‘Điểm mặt’ những nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong gan vượt quá 5%. Gan nhiễm mỡ là bệnh lý về gan thường gặp nhất nên nhiều người chủ quan và cho rằng đây là bệnh lành tính không nguy hiểm.

Tuy nhiên, có đến 25-30% trường hợp gan nhiễm mỡ có thể tiến triển thành viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

Đâu là nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ?

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ như: dùng nhiều bia rượu, chất béo, đồ ngọt, thực phẩm “bẩn”, hóa dược (hóa trị, sử dụng thuốc kháng viêm…), thừa cân, mắc bệnh tiểu đường, tăng lipid máu. Ngoài ra, những người giảm cân quá mức, thiếu chất dinh dưỡng cũng làm tăng khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý thường gặp nhưng tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng

Qua thời gian, dưới sự tác động của nhiều yếu tố, lượng mỡ trong gan sẽ ngày một tăng. Gan nhiễm mỡ phát triển theo cấp độ tăng dần. Nếu không có giải pháp ngăn chặn sự gia tăng các mô mỡ trong gan sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Thông tin từ Hội thảo Bệnh gan Quốc tế 2015 cho thấy, 1/4 trường hợp gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ và xơ gan. Ngoài ra, gần 30% trường hợp ung thư gan có liên quan đến viêm gan nhiễm mỡ.

Cơ chế hình thành bệnh gan nhiễm mỡ – Kiến thức không phải ai cũng biết

Dựa vào nguyên nhân, gan nhiễm mỡ được phân làm 2 nhóm bệnh là gan nhiễm mỡ do rượu bia và gan nhiễm mỡ không do rượu bia. Tất cả các cơ chế hình thành gan nhiễm mỡ đều có sự “tham gia” quyết định của một loại tế bào mang tên Kupffer (nằm ở xoang gan). Cụ thể, khi tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố độc hại như rượu bia, độc chất, hay các biến chứng từ các bệnh lý… sẽ sản sinh các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin-8…, trong đó TNF-α được xem là yếu tố chính gây mỡ hóa tế bào gan và Interleukin-8 làm tăng hoạt hóa bạch cầu đa nhân trung tính và dẫn đến viêm gan nhiễm mỡ.
Cụ thể:
Gan nhiễm mỡ do bia rượu: Chất cồn trong bia rượu sẽ làm gia tăng việc tiêu hủy lipid ở các mô ngoại biên và gia tăng lượng a xít béo tự do từ mô mỡ đến gan, vì vậy tăng tích lũy triglyceride tại gan. Cụ thể, chất cồn khiến tế bào Kupffer hoạt động quá mức, làm gián đoạn quá trình ô xy hóa a xít béo, từ đó làm tăng tích lũy chất béo ở gan. Mặt khác, chất cồn còn thúc đẩy chuyển dịch các độc tố, vi khuẩn từ ruột vào gan lại tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer quá mức, làm sản sinh các chất gây viêm, tăng sản xuất các gốc tự do, thúc đẩy quá trình chết tự nhiên của tế bào gan. Ngoài ra, các chất gây viêm còn làm tăng hoạt hóa bạch cầu đa nhân trung tính dẫn đến gan nhiễm mỡ.

90% người thường xuyên uống rượu bia bị gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ không do bia rượu: Thường khởi phát từ hội chứng rối loạn chuyển hóa (béo phì, tiểu đường, đề kháng insulin, tăng lipid máu…) hoặc do lối sống thiếu khoa học (ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất ngọt…) dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid do tăng tải a xít béo đến gan và các mô, gây ứ đọng nhiều chất béo và glycogen ở gan. Khi đó, tế bào Kupffer ban đầu có mục đích để phản ứng lại, giúp ly giải chất béo nhưng vì phóng thích quá nhiều chất gây viêm nên khiến gan bị tổn thương và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ.

Giải pháp khoa học trong phòng và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị gan nhiễm mỡ. Do đó, để phòng ngừa và kiểm soát bệnh hiệu quả cần tác động đúng căn nguyên và cơ chế gây bệnh. Với việc phát hiện vai trò quan trọng của tế bào Kupffer, giải pháp tốt nhất được các nhà khoa học đưa ra là kiểm soát tế bào này hoạt động ở ngưỡng an toàn, không cho sản sinh các chất gây viêm hại gan để dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh từ gốc.

Tinh chất Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer

Gần đây, nhờ ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra công thức đột phá chứa tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên có tác dụng đặc hiệu lên tế bào Kupffer, giúp kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer. Nghiên cứu cho thấy, sử dụng Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát tế bào Kupffer, chỉ sau 24 giờ làm giảm trên 50% các chất gây viêm. Nhờ đó, hạn chế quá trình mỡ hóa tế bào gan, cải thiện hiệu quả bệnh nhiễm mỡ và ngăn chặn diễn tiến thành viêm gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan.
Ngoài ra, để kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ, cần lưu ý kiểm soát các yếu tố liên quan tới hội chứng chuyển hóa đi kèm như béo phì, đái tháo đường, tăng lipid máu… Người bị gan nhiễm mỡ nên kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, tăng cường vận động, duy trì chế độ dinh dưỡng theo khoa học, không sử dụng bia rượu, thuốc lá.

Viêm gan C nguy hiểm thế nào?

Viêm gan C dẫn tới xơ gan và ung thư gan nhưng chưa có vaccine phòng ngừa, trong khi bệnh không có triệu chứng đặc biệt.

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do Hepatitis C virus (HCV) gây nên. Viêm gan C chia thành hai giai đoạn: cấp tính và mạn tính. Khoảng thời gian ngắn, thường là 6 tháng, sau khi nhiễm virus được gọi là giai đoạn cấp của bệnh. Nếu virus vẫn tồn tại trên 6 tháng sau khi nhiễm bệnh, bạn đã bị viêm gan C mạn tính.

Tổ chức Y Tế thế giới ước tính khoảng 170 triệu người toàn cầu mắc viêm gan C, trong khi HIV có khoảng 40 triệu. Mỗi năm ghi nhận 3 đến 4 triệu ca mắc mới.

Bác sĩ Vũ Đình Huy, nguyên Trưởng Khoa Nội, Bệnh viện Bưu điện, Hà Nội, cho biết bệnh lây truyền qua đường máu và các chế phẩm của máu có nhiễm virus, quan hệ tình dục không an toàn gây tổn thương chảy máu, truyền từ mẹ sang con, dùng kim tiêm không an toàn. Ngoài ra virus cũng có thể lây truyền qua dụng cụ trong một số thủ thuật như châm cứu, xăm hình.

Viên gan C có thời kỳ ủ bệnh khá dài, khoảng hai tháng. Hầu hết trường hợp viêm gan C cấp tính ít có triệu chứng đặc biệt, người bệnh mệt mỏi, nhức đầu giống cảm cúm. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chán ăn, đau tức vùng hạ sườn phải (vùng gan), kèm theo đau, có thể vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu.

Người bị viêm gan C mạn tính cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu, đau cơ hay đau khớp, lo lắng, chán nản. Hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng. Thậm chí tình trạng không có triệu chứng kéo dài nhiều năm trong khi virus vẫn tiếp tục sinh sôi ở gan. Chúng gây viêm gan và tăng nồng độ của nhiều men gan (AST và ALT) có thể đo được trong máu. Kết quả, tổn thương gan (gọi là xơ hóa) có thể lan rộng dẫn đến xơ gan.

Khi xơ gan, mô xơ xâm lấn mô gan bình thường, làm hỏng những chức năng gan như tiêu hóa và giải độc. Nếu không điều trị, xơ gan sẽ dẫn đến những biến chứng nặng và ung thư gan.

Bệnh nhân viêm gan C có thời gian tiến triển bệnh khác nhau và không thể dự đoán được chính xác. Nhiều người thay đổi ít sau 20-30 năm, trong khi nhiều người tiến triển xơ gan sau 10 năm hay ngắn hơn. Những yếu tố có thể làm bệnh tiến triển nhanh hơn như tuổi tác, chế độ ăn uống, hút thuốc, tiểu đường, đồng nhiễm virus viêm gan B (HBV) hay HIV.

Ngoài ảnh hưởng đến chức năng gan, gây xơ gan, ung thư gan, virus viêm gan C còn tác động đến các bộ phận khác trong cơ thể. Bệnh ở giai đoạn xơ gan có thể làm giảm tiểu cầu dẫn đến dễ chảy máu, giảm bạch cầu nên dễ nhiễm trùng.

Khi nhiễm virus viêm gan C, cơ thể hình thành kháng thể để chống lại. Chính kháng thể này tạo ra những phản ứng ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể như thận, tổn thương dây thần kinh, đau khớp, da mẩn đỏ, loét. Viêm gan C cũng làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh khác bao gồm đái tháo đường, trầm cảm…

Viêm gan C lây truyền qua đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con qua nhau thai. Ảnh: Verywell Health

Bác sĩ Huy cho biết điều trị viêm gan C chủ yếu là thuốc uống, không phải tiêm, hiệu quả rất cao và rất ít tác dụng phụ, chi phí vừa phải.

Ở giai đoạn cấp tính, người bệnh có khả năng tự hồi phục nếu cơ thể sản sinh đủ lượng kháng thể chống lại virus. Tuy nhiên “những trường hợp này không nhiều”. Bác sĩ khuyến cáo nên xét nghiệm sàng lọc để phát hiện và điều trị cho khỏi hẳn.

Nếu bệnh đã tiến triển xơ gan, chế độ ăn uống theo bác sĩ hướng dẫn, chủ yếu dùng đạm dễ tiêu như đậu hũ, đậu nành, hạn chế muối, kiêng hẳn rượu bia.

Bệnh chưa có vaccine phòng ngừa. Giảm nguy cơ lây nhiễm viêm gan C bằng cách không dùng chung kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo, kìm bấm móng… hoặc bất cứ thứ gì có thể dính máu. Nên xỏ khuyên, xăm mình, châm cứu… tại những cơ sở uy tín với dụng cụ bảo đảm vô trùng.

Sinh hoạt tình dục an toàn, sử dụng bao cao su và vệ sinh các dụng cụ tình dục. Trước khi mang thai, nên đến bệnh viện kiểm tra xem có bị viêm gan C mạn tính hay không để chữa trước khi mang thai.

Chiều 5/10, giải Nobel Y Sinh 2020 đã được trao cho ba nhà khoa học người Mỹ và Anh, do thành tựu phát hiện virus viêm gan C. Phát hiện này tạo tiền đề chế ra các bộ xét nghiệm máu tìm virus thuốc kháng virus, góp phần cứu sống hàng triệu người.

10 lý do Bạn nên giải độc cơ thể thường xuyên

Lúc bạn cảm thấy người bứt rứt, mệt mỏi hoặc bị táo bón chính là thời điểm cần chú ý đến việc giải độc cho cơ thể. Giải độc nghe có vẻ to tát, thực ra rất đơn giản, chỉ là cách hiệu quả để tống khứ độc tố và tạp chất ra khỏi cơ thể.

 

Đây là 10 lý do bạn nên giải độc cơ thể thường xuyên

1) Làm sạch ruột già

2) Tăng cường hệ thống miễn dịch

3) Giúp có làn da sáng

4) Hỗ trợ giảm cân

5) Phục hồi năng lượng

6) Làm chậm quá trình lão hoá

7) Xây dựng lối sống lành mạnh

8) Đẩy mạnh hấp thu dinh dưỡng

9) Ngăn ngừa bệnh tật

10) Giúp bạn có tinh thần thoải mái

Có nhiều cách giải độc cơ thể như: uống thật nhiều nước, ăn các loại thực phẩm có tác dụng đào thải độc tố, xông hơi, tạo thói quen đi ngoài ít nhất 1 lần/ ngày hoặc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ thải độc cơ thể…

Gửi tin nhắn hoặc liên hệ đến hotline 215-755-5100 để được tư vấn miễn phí bởi Dược sĩ Trissie Diễm Nguyễn

3 tình trạng xấu khi ngủ cho thấy gan của bạn không được khoẻ

Gan là cơ quan chịu chức năng quan trọng trong việc chuyển hóa, giải độc cơ thể. Để nhận biết sức khỏe vùng gan, bạn chỉ cần xem mình có gặp phải 1 trong 3 tình trạng dưới đây khi ngủ hay không nhé!

 

1) Hay bị mất ngủ, dễ thức giấc lúc nửa đêm

Có nhiều người hay gặp phải tình trạng ngủ chập chờn, thậm chí còn thức trắng hết đêm, hễ có động là sẽ tỉnh giấc ngay. Đây là dấu hiệu cho thấy gan đang bốc hỏa, ảnh hưởng đến dây thần kinh tự chủ trên bề mặt gan nên khiến người bệnh thường xuyên bị mất ngủ về đêm, thường từ 1h – 3h sáng.

2) Nghiến răng khi ngủ

Bình thường khi ngủ có hiện tượng nói mơ hoặc là nghiến răng, thực chất là do gan trong cơ thể đang “bốc hỏa”, dẫn đến việc cơ thể không thể nghỉ ngơi tốt, gan càng tăng nhiệt thì càng hay bị mê sảng, nói mơ.

3) Bị chuột rút bắp chân

Có 3 lý do sẽ khiến bắp chân bị chuột rút khi ngủ. Đầu tiên là do thiếu oxy cung cấp cho máu do lipid trong máu cao, thứ hai là do thiếu canxi và thứ 3 có liên quan đến vấn đề về gan.

Khi chức năng gan suy yếu thì chất độc trong cơ thể tích tụ, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến gân cốt cơ thể một cách tự nhiên. Hậu quả là bạn sẽ gặp phải tình trạng chuột rút bắp chân khi ngủ dai dẳng.

Gửi tin nhắn hoặc liên hệ đến hotline 215-755-5100 để được Tư vấn miễn phí bởi Dược sĩ Trissie Diễm Nguyễn

Những lầm tưởng về giải độc gan

Nhiều người cho rằng sử dụng thực phẩm chức năng giúp giải độc và chữa lành tổn thương gan. Quan điểm này có chính xác?

Gan là hệ thống chính của cơ thể giúp đào thải độc tố, làm sạch máu và chuyển hóa chất dinh dưỡng. Giải độc, nâng cao chức năng gan là thói quen cần được duy trì để cơ thể khỏe mạnh.

Tuy nhiên, theo TS Tinsay Woreta của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), những lầm tưởng dưới đây khiến việc giải độc gan không mang lại hiệu quả.

Dùng thực phẩm chức năng sẽ bảo vệ gan?

Nhiều sản phẩm giải độc gan được bày bán quảng cáo trên thị trường. Tuy nhiên, TS Tinsay Woreta cảnh báo nhiều loại không do FDA quản lý và cấp phép. Bà Woreta lo ngại chất lượng của chúng vì chưa được thử nghiệm lâm sàng đầy đủ.

Ngoài ra, sử dụng thực phẩm chức năng sai cách cũng là con dao hai lưỡi gây ảnh hưởng tới gan. Do đó, TS Tinsay Woreta khuyến cáo chúng ta nên cẩn trọng và tìm hiểu đầy đủ về các thực phẩm chức năng, tránh “tiền mất tật mang”.

Để gan hoạt động tốt, chúng ta có thể giải độc qua chế độ ăn uống lành mạnh. Ảnh: Healthline.

Giải độc giúp điều chỉnh những tổn thương gan?

Theo TS Woreta, một số người bị tổn thương gan (viêm, xơ…) cho rằng giải độc sẽ giúp lấy lại chức năng cho gan. Nhưng quan niệm này không chính xác. Với những người đã mắc bệnh, làm sạch gan chỉ giúp hạn chế diễn biến nặng, chúng ta cần điều trị bằng các phương pháp được y học khuyến cáo.

Ngoài ra, bạn nên tiêm chủng viêm gan A, B, ngừng uống rượu để gan có cơ hội phục hồi. Đây là cơ quan có khả năng tái tạo và tự chữa lành sau tổn thương. Với bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, cách tốt nhất là giảm cân, loại bỏ mỡ thừa trong cơ thể.

Béo phì không làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan?

TS Woreta khẳng định béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ, nhiều bệnh lý nền nguy hiểm khác cũng xuất phát từ nguyên nhân này. Chất béo, mỡ thừa trong gan có thể gây viêm, hình thành các khối xơ hóa. Xơ gan nếu không điều trị có nguy cơ hình thành khối u ác tính gây ung thư.

Bên cạnh những lầm tưởng trên, chúng ta nên lắng nghe cơ thể. Khi gan có vấn đề, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu, vàng da, mụn nhọt, mẩn ngứa…

Ngoài ra, từ 23h đến 5h là thời gian các túi mật, gan, phổi tích cực hoạt động. Độc tố được loại bỏ hiệu quả nhất cho cả 3 bộ phận này khi con người đang chìm vào giấc ngủ sâu. Do đó, nhiều chuyên gia khuyên bạn nên đi ngủ trước 23h.

Bệnh về gan không thể phòng ngừa?

Hiện nay, số ca mắc bệnh về gan tăng nhanh và có xu hướng trẻ hóa. Điều này khiến một số người lầm tưởng xơ gan, viêm gan không thể phòng ngừa. Trái lại, TS Tinsay Woreta cho hay nếu duy trì lối sống lành mạnh, bạn sẽ có lá gan khỏe, cơ thể dẻo dai. Dưới đây là những lời khuyên nhằm tránh các bệnh về gan của TS Tinsay Woreta.

Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích: Theo định lượng, nam giới không nên uống nhiều hơn 3 ly rượu/ngày, nữ giới không vượt quá 2 ly/ngày. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ mắc xơ gan, viêm gan, ung thư gan do rượu bia.

Duy trì cân nặng: Chỉ số BMI của người khỏe mạnh ở mức 18-25. Để duy trì con số này, bạn nên ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, tập thể dục thường xuyên. Lối sống lành mạnh còn giúp hạn chế phát triển bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Ngoài ra, bệnh viêm gan do virus có thể lây nhiễm qua các hành vi như sử dụng ma túy, quan hệ tình dục không an toàn. Viêm gan thường phát triển âm thầm trong nhiều năm, nên bạn cần kiểm tra chức năng gan và khám tổng quát thường xuyên.