, căng thẳng… có thể ảnh hưởng đến tình trạng huyết áp. Hãy giữ cho mình một lối sống lành mạnh, thoải mái và thư giãn sẽ giúp cho tình trạng huyết áp cải thiện đáng kể.

6) Duy trì chế độ tập luyện giúp tránh tăng huyết áp

Chế độ luyện tập ổn định và được duy trì đều đặn sẽ rất quan trọng với người bị tăng huyết áp, khả năng chịu lạnh được nâng cao và huyết áp ổn định hơn. Hình thức luyện tập phù hợp, nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, dưỡng sinh, thái cực quyền, khí công là cần thiết. Khởi động kỹ trước kho tập, tập nơi kín gió, ấm áp là điều cần thiết. Không tập thể dục lúc sáng sớm, khi trời quá lạnh hay gió nhiều.

7) Tuân thủ đúng các chỉ định điều trị giúp tránh tăng huyết áp

Khám và uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ là điều quan trọng với bệnh nhân tăng huyết áp. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng, tự ý bỏ thuốc. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có bất kỳ sự thay đổi nào.

Những lưu ý vô cùng quan trọng trong mùa lạnh:

Thay đổi nhiệt độ đột ngột là nguyên nhân phổ biến dẫn đến các cơn tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… Nếu không thật sự cần thiết, nên tránh đi ra ngoài khi trời lạnh, nhất là ban đêm. Khi thức dậy, hãy từ từ ngồi dậy, mặc đủ ấm, mở cửa từ từ cho quen rồi mới bước ra ngoài.

Liên hệ ngay với các cơ sở y tế khi có các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, yếu chi, nói khó, đau tức ngực, mất vận động, mất thị lực thoáng qua…

Tràn dịch khớp gối có thể điều trị dứt điểm không?

1) Tràn dịch khớp gối là gì?

Chúng ta đã biết, các ổ khớp gối luôn chứa một lượng nhỏ chất dịch làm nhiệm vụ giảm ma sát, bôi trơn, cung cp dinh dưỡng cho sụn khớp giúp các khớp chuyển động nhịp nhàng, linh hoạt. Chất dịch đó còn được gọi là dịch khớp gối.  Khi lượng dịch này gia tăng quá mức cho phép, sẽ gây ra dư thừa và tích tụ lại xung quanh vùng  khớp gối dẫn đến đau nhc, sưng tấy gọi là tràn dịch khớp gối.

 

Gặp phải tình trạng này, chúng ta rất bị hạn chế trong vận đng và đi li, để lâu có thể dẫn đến hỏng khớp gối hoàn toàn. Vậy thì nguyên nhân do đâu?

2) Nguyên nhân tràn dịch khớp gối

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dịch khớp gối gia tăng quá mc, nhưng chủ yếu do ảnh hưởng trực tiếp từ chấn thương, biến chứng của bệnh khác hoặc do vận động quá sức.

– Chấn thương

– Vận động quá mức

– Nhiễm khuẩn khớp

– Thừa cân béo phì

– Các bệnh về khớp: viêm khớp gối, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, rối loạn đông máu, viêm bao hoạt dịch khớp gối

3) Phương pháp để phát hiện tràn dịch khớp gối

Các cách để phát hiện mình đang gặp phải tình trạng tràn dịch khớp gối không khó để nhận biết. Một số dấu hiệu người bệnh có thể dễ nhận ra như: Đau nhức khớp gối, cơn đau xuất hiện bất chợt không theo quy luật trong một thời gian, sau đó biến mất. Một dấu hiệu khác là sưng đỏ khớp gối hoặc gặp khó khăn trong gập gối, duỗi thẳng, vận động, di chuyển. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác: tê chân, cứng khớp, mất cảm giác chân…

Bên cạnh đó, một số xét nghiệm cũng giúp nhận diện mức độ bệnh chính xác hơn.

Chụp X- Quang: phương pháp này dùng để phát hiện  gãy xương, trật khớp, thoái hóa khớp hoặc bệnh lý u xương

Chụp MRI: phương pháp dùng để phát hiện những bất thường về xương, các phần vùng khớp bao gồm gân, dây chằng, sụn khớp.

Chọc hút dịch khớp gối: cách giúp xác định bản chất dịch trong khớp, chẩn đoán nguyên nhân bệnh

Đồng thời,  chúng ta cũng nên hoạt động vừa sức, tập luyện thể dục, duy trì cân nặng và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh và các bệnh xương khớp nói chung

4) Tràn dịch khớp gối có thể điều trị dứt điểm không

Đây là bnh không khó để chữa trị. Tuy nhiên người gặp phải tràn dịch khớp gối nếu không phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác, xử lý kịp thời sẽ để lại hậu quả khôn lường.

giai đoạn nhẹ, bệnh làm hạn chế khả năng vn đng. Giai đoạn nặng hơn, bệnh có thể gây ra xơ cứng khớp, dính khớp, dẫn đến phá hủy khớp do chọc hút dịch khớp nhiều lần gây nhiễm trùng.Biến chứngcuối cùng và cũng nặng nề nhất mà không ai mong muốn là bại liệt hoặc tàn phế.

5) Các cách điều trị tràn dịch khớp gối hiệu quả

Đ điều trị bệnh có một số cách phổ biến:

Điều trị xâm lấn: đây là cách các bác sĩ chọc hút dịch khớp gối ra ngoài, làm giảm lượng dịch. Nhưng sau một thời gian, dịch vẫn xuất hiện nhiều trở lại.

Sử dụng thuốc: các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hoặc thuốc corticosteroids được sử dụng trong trường hợp tràn dịch khớp gối nhẹ. Thuốc kháng sinh giúp kiểm soát mức độ nhiễm trùng, viêm hoặc sưng. Thuốc  corticosteroids có tác dụng giảm đau chỉ trong thời gian ngắn.

Thay khớp gối: Đối với các trường hợp khớp gối bị hư hỏng nặng thì phải thay mới khớp gối.

Vật lý trị liệu: điều trị bằng châm cứu, chườm ngải, tia hồng ngoại giúp giảm đau và chống xơ cứng, kích thích sự trao đổi chất.

Tự chăm sóc: Người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều, nên thường xuyên chườm đá và kê chân cao sẽ giúp giảm sưng viêm, tuần hoàn máu thuận lợi.

Bất kì bệnh nào khi gặp phải đều gây ra những ảnh hưởng không tốt. Bệnh có tác động không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà còn đối với bản thân người mắc bệnh đó có thể là biến chứng về sau.

Chính vì thế, nhiệm vụ của chúng ta là cần phải quan tâm, chăm sóc bản thân nhiều hơn. Hãy bỏ túi những cách phát hiện bệnh và các giải pháp điều trị. Ngay khi có thể tự nhận biết dấu hiệu bất thường về bệnh, hãy đến gặp các chuyên gia, bác sĩ để được khám và chẩn đoán sớm. Bởi vì tràn dịch khớp gối hoàn toàn có thể chữa khỏi, hà cớ gì chúng ta không tìm hiểu trước.

Liên hệ ngay đến các Bác sĩ/ Dược sĩ uy tín để được tư vấn miễn phí về tình trạng Sức Khoẻ của mình

 

Các bài viết liên quan:

5 triệu chứng chính chẩn đoán thoái hoá khớp gối theo ACR

Những bài tập thể dục phù hợp với người đau khớp gối

Người đau khớp gối có nên tập thể dục thể thao?

Con người sẽ trải qua 3 giai đoạn của đời người, sinh ra, trưởng thành tiếp đến là già đi.  Xương khớp cũng phát triển, thoái hóa theo tiến trình đó. Điều đáng lưu tâm,  những tổn thương của xương nếu không chăm sóc kĩ lưỡng, đặc biệt vùng khớp gối, sẽ gây ra ảnh hưởng xấu, có thể dẫn đến bệnh đau khớp gối. Đây không hẳn là bệnh khó điều trị, có thể dùng thuốc hoặc phương pháp trị liệu.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn mong muốn dùng những cách điều trị tại nhà, hiệu quả, dễ dàng nhất. Vì thể, một băn khoăn người mắc bệnh cũng đang tự hỏi nếu kết hợp sự tập luyện vận động các môn thể thao thì có được không và nếu được thì Đau khớp gối thì nên tập gì? Nếu bạn cũng đang gp khó khăn trong trả lời câu hỏi  trên thì bài viết này là dành cho bạn.

1) Đau khớp gối là gì?

Theo các chuyên gia, ở người cao tuổi bệnh đau khớp gối là một bệnh dễ bắt gặp và khó tránh khỏi. Đây là độ tuổi sự thoái hóa sụn khớp gối và xương dưới sụn diễn ra mạnh, các lớp sụn khớp theo thời gian bị thóa hóa dẫn đến các hiện tượng viêm khớp gối, sưng, giảm dịch xung quanh vùng khớp gối.

Nguyên nhân gây ra bệnh khớp khối chính là những ảnh hưởng trực tiếp từ sụn xương khớp gối, hoặc do bản thân người bệnh bị thương ở vùng gối trong quá trình hồi phục không chăm sóc cẩn thận cũng gây ra bệnh đau khớp gối. Cụ thể như là viêm, gãy xương, trật khớp gối, sụn bị rách, nhiễm trùng khớp, căng hoặc bong gân do chấn thương đầu gối, bệnh Osgood-Schlatter

Bệnh gây ra sự đau nhc, suy nhưc cho người mắc phải. Trong thời gian dài nếu không khắc phục, điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng di chuyn, đi lại.

Y học phát triển khiến cho phương pháp điều trị theo đông y và thuốc theo tây y giúp chữa trị đau khớp gối không khó để tìm. Bên cạnh việc dùng thuốc bổ sung canxi hoặc thực phẩm chức năng, tập thể dục đưc coi là phương pháp tốt, hữu hiệu giúp ngăn chặn và cải thiện tình trạng đau khớp gối và không gây ra tác dụng phụ.

Tuy nhiên, không phải bài tập nào cũng có thể áp dụng và tùy tiện luyện tập. Nếu lựa chọn không đúng môn thể thao, tập không đúng cách có thể khiến cho bệnh nặng hơn. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu người đau khớp gối nên tập gì. Từ đó, bn có cơ s để lựa chọn cho mình môn thể thao phù hợp.

2) Ngưi đau khớp phù hợp tập những môn thể thao nào?

Những môn thể thao vận động nhẹ nhàng, không dùng nhiều sức lực, không vận động mạnh sẽ là những lựa chọn tối ưu trong giảm tình trạng đau cũng như chữa trị bệnh:

2.1) Aerobic

Aerobic là một bài tập phối hợp các chuyển động chân, tay với nhau theo nhạc, có nhiều bài tập từ vận động nhẹ đến bài tập cần nhiều thể lực, thời gian.  Bạn nên lựa chọn những bài tập không dùng nhiều thể lực, thời lượng ngắn để dễ dàng tập và tránh vận động mạnh gây ra ảnh tổn thương lên vùng b đau. Aerobic thường sẽ bố trí tập theo nhóm, đây cũng là cơ hội bạn có thể gặp gỡ giao lưu, và học hỏi từ những người bạn của mình.

2.2) Đi b

Đi bộ là môn thể thao dễ thực hiện nhất, bạn không cần phòng tập, không cần ngưi hướng dẫn, không cần đu tư trang thiết bị để tập luyện. Đi bộ không chỉ cải thiện sức khỏe tim mạch, huyết áp cao mà còn gia tăng sự dẻo dai của cơ bp, xương cơ. Chỉ cần giành 15-30 phút mỗi ngày đi bộ, tình trạng đau khớp khối sẽ không còn là vấn đề.

2.3) Bơi lội

Bơi lội là bộ môn tiếp theo không thể không nhắc đến trong các môn thể thao giúp chữa trị bệnh đau khớp gối. Được coi là môn thể thao hoàn hảo cho sức khỏe, bơi lội dành riêng cho những người có sự hạn chế về khả năng mặt vận động, sức đẩy của nước giúp giảm bớt trọng lưng cơ thể, nhờ đó  giảm áp lực cho các khớp xương. Bên cnh đó, lượng máu được tăng cường huy động tới các vùng bị sưng viêm, giảm thiểu sự đau nhức do căn bệnh đau khớp gây ra.

2.4) Yoga

Không thể phủ nhận những lợi ích sức khỏe mà Yoga mang lại cho người tập luyện nó. Bởi lẽ bản thân Yoga là bộ môn mang đến sự đa dạng trong những động tác bất kể độ tuổi nào cũng tập được. Yoga có riêng những bài tập trị liệu bệnh đau khớp gối mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên kênh youtube.

Ngoài tập luyện các bộ môn thao bạn cũng nên chú ý đến yếu tố dinh dưỡng, thức ăn thu nạp trong các bữa ăn hàng ngày. Hãy lựa chọn cho mình bộ môn thể thao yêu thích và phù hợp, luyện tập thưng xuyên hơn sẽ không chỉ cải thiện sức khỏe, điều trị đau khớp gối mà còn giúp làm chậm quá trình lão hóa ở người có tuổi cao.

Qua bài viết, hy vọng câu hỏi đau khớp gối nên tập gì không còn là vấn đ đối nan giải đối với bạn.

Liên hệ ngay với Bác sĩ/ Dược sĩ uy tín để được tư vấn miễn phí về tình trạng Sức Khoẻ của mình nhé!

 

Các bài viết liên quan cùng chủ đề

Chẩn đoán hiệu quả với 5 triệu chứng chính của thoái hóa khớp gối

Tràn dịch khớp gối có thể điều trị dứt điểm không?

Ba phương thức điều trị Viêm đau khớp gối phổ biến nhất hiện nay

1) Đau khớp gối là gì?

Đau khớp gối là hiện tượng đau nhức, khó chịu có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác tại vùng trước đầu gối. Điều này gây ảnh hưởng vô cùng lớn tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bởi khớp gối là bộ phận quan trọng giúp chúng ta di chuyển, đi lại hàng ngày. Chúng ta có cảm nhận được đau khớp gối khi chạy bộ và trong sinh hoạt hàng ngày liên quan đến vấn đề đi lại.

2) Đau khớp gối do đâu?

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đau khớp gối là do các mô xương trong khớp gối không tiết được ra chất dịch nhầy, dịch nhờn bôi trơn cho khớp dẫn đến khô khớp, cứng khớp… Lâu ngày, khớp gối sẽ xuất hiện những ổ viêm, ổ sưng người ta gọi là Viêm khớp gối.

Nguyên nhân gián tiếp là do chúng ta vận động nhiều, mạnh trọng một khoảng thời gian ngắn; do tuổi tác hoặc do những chấn thương gây ra khi chúng ta làm việc hay vận động.

3) Đâu là cách trị Đau khớp gối – Viêm khớp gối hiệu quả nhất hiện nay?

Sử dụng thuốc:

Thuốc Tây là một trong những phương pháp điều trị thường thấy hiện nay, không chỉ tiện lợi mà thuốc Tây còn giúp giảm đau nhanh chóng.

Có những nhóm thuốc giúp giảm viêm, sưng và đau nhức khớp gối được xếp theo từng liều lượng và chức năng của nó như sau:

– Nhóm thuốc giảm đau thông thường paracetamol

– Thuốc kháng viêm giảm đau được sử dụng như các thuốc giảm đau thông thường không có hiệu quả với liều thấp trong thời gian ngắn như: Ibuprofen, diclofenac,meloxicam…

– Chất bảo vệ sụn khớp, ngăn ngừa quá trình thoái hóa và giúp giảm sưng khớp, bôi trơn cho khớp hoạt động linh hoạt bao gồm:

+ Glucosamin

+ Chondroitin

+ Diacerein

Thuốc tây có tác dụng giảm nhanh các cơn đau, giúp người bệnh có cảm giác không còn đau nhức khớp nữa sau mỗi lần uống thuốc. Thuốc tây đa phần được bào chế dưới dạng viên nén vì vậy người bệnh sẽ dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên thuốc tây vẫn tồn tại những điểm hạn chế như có tác dụng phụ, gây ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày, hệ thần kinh nếu lạm dụng thuốc chỉ để mục đích giảm đau. Nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều vì sẽ bị chứng “kháng thuốc” hoặc “bị nghiện thuốc Tây”. Người bệnh cần phải lưu ý khi dùng thuốc Tây và tốt nhất nên nên sử dụng theo liều lượng chỉ định của bác sĩ.

Vật lý trị liệu cho người bị đau nhức khớp gối

Đau khớp gối không chỉ uống thuốc, việc trị liệu bằng các bài tập giúp tăng sức mạnh của cơ hoặc sử dụng các loại máy móc, kỹ tiên tiến cũng để giảm đau, giảm tổn thương cũng là một cách tốt để điều trị. Trong đó phổ biến nhất là các kỹ thuật bằng tia laze, bằng máy cảm biến nhiệt…

Phẫu thuật chữa đau đầu gối

Có những trường hợp nặng, khi khớp gối bị biến dạng do chấn thương thì bác sĩ mới chỉ định phẫu thuật khớp gối. Các phương pháp phẫu thuật thường thấy như mổ khớp gối, cấy tế bào khớp gối, thay thế ổ khớp mới…

4) Đau khớp gối – Cách phòng ngừa tốt nhất:

Để không gặp phải đau mỏi khớp gối khi còn trẻ, mọi người hãy tiến hành phòng ngừa bệnh qua những cách đơn giản sau:

– Tránh ngồi quá lâu trong một tư thế, đặc biệt không ngồi ghế quá thấp và ngồi xổm quá lâu

– Tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, giúp xương khớp chắc khỏe hơn hạn chế được những rủi ro và nguyên nhân làm đau nhức khớp gối.

– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các chất canxi, glucosamine, vitamin… Ăn các loại gia vị như gừng, hành, tỏi… để giúp giảm đau khớp gối hiệu quả. Kết hợp thêm các loại hoa quả có màu xanh đậm và rau cải sẽ tốt cho người đau nhức khớp gối, giúp cải thiện và hạn chế tái phát bệnh.

– Sử dụng thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ và điều trị xương khớp. Trong đó chủ yếu chứa các thành phần glucosamin giúp tăng chất dịch nhầy bôi trơn cho khớp, canxi giúp xương khớp chắc khỏe… Sử dụng thực phẩm chức năng giúp phục hồi và tái tạo lại các mô xương sụn khớp bị tổn thương và ngăn quá trình thoái hóa khớp, giảm sưng khớp và tăng tuổi thọ cho xương.

– Khám sức khỏe định kỳ; nếu có triệu chứng của việc nhức khớp phải đi khám bác sĩ và thực hiện chăm sóc sức khỏe xương khớp tại nhà.

Liên hệ ngay đến các Bác sĩ/ Dược sĩ uy tín để được tư vấn về tình trạng Sức Khoẻ của mình nhé!

 

Các bài viết liên quan cùng chủ đề:

Chẩn đoán hiệu quả với 5 triệu chứng chính của thoái hóa khớp gối

Tràn dịch khớp gối có thể điều trị dứt điểm không?

Người đau khớp gối có nên tập thể dục thể thao?

Chẩn đoán hiệu quả với 5 triệu chứng chính của thoái hóa khớp gối

1 – Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hoá khớp gối xảy ra khi sụn khớp bị tổn thương, đi kèm là phản ứng viêm và lượng dịch khớp bị giảm sút do quá trình lớp sụn biến mất theo thời gian diễn ra nhanh hơn việc sụn khớp được tái tạo.

Đây được xem là căn bệnh khá phức tạp vì nó phát triển một cách âm thầm – làm người bệnh chủ quan về nó. Vì vậy, khi thấy các triệu chứng như đau mặt trước khớp gối, xuất hiện tiếng kêu lạo xạo khi gấp duỗi, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

2 – Dưới đây là 5 tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR:

(1) Có gai xương chèn trên các mô xương tại vị trí trước gối (trên phim chụp Xquang);

(2) Dịch khớp không được tiết ra hoặc tiết ra ít;

(3) Bệnh nhân là người trên 38 tuổi;

(4) Bệnh nhân có triệu chứng cứng khớp;

(5) Khi cử động khớp có tiếng kêu lạo xạo khi gập duỗi.

2.1 – Các triệu chứng của thoái hóa khớp gối

– Các cơn đau khớp tăng dần

Các dấu hiệu thoái hóa khớp gối ban đầu thường không xác định rõ và thường xảy ra đột ngột.

Bạn có thể cảm thấy có những cơn đau giật ở khớp gối vào buổi sáng hoặc khi không vận động một thời gian.

– Sưng hay viêm đầu gối

Một biểu hiện thường thấy đó là sưng. Điều này là do sự hình thành các gai xương hoặc chất nhờn ở đầu gối không được tiết ra để bôi trơn cho ổ khớp.

– Cứng khớp

Theo thời gian các khớp ngay đầu gối sẽ bị yếu dần. Điều này làm cho đầu gối của bạn cứng làm cho đầu gối khó cử động duỗi và gập.

– Nghe âm thanh lục cục trong đầu gối

Có tiếng kêu lục cục lạo xạo trong khớp đầu gối, nhất là khi bạn đi lên xuống cầu thang hoặc chạy bộ.

– Phạm vi chuyển động kém

Việc thoái hóa khớp gối có thể làm cho đầu gối ngày càng trở nên khó khăn khi vận động. Nó khiến bạn chỉ di chuyển trong 1 thời gian ngắn và không đứng được lâu, ngồi lâu đứng lên sẽ bị tê bì.

– Đầu gối bị biến dạng

Khi thoái hóa khớp gối nặng bạn có thể thấy khớp gối bị lệch và rất khó khi di chuyển, đặc biệt là động tác đứng lên ngồi xuống.

2.2 – Chẩn đoán bằng hình ảnh cho thoái hóa khớp gối:

Bệnh nhân có triệu chứng của thoái hóa khớp cần phải thực hiện một số siêu âm, chụp Xquang, chụp MRI… Qua các hình ảnh đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Chụp Xquang:

Khi chụp Xquang ta sẽ thấy sự thoái hóa khớp gối rõ rệt ở từng giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Xuất hiện các gai xương nằm chèn lên khớp;

– Giai đoạn 2: Thấy rõ các gai xương nằm trên ổ khớp gối;

– Giai đoạn 3: Khe khớp bị hẹp với kích thước nhỏ;

– Giai đoạn 4: Khe khớp bị hẹp với kích thước lớn, lan rộng.

Siêu âm khớp:

Qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể dễ dàng nhận biết được đầu khớp gối đang gặp phải vấn đề gì. Ví dụ như:

– Tràn dịch khớp;

– Gai xương;

– Hẹp khe khớp;

– Độ dày của sụn khớp;

– Những mảnh sụn bị vỡ còn lưu lại trong ổ khớp;

– Màng hoạt dịch khớp đang có nhiều hay ít dịch.

Hình ảnh MRI:

Hình ảnh MRI là một phương pháp cộng hưởng từ được dùng phổ biến hện nay để chẩn đoán các bệnh về khớp. Qua các hình ảnh được thấy trên màn hình, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát và phát hiện ra những tổn thương ở màng hoạt dịch, dây chằng và sụn khớp.

Nội soi khớp:

Đây là phương pháp giúp các bác sĩ quan sát rõ những tổn thương do thoái hóa của sụn khớp. Phương pháp này giúp bác sĩ đánh giá được mức độ thoái hóa của khớp gối cao và đảm bảo quá trình điều trị bệnh.

3 – Cách phòng ngừa thoái hóa khớp gối hiệu quả:

Duy trì cân nặng cân đối:

Giúp bảo vệ hệ xương khớp mà còn mang lại sự ổn định cho các bộ phận khác trong cơ thể, giúp phòng ngừa được các bệnh về tiểu đường, mỡ máu…

KHÔNG thực hiện những tư thế làm hại cho khớp:

Ngồi xổm hay đứng lâu sẽ làm cho khớp gối ảnh hưởng vì đó là những tư thế làm cho khớp gối bị đau nhức nặng nề hơn

Rèn luyện sức khỏe bằng những bài tập thể dục thể thao hàng ngày:

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn như bơi, yoga, gym, … để làm giãn các khớp cơ giúp xương cốt chắc khỏe hơn

Uống các loại sữa tốt cho xương:

Sữa Canxi và bổ sung vitamin D là những gì bạn cần để giúp xương duy trì độ khỏe khoắn. Ngoài ra, ăn nhiều các loại rau xanh và các loại đậu sẽ giúp chống lão hóa xương một cách tốt nhất

Thường xuyên thay đổi tư thế đứng ngồi để khớp linh hoạt:

Việc nằm lâu, đứng lâu hay ngồi quá lâu sẽ dẫn đến nhức mỏi và tê bì các khớp, dẫn đến mỗi buổi sáng tay chân có cảm giác bị tê và như kiến bò. Do đó cần thay đổi các tư thế đưng hoặc ngồi thường xuyên trong quá trình làm việc và sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Liên hệ ngay đến các Bác sĩ/ Dược sĩ uy tín để được tư vấn miễn phí về tình trạng Sức Khoẻ của mình!

 

Các bài viết liên quan cùng chủ đề:

Ba phương thức điều trị Viêm đau khớp gối phổ biến nhất hiện nay

Tràn dịch khớp gối có thể điều trị dứt điểm không?

Người đau khớp gối có nên tập thể dục thể thao?

Dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo bệnh u não

Bị động kinh, vụng về tay chân, ghi nhớ kém, buồn nôn không nguyên nhân… là dấu hiệu cảnh báo có thể bạn có khối u não.

Theo bác sĩ Võ Doãn Tiến, khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện quận Thủ Đức, u não có đủ hình dạng và kích cỡ. Triệu chứng cũng phụ thuộc vào vị trí của u, rất đa dạng.

Động kinh

Bất kể loại khối u là gì, co giật thường là một trong những dấu hiệu rắc rối đầu tiên. Kích thích từ khối u làm cho các tế bào thần kinh không kiểm soát được các dòng điện bắn ra và gây nên những cử động bất thường.

Giống như khối u, co giật có nhiều dạng. Bệnh nhân có thể bị co giật toàn thân, giật hoặc uốn cong giới hạn ở một chi hoặc một phần của khuôn mặt.

Vụng về

Nếu thấy mình vụng về trong việc sử dụng đồ vật, hoặc vật lộn với sự thăng bằng, sự loạng choạng trong dáng đi. Tay, chân hoặc bàn tay thiếu linh hoạt. Khó nói, nuốt hoặc thiếu kiểm soát biểu cảm khuôn mặt có thể là dấu hiệu của bệnh.

Bạn mất cảm giác ở một phần cơ thể hoặc khuôn mặt. Đặc biệt, nếu một khối u hình thành trên thân não, nơi kết nối với tủy sống, người bệnh thường bị mất cảm giác, gây tê bì, thiếu linh hoạt.

Thay đổi về trí nhớ hoặc suy nghĩ

Các khối u não có thể gây ra những thay đổi lớn trong hành vi hoặc tính cách của một người. Họ có nhiều khả năng gặp vấn đề trong việc ghi nhớ mọi thứ, cảm thấy bối rối hoặc chịu đựng kém trước những vấn đề cần phải suy nghĩ.

Buồn nôn

Khi cảm thấy buồn nôn, đặc biệt là nếu các triệu chứng đó kéo dài và không giải thích được, có thể là một dấu hiệu của một khối u.

Thay đổi tầm nhìn

Khối u có thể dẫn đến tầm nhìn mờ, nhìn đôi và mất thị lực. Người bệnh cũng có thể thấy các điểm nổi hoặc hình dạng khác nhau hoặc được gọi là “hào quang”.

Đau đầu

Đau đầu thường là dấu hiệu cua một khối u đã rất lớn, nhưng chúng thường không phải là một trong những triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Bác sĩ Tiến lưu ý phần lớn khối u não phát sinh ở những người không có yếu tố nguy cơ đã được cảnh báo. Trẻ em và người trên 60 tuổi có nhiều khả năng phát triển khối u hơn, nhưng mọi lứa tuổi đều vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Đối với các khối u lớn hoặc ác tính, phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, thuốc, xạ trị hoặc hóa trị.

“Không phải tất cả khối u não đều nghiêm trọng. Nhiều u nhỏ, lành tính, không cần điều trị, chỉ cần theo dõi sự tăng trưởng hoặc thay đổi của nó”, bác sĩ Tiến khẳng định.

Bác sĩ khuyến cáo, người có một số dấu hiệu trên, không nên tự suy diễn mình đã bị u não mà cần đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

 

Thư Anh – https://vnexpress.net/7-dau-hieu-canh-bao-u-nao-4225896.html

Bài tập Yoga chữa Đau Vai Gáy

Đau mỏi cổ vai gáy hay đau vai gáy là tình trạng dễ bắt gặp ở người thường xuyên phải ngồi liên tục trong nhiều giờ, ít vận động thay đổi tư thế hoặc ngồi sai tư thế khi làm việc. Nhân viên văn phòng là đối tượng gặp phải nhiều nhất, những người dùng điện thoại hay cúi xuống trong nhiều tiếng liền cũng dễ mắt phải. Cách chữa trị đơn giản, thuận tiện là tập các bài tập yoga. Kiên trì luyện tập đều đặn không chỉ giúp tình hình đau mỏi vai gáy trở nên khả quan hơn  mà còn giúp cải thiện chức năng xương khớp. Vậy những bài tập nào là phù hợp và thực sự tạo ra sự chuyển biến nhanh chóng nhất? 

1. Nguyên nhân gây ra bệnh đau vai gáy

Nguyên nhân gây đau vai gáy xuất phát từ chính những thói quen không tốt trong sinh hoạt, làm việc của chúng ta hoặc khi chúng ta ngủ nằm sai và giữ mãi một tư thế. Oxy khi đó sẽ không được cung cấp đủ cho tế bài cơ làm cho vùng cổ, bả vai, vai gáy đau nhức. 

Ngoài ra, ở người già do ảnh hưởng của quá trình thoái hóa, sự suy giảm các chức năng của hệ thống xương khớp và sự lưu thông máu trong cơ cũng là nguyên nhân gây đau vai gáy. Bệnh này cũng có thể gặp phải ở người trẻ tuổi do thói quen lười vận động và tính chất công việc. Những người làm công việc văn phòng, lái xe, lao động nặng cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh

Bên cạnh đó, bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra đau mỏi vai gáy cho những người mắc phải. Một số bệnh lý khác cũng có tác động không tốt lên tình trạng bệnh như: rối loạn chức năng thần kinh, co thắt cơ cột sống vùng cổ, rách gân cơ chóp xoay trong khớp vai, khớp bả vai lồng ngực bị rối loạn, viêm co rút bao khớp vai… 

Đau mỏi cổ vai gáy hay đau vai gáy là tình trạng dễ bắt gặp ở người thường xuyên phải ngồi liên tục trong nhiều giờ, ít vận động thay đổi tư thế hoặc ngồi sai tư thế khi làm việc. Nhân viên văn phòng là đối tượng gặp phải nhiều nhất, những người dùng điện thoại hay cúi xuống trong nhiều tiếng liền cũng dễ mắt phải. 

Ngoài ra, ở người già do ảnh hưởng của quá trình thoái hóa, sự suy giảm các chức năng của hệ thống xương khớp và sự lưu thông máu trong cơ cũng là nguyên nhân gây đau vai gáy. Bệnh này cũng có thể gặp phải ở người trẻ tuổi do thói quen lười vận động và tính chất công việc. Những người làm công việc văn phòng, lái xe, lao động nặng cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh

Bên cạnh đó, bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra đau mỏi vai gáy cho những người mắc phải. Một số bệnh lý khác cũng có tác động không tốt lên tình trạng bệnh như: rối loạn chức năng thần kinh, co thắt cơ cột sống vùng cổ, rách gân cơ chóp xoay trong khớp vai, khớp bả vai lồng ngực bị rối loạn, viêm co rút bao khớp vai… 

Cách chữa trị đơn giản, thuận tiện là tập các bài tập yoga. Kiên trì luyện tập đều đặn không chỉ giúp tình hình đau mỏi vai gáy trở nên khả quan hơn  mà còn giúp cải thiện chức năng xương khớp. Vậy những bài tập nào là phù hợp và thực sự tạo ra sự chuyển biến nhanh chóng nhất?

2. Các bài tập yoga cải thiện chứng đau vai gáy hiệu quả

  2.1. Căng duỗi phần cơ hai bên cổ

   Bài tập đòi hỏi sự khéo léo và kiên trì của người tập thì mới đạt hiệu quả cao nhất.

 

Thực hiện: 

  • Tư thế chuẩn bị bạn có thể ngồi trên ghế hoặc ngồi bệt xuống sàn
  • Lấy bàn tay phải đặt lên đỉnh đầu sau đó nhẹ nhàng kéo sang bên phải
  • Lưu ý luôn giữ lưng thẳng, hai vai thả lỏng. 
  • Giữ nguyên tư thế từ 30 – 40 giây, quay trở lại vị trí ban đầu
  • Thực hiện tương tự động tác với bên còn lại

 2.2. Tư thế em bé

 Bài tập này tác động đến phân Hông, Đùi, Mắt cá chân, lưng, cổ và vai giúp cải thiện tình trạng đau vai gáy rất tốt. Khi tập bạn cần đảm bảo bụng ko bị bận rộn vì tiêu hóa thức ăn. Đây cũng là bài yoga có thể được thực hiện bất cứ khi nào bạn cần nghỉ ngơi, hoặc giữa các tư thế, bạn cần điều hòa lại hơi thở.

 

  • Ngồi xuống sàn, hai chân gập lại sau đó ngồi lên gót chân
  • Kéo dài cột sống của bạn sau đó đưa hai tay thẳng ra trước mặt, ôm lấy hông để gập về phía trước dễ dàng
  • Giữ cánh tay của bạn mở rộng trước mặt hoặc bạn có thể chồng tay và tựa đầu lên chúng. Điều này có thể giúp giảm căng thẳng, đau đầu.
  • Hít thở sâu và tập trung vào việc buông bỏ mọi căng thẳng hoặc căng cứng mà bạn đang giữ trong cơ thể
  • Nghỉ ngơi trong tư thế này trong vài phút rồi kết thúc

 2.3 Căng duỗi cơ hình thang

 Bài tập này có tác động đến cả cổ và vai gáy.

 

Cách thực hiện:

  • Tư thế bắt đầu, đưa cánh tay phải của bạn ra phía sau
  • Sử dụng tay trái bắt lấy tay phải sau đó kéo nhẹ về bên phía chân trái
  • Đồng thời nghiêng đầu về phía bên trái, 
  • Giữ nguyên tư thế đó trong vòng 20 giây
  • Thực hiện tương tự động tác này với bên còn lại

 2.4. Tư thế sợi chỉ xâu qua kim

 Đây là bài Yoga giải quyết tình trạng căng cơ ở khu vực giữa xương bả vai giúp giảm đau vùng vai, đau vai gáy. Nên thực hiện các động tác trong bài một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển 

 

  • Thực hiện đặt đầu gối và bàn tay chạm sàn như tư thế cái bàn
  • Sau đó giữ nguyên bàn tay phải trên sàn. Đồng thời luồn cánh tay trái qua khe hở giữa đầu gối và tay phải. Chú ý, vai trái chạm sàn, lòng bàn tay trái ngửa. 
  • Vươn tay phải ra khỏi mặt. Mặt hướng thẳng lên trần nhà.
  • Giữ nguyên tư thế của hai đầu gối và nhấc mông cao.
  • Duy trì tư thế từ 30-40 giây
  • Thực hiện tương tự động tác này với bên còn lại

 2.5. Tư thế mặt bò

 Bài tập này thực sự dành riêng cho những người bị hội chứng ống cổ tay với tình trạng tê đau ở bàn tay và cổ tay. Tư thế mặt bò đem lại lợi ích cho không chỉ riêng vai mà còn  những cơ xung quanh vùng vai, tạo cảm giác thoải mái khi luyện tập

 

Cách thực hiện:

  • Ngồi thoải mái, chắc chắn trên sàn, lưng thẳng, thả lỏng 2 tay
  • Gập hai chân sao cho hai chân chạm mông
  • Hít vào chậm rãi, đưa cùi hướng lên trên, luồn tay phải ra sau lưng và gập khuỷu tay lại, hướng lên trên. 
  • Tay trái đưa lên cao, uốn cong bắt lấy tay phải, cùi chỏ hướng xuống mặt sàn
  • Thở ra, hai bàn tay nắm lại, thẳng lưng
  • Hít thở đều, duy trì tư thế trong 1 phút
  • Thực hiện tương tự động tác này với bên còn lại

 2.6.Tư thế cây cung

 Tư thế cây cung là bài tập tác động lên xương sống, giúp kích hoạt dây thần kinh cột sống, tăng tuần hoàn máu. Ngoài ra bài tập còn giúp giãn mở cơ hoành, cơ vai, khớp vai giúp cải thiện tình trạng đau vai gáy.

 

  • Tại tư thế bắt đầu: nằm sấp trên sàn, hai tay chống trên sàn song song với thân mình. Thở ra, co gối, mang gót gần mông.
  • Đưa hai cánh tay về sau, tay nắm lấy cổ chân
  • Hít vào, nhất gót chân ra, đồng thời nâng đùi khỏi sàn. Đưa vai ra xa tai. Mắt nhìn về trước.
  • Với bài tập này, hơi thở sẽ rất khó khăn. Hít thở sâu hơn phần ngực
  • Duy trì tư thế từ 20 – 30 giây
  • Thực hiện tư thê  này với khoảng 1 – 2 lần

 2.7. Tư thế con mèo

 Tư thế con mèo là tư thế có tác động trực tiếp lên vùng lưng và vai gáy, giúp kéo giãn cột sống, làm dịu những cơn đau cổ vai gáy

 

Cách thực hiện:

  • Tư thế bắt đầu: đặt hai tay và đầu gối xuống sàn như tư thế cái bàn
  • Hít sâu và hạ thấp bụng dần xuống phía sàn đồng thời ưỡn ngực ra phía trước, đầu ngẩng lên.
  • Từ từ thở ra, hóp bụng, cúi đầu xuống, uốn cong lưng hướng lên phía trên trần nhà và siết chặt cơ mông.
  • Trở lại tư thế ban đầu
  • Thực hiện tương tự động tác này lặp lại 10 lần

 2. 8. Tư thế rắn hổ mang 

 Bài tập này giúp giảm rõ rệt sự chèn ép những dây thần kinh ở cột sống cổ

 

Cách thực hiện:

  • Tại tư thế bắt đầu: Nằm sấp trên tấm thảm tập yoga hoặc trên sàn nhà, 2 chân duỗi thẳng khép sát vào nhau phần mặt trên của bàn chân, đầu gối, đùi, xương chậu và bàn tay đều nằm trên thảm.
  • Co 2 tay lại, khu vực từ khuỷu tay đến bàn tay chống xuống sàn đỡ toàn bộ phần cơ thể phía trên lên cao.
  • Ưỡn ngực căng hết cỡ, uốn cong lưng mặt hướng về phía trước. Cố gắng giữ cho bụng luôn áp sát với sàn.
  • Duy trì tư thế này trong ít nhất 15 giây kết hợp hít thở sâu, đều đặn 4-5 nhịp thở
  • Thả lỏng cơ thể
  • Thực hiện tương tự động tác này lặp lại

Chúng ta không thể phủ nhận rằng vai trò to lớn mà Yoga mang đến cho sức khỏe người tập luyện. Nó không đòi hỏi yêu cầu chuẩn bị cao và phù hợp cho mọi đối tượng. Các bài tập Yoga được giới thiệu trên là những bài tập tiêu biểu nhất, rất tốt cho quá trình điều trị chứng đau vai gáy. Hãy dành thời gian tập luyện thường xuyên và đều đặn. Bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được sự khỏe mạnh trở lại của vùng cơ vai, vùng cổ. Bên cạnh đó, các vùng hông, mông, đùi cũng trở nên săn chắc, máu cũng được lưu thông dễ dàng hơn.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận, Tiết niệu?

Bệnh sỏi thận nếu phát hiện sớm sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Dưới đây là NHỮNG dấu hiệu điển hình để nhận biết căn bệnh này.

 

Nguồn: Sức Khoẻ & Đời Sốnghttps://www.youtube.com/watch?v=G7GcGzeJDfw

Một số điểm cần biết về tình trạng tăng mỡ máu

Bài viết được viết bởi Bác sĩ cao cấp, Bác sĩ chuyên khoa II Đoàn Dư Đạt – Trưởng đơn nguyên khám bệnh, Khoa khám bệnh và Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Thường có nhiều nguyên nhân gây nên tăng mỡ máu, chủ yếu do lối sống sinh hoạt và ăn uống không phù hợp gây tổn hại đến sức khoẻ và làm giảm hiệu quả chuyển hoá lipid trong máu.

Thông thường nhóm thành lập lên mỡ máu bao gồm các thành phần chính sau:

  • Cholesterol toàn phần, bình thường < 5.2 mmol/L.
  • Triglycerid bình thường < 1,7 mmol/L.
  • LDL (Low Density Lipoprotein) – Cholesterol (loại cholesterol xấu), bình thường < 3.4 mmol/L.
  • HDL (High Density Lipoprotein) – Cholesterol (loại cholesterol tốt), bình thường > 1,03 mmol/L.

Thường mỡ máu cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp cho sự phát triển của tế bào trong cơ thể con người.

1. Tăng mỡ máu là tình trạng như thế nào?

Là tình trạng loạn mỡ máu hay còn gọi là rối loạn lipid máu, hay máu nhiễm mỡ, là khi có một hoặc nhiều trong số các thành phần sau trong máu bị thay đổi:

  • Cholesterol toàn phần tăng hơn bình thường.

Rối loạn mỡ máu có nguy cơ mắc bệnh mạch vành

 

  • Triglycerid tăng hơn bình thường.
  • LDL (Low Density Lipoprotein) – Cholesterol tăng hơn bình thường.
  • HDL (High Density Lipoprotein) – Cholesterol giảm hơn bình thường.

Mỡ máu trong cơ thể con người được hình thành bởi 2 nguồn:

  • Tự cơ thể sản xuất ra và thay đổi theo tuổi.
  • Nguồn cung cấp từ ngoài vào như qua thức ăn giàu mỡ, hoặc một số thuốc hay chất nào đó gây tăng mỡ máu.

Rối loạn mỡ máu có thể dẫn tới các vấn đề tim mạch như bệnh mạch vànhtăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,… và hàng loạt vấn đề ở các cơ quan khác có thể tử vong.

Có thể điểm lại một số nguyên nhân xuất phát từ lối sống gây nên tình trạng máu nhiễm mỡ:

  • Lười vận động, thừa cân, béo phì.
  • Hút thuốc lá. Uống rượu bia.
  • Ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất béo, nhất là mỡ động vật.
  • Một nguyên nhân khác quan trọng đó là do di truyền: đây là một nguyên nhân liên quan đến vấn đề gen và đột biến. Nguyên nhân này gây nên các vấn đề trong chuyển hoá cholesterol, nhất là nhóm LDL.

Ngoài ra các nguyên nhân khác cũng tác động vào quá trình làm tăng mỡ máu như biến chứng của các bệnh: đái tháo đường, suy thận, suy gan, bệnh nhiễm trùng, hội chứng Cushingviêm ruột,…

Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc lợi niệu, thuốc an thần,… cũng có nguy cơ làm rối loạn chuyển hóa lipid, tăng lượng mỡ trong máu.

2. Hậu quả của nó ra sao?

Xơ vữa động mạch

Vấn đề được người bệnh quan tâm nhất là, mỡ máu cao ảnh hưởng gì tới cơ thể, và mỡ máu có nguy hiểm không. Thực tế, mỡ là nguồn cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể, vậy nên mỡ là chất rất cần thiết. Nếu lượng mỡ trong máu ở mức bình thường, không gây hại cho cơ thể. Chỉ khi lượng mỡ trong máu cao, rối loạn mỡ máu mới gây ra các biến chứng sau:

  • Xơ vữa động mạch là biến chứng thường gặp nhất. Khi có quá nhiều Cholesterol “xấu” trong máu, nó sẽ từ từ lắng đọng vào thành các mạch máu. Cùng với một số chất khác, nó hình thành mảng xơ vữa động mạch.

Hậu quả gây ra:

+ Các mảng xơ vữa làm lòng mạch bị hẹp dần hoặc tắc hoàn toàn một cách từ từ. Lòng mạch máu bị hẹp dẫn đến giảm lượng máu nuôi dưỡng cơ quan mạn tính, có thể gây suy tim, thiếu máu não, đặc biệt là nhồi máu cơ tim đe dọa tính mạng con người…

+ Các mảng xơ vữa bong ra và theo dòng máu tới các cơ quan, gây tắc mạch máu ở các cơ quan này. Nếu tắc mạch vành gây nhồi máu cơ tim. Tắc mạch não gây nhồi máu não (đột quỵ não), đây là nguyên nhân gây tử vong đột ngột, nhanh chóng. hoặc tắc mạch chi, mạch tạng….

Triglycerid tăng cao dẫn tới gan nhiễm mỡ. Về lâu dài, gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển thành viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Triglycerid tăng cao trong thời gian dài còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Triglyceride quá cao, trên 11,3mmol/L có thể gây viêm tụy cấptụy hoại tử. Đây là bệnh điều trị rất khó khăn, nguy cơ tử vong cao.

3. Phòng tránh và khống chế nó như thế nào?

Sử dụng thuốc hạ mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ

 

Khi bạn đã được bác sĩ chẩn đoán tăng mỡ máu, bạn muốn khống chế nó và phòng tránh những biến chứng của bệnh này, điều quan trọng là thay đổi lối sống và điều trị bằng thuốc hạ mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ. Bạn nên cần tuân thủ như sau:

  • Điều quan trọng hàng đầu là điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt. Cần tránh hoặc giảm ăn mỡ động vật, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật (gan, lòng, dồi…), các loại pho-mai, sữa nguyên kem… Tăng cường ăn hoa quả tươi, rau, và các loại ngũ cốc. Lượng tinh bột chiếm khoảng 55 – 60 % khẩu phần. Chế độ ăn này cần được duy trì thường xuyên trong thời gian dài.
  • Với những bệnh nhân thừa cân, béo phì cần giảm cân nặng bằng cách giảm khẩu phần ăn hàng ngày, và tập thể dục. Tăng cường luyện tập thể lực hợp lý, hoặc đi bộ, vận động ít nhất 40 phút/ngày đều đặn hàng ngày, để giảm cân sao cho BMI đạt từ 18.5 – 23 kg/m2.
  • Tập thể dục hàng ngày giúp giảm cân nặng, tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể, giúp bệnh nhân yêu đời,vui vẻ hơn. Tập thể dục còn giúp giảm lượng Cholesterol “xấu” và làm tăng lượng Cholesterol “tốt”. Điều này vô cùng có lợi cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu.
  • Nên bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu vì nó ảnh hưởng xấu tới tình trạng rối loạn mỡ máu và gây hại tới các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Cần tuân thủ điều trị thuốc theo đơn của bác sĩ. Không nên tự ý tăng liều thuốc hoặc bỏ uống thuốc. Điều trị rối loạn mỡ máu cần kiên trì trong thời gian dài. Ngay cả khi có dùng thuốc, người bệnh cũng phải điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt.
  • Cần báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường, khó chịu nào trong khi đang dùng thuốc. Bởi thuốc điều trị rối loạn mỡ máu cũng có những tác dụng không mong muốn, mặc dù tỷ lệ hiếm.
  • Người bệnh nên theo dõi chỉ số mỡ máu thường xuyên, khoảng 6-8 tuần một lần. Nên khám định kỳ để kịp thời phát hiện các biến chứng của bệnh và điều trị sớm.
  • Nên tránh căng thẳng, tránh các suy nghĩ bi quan. Một thái độ sống thoải mái, vui vẻ, lạc quan góp phần rất lớn vào điều trị bệnh.

4. Khi được chỉ định dùng thuốc hạ mỡ máu

Thuốc simvastatin (zocor) thuộc nhóm statin

Thông thường bạn hay được bác sĩ cho dùng thuốc hạ mỡ máu nhóm statin ( Crestor, Lipitor..), hay fibrate (Lipanthyl..):

  • Thuốc ức chế men HMG-CoA reductase (nhóm statin): Bao gồm simvastatin (zocor), lovastatin, pravastatin, fluvastatin, atorvastatin (lipitor). Các thuốc này ức chế hoạt hóa men HMG-CoA Reductase làm giảm hoạt động tổng hợp cholesterol trong tế bào gan và tăng hoạt hóa thụ thể LDL, do đó làm giảm LDL-C trong máu. Tuy nhiên khi dùng thuốc người bệnh có thể gặp: khó tiêu, ỉa chảy, táo bón, buồn nôn, đau bụng, đau đầu, mất ngủ. Không nên dùng statin cho bệnh nhân bị bệnh gan đang tiến triển, đau cơ, viêm đa cơ

Chú ý: hiện nay thuốc liprobay (cerivastatin) đã phải rút khỏi thị trường do tác dụng phụ nguy hiểm gây tiêu cơ vân khi dùng cùng với các fibrat.

  • Các dẫn xuất fibrat (acid fibric): Bao gồm gemfibrozil (lopid), clofibrat (lipavlon), fenofibrat (lipanthyl, tricor), bezafibrat (benzalip). Tác dụng phụ có thể gặp là sưng phù mặt, đau bụng, buồn nôn, đau đầu, mẩn ngứa…

Bạn cần chú ý tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, sau khi dùng được 1 tháng đầu tiên cần phải đi kiểm tra lại đặc biệt kiểm tra xem cá ảnh hưởng về gan và cơ vân không? Trong thời gian uống thuốc nếu thấy bất thường cần ngừng thuốc và thông báo lại cho bác sỹ biết

10 dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh ung thư

Ung thư đang trở thành gánh nặng của toàn cầu khi số người mắc mới và số người tử vong ngày càng tăng lên. Trong khi đó bệnh nhân đều phát hiện khi bệnh đã muộn.

Nhận ra những triệu chứng của các căn bệnh ung thư là rất quan trọng bởi cơ hội chữa khỏi sẽ tăng lên khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm. 

Đây là 10 dấu hiệu cảnh báo ung thư, khuyến cáo nếu có những dấu hiệu này bạn nên đi kiểm tra sức khỏe sớm.